Thấm thía khát vọng bình dị mà cao đẹp của người lao động từ Hồn Trương Ba

Từ đoạn trích "Hồn Trương Ba, da hàng thịt" cũng như nhân vật Trương Ba, ta học được gì về khát vọng bình dị mà cao đẹp của người lao động?

Chi Nguyễn
Chi Nguyễn 11/04
Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

"Hồn Trương Ba, da hàng thịt" của tác giả Lưu Quang Vũ là một tác phẩm vô cùng ấn tượng, với hình tượng nghệ thuật đặc sắc. Từ nỗi đau phải sống trong nghịch cảnh tạm bợ, trái với tự nhiên nhưng không bị tha hóa mà ta thấu hiểu được khát vọng bình dị mà cao đẹp của người lao động. 

Dàn ý phân tích nhân vật Trương Ba

* Hồn Trương Ba trong nghịch cảnh trú nhờ vào xác hàng thịt nên đã dần đổi tính, sống khác mình, sống trong dằn vặt đau đớn.

Trương Ba vốn là người lao động nhưng thích những trò chơi thanh cao, trí tuệ và là một tay cao cờ đã bị chết một cách vô lý. Nam Tào sửa sai đã đẩy Trương Ba vào một nghịch cảnh: linh hồn phải trú nhờ vào thể xác của kẻ khác kẻ có lối sống trái ngược với mình.

- Do phải sống nhờ xác anh hàng thịt, hồn Trương Ba đã đổi khác: uống nhiều rượu, ham bán thịt, không còn mặn mà với những trò chơi trí tuệ nữa, nước cờ không còn thanh cao, khoáng đạt.

- Đau đớn nhất với Trương Ba là không được sống hòa hợp với người thân như trước nữa vì Trương Ba đã dần nhiễm cái tầm thường của xác anh đồ tể. Tất cả mọi người đều buồn trước sự tha hóa của Trương Ba.

+ Vợ buồn bã, đau khổ nhưng bản tính vị tha nên định nhường Trương Ba cho cô vợ hàng thịt.

+ Con dâu thấu hiểu hoàn cảnh của bố cũng chỉ biết thông cảm và xót thương thôi.

+ Cháu nội ngây thơ, trong sáng thì phản ứng quyết liệt.

tham-thia-khat-vong-binh-di-cua-nguoi-lao-dong-tu-hon-truong-ba

- Trương Ba còn khổ sở hơn nhiều vì ông ý thức được sự thay đổi của mình không chỉ làm mình khổ sở mà còn làm cho người thân đau khổ mà không thể giải quyết.

* Hồn Trương Ba với cuộc đấu tranh tuyệt vọng với xác hàng thịt để thoát khỏi cảnh sống thô phàm.

- Linh hồn nhân hậu trong sạch, bản tính ngay thẳng của Trương Ba xưa kia, nay phải sống gá lắp nên không sai khiến được xác hàng thịt thô phàm mà còn bị nó điều khiển.

- Ý thức được điều đó, linh hồn Trương Ba đau khổ quyết định tách ra khỏi hàng thịt để sống độc lập nhưng tất cả những cố gắng đều vô ích.

- Trương Ba đã nổi giận, đã khinh bỉ, đã mắng mỏ xác hàng thịt hèn hạ nhưng cũng thấm thía nghịch cảnh của mình nên đành nhập trở vào xác hàng thịt trong tuyệt vọng.

* Hồn Trương Ba - con người lao động luôn hướng tới khát vọng bình dị mà cao đẹp được sống trọn vẹn, thanh cao bên người thân.

- Hồn Trương Ba phải nhập trở lại vào xác anh hàng thịt nhưng linh hồn ấy vẫn không cam chịu sống trong thân xác phàm tục.

- Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba với Đế Thích đã thể hiện rõ khao khát cao đẹp của con người.

+ Nỗi khao khát cháy bỏng của hồn Trương Ba là “bên trong một ngoài một nẻo. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn”.

+ Trương Ba đã đề nghị hãy làm cho hồn anh hàng thịt được sống lại.

+ Cuộc đời dài phía trước do Đế Thích sắp đặt khi hồn Trương Ba nhập vào xác cu Tị cũng không được Trương Ba chấp nhận vì không muốn trở nên “thảm hại, đáng ghét như kẻ tham lam… hưởng thụ lộc trời! Vô lý lắm!”.

+ Trương Ba đã đề nghị: ông hãy đưa hồn cu Tị về nhập vào xác nó.

+ Với mình Trương Ba muốn: Tôi không nhập vào xác ai nữa! Tôi đã chết rồi, hãy để cho tôi chết hẳn!.. .Tôi cảm thấy mình lại là Trương Ba thật rồi.

Khát vọng chính đáng cao đẹp của hồn Trương Ba chính là kết quả của cuộc đấu tranh chống lại sự dung tục, giả tạo để được sống toàn vẹn với mình, là mình.

Gợi ý phân tích nhân vật Trương Ba

Lưu Quang Vũ là người nghệ sĩ đa tài, không chỉ viết văn, làm thơ mà Lưu Quang Vũ còn là nhà soạn kịch tài năng bậc nhất của nền văn học nghệ thuật Việt Nam. Trong những tác phẩm kịch của mình, Lưu Quang Vũ thường hướng đến những vấn đề xã hội nóng bỏng, qua đó thể hiện những quan niệm sâu sắc về đời người, kiếp người.Trong đó tác phẩm “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” là vở kịch nổi tiếng nhất khi bàn đến bi kịch của con người khi phải sống bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo.

Vở kịch xoay quanh nhân vật trung tâm là Trương Ba, vì sự tắc trách của Nam Tào, Bắc Đẩu nên Trương Ba bị chết oan, để sửa sai Nam Tào đã nghe theo lời khuyên của Đế Thích, để cho hồn Trương ba nhập vào xác người hàng thịt. Tuy nhiên, từ lúc sống nương nhờ trong thân xác của người hàng thịt, Trương Ba phải đối mặt với bao bi kịch cay đắng.

tham-thia-khat-vong-binh-di-cua-nguoi-lao-dong-tu-hon-truong-ba

Trước hết, bi kịch của Trương Ba là bi kịch bị tha hóa. Trương Ba vốn là người làm vườn hiền lành, tốt bụng có lối sống trong sạch nhưng từ khi sống trong xác của anh hàng thịt Trương Ba dần thay đổi, dần trở nên bạo lực, ham vật chất và có những cảm xúc không đúng đắn khi ở bên vợ người hàng thịt “tay chân run rẩy”, “hơi thở nóng rực”, “cổ nghẹn lại”… Cũng có lúc vì quá tức giận mà Trương Ba đã mượn sức của người hàng thịt để đánh con trai đến “tóe máu mồm máu mũi”.

Trương Ba cảm thấy đau khổ hơn khi ông tự ý thức được sự thay đổi của bản thân và tự cảm thấy xấu hổ. Trương Ba dần trở nên tha hóa vì phải sống trong môi trường xô bồ, bát nháo, nhiều thị phi của người hàng thịt, mặt khác tuy chỉ là thể xác âm u đui mù nhưng xác người hàng thịt lại có tính cách, nhu cầu riêng và có sức mạnh để chi phối Trương Ba thực hiện những nhu cầu đó cho mình.

Trong cuộc đối thoại với xác người hàng thịt, Trương Ba đã vô cùng đau đớn khi phải sống cuộc sống không phải của mình “ Không. Không! Tôi không muốn sống như thế nào mãi! Tôi chán cái chỗ ở không phải cho tôi lắm rồi”. Đó là sự day dứt, đau khổ của một con người bị tha hóa và nhận thức được sự tha hóa của chính mình.

Bi kịch của Hồn Trương Ba được đẩy lên đỉnh điểm trong cuộc đối thoại với xác người hàng thịt và với những người thân. Đó là bi kịch của con người bị từ chối. Trước những thay đổi nhanh của Trương Ba, người vợ của ông đã vô cùng buồn bã và muốn bỏ đi để mặc Trương Ba với mối quan hệ không rõ ràng với vợ người hàng thịt “ông đâu còn là ông đâu, đâu còn là ông Trương Ba làm vườn ngày xưa”.

Cái Gái, người cháu luôn yêu thương Trương Ba cũng kiên quyết chối bỏ người ông hiện giờ xuất hiện trước mặt nó, tâm hồn giản đơn của đứa trẻ cũng nhận biết những sự thay đổi từ Trương Ba, bởi người ông hiền dịu, quan tâm trước đây của nó không có đôi bàn tay giết lợn, bàn chân to bè như cái xẻng cùng những hành động vụng về làm gãy chồi non của cây sâm quý mới ươm hay làm gãy chiếc diều của cu Tị. Thậm chí cái Tị còn gọi Trương Ba là lão đồ tể, xua đuổi Trương Ba với thái độ quyết liệt “ Ông xấu lắm, ác lắm. Cút đi! Lão đồ tể, cút đi”.

Chị con dâu là người hiểu và kính trọng Trương Ba nhất cũng không tránh khỏi những thất vọng khi thấy thầy mỗi ngày một khác đi, dù biết thầy của bây giờ khổ hơn xưa nhiều lắm nhưng trước cảnh gia đình sắp tan hoang chị con dâu đã không giấu được sự thất vọng khi … mỗi ngày thầy một đổi khác dần, mất mát dần, tất cả cứ như lệch lạc, nhòa mờ dần đi, đến nỗi có lúc chính con cũng không nhận ra thầy nữa…”

tham-thia-khat-vong-binh-di-cua-nguoi-lao-dong-tu-hon-truong-ba

Bác Trưởng Hoạt cũng không muốn chơi cờ với Trương Ba nữa vì nếu trước đây nước cờ của Trương ba thoáng đạt, linh hoạt thì giờ đây nước cờ của Trương Ba cũng ti tiện như chính con người của anh hàng thịt. Trước sự thất vọng, từ chối của người thân, Trương Ba vô cùng đau khổ và mong muốn thoát khỏi hoàn cảnh trớ trêu của thực tại vì không muốn sống bên ngoài một đằng, bên trong một nẻo.

Bi kịch của Trương Ba còn là bi kịch của con người không được sống là mình, phải sống bên ngoài một đằng, bên trong một nẻo. Được tiếp tục sống bên cạnh những người thương yêu nhưng Trương Ba phải thực hiện trách nhiệm của người hàng thịt với công việc giết lợn, bán thịt hàng ngày. Không những thế, xác người hàng thịt có sức mạnh có thể chi phối hành động, suy nghĩ của Trương Ba khiến cho ông sống không được là mình, dần đánh mất đi những phẩm chất tốt đẹp và làm cho những người thân xung quanh thất vọng, buồn bã.

Đến cuối cùng, Trương Ba đã lựa chọn cái chết để được sống là mình toàn vẹn, nhường cơ hội sống của mình cho xác người hàng thịt, trả lại cho vợ của anh ta người hàng thịt hoàn chỉnh, mang cơ hội sống đến cho cu Tị còn bản thân tạm biệt người thân, gia đình để được là mình, bảo vệ được những giá trị tốt đẹp.

Thông qua cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác người hàng thịt tác giả Lưu Quang Vũ đã đặt ra mối trăn trở về quan hệ giữa thể xác và linh hồn, giữa nhu cầu vật chất và tinh thần bên trong một con người. Sự sống rất quý giá nhưng sống là mình, sống theo những giá trị tốt đẹp mà mình theo đuổi còn quý giá hơn. Để hạnh phúc con người cần dung hòa được những nhu cầu về vật chất và tinh thần.

Tổng hợp

Xem thêm: Áng văn chương sâu sắc về câu nói: "Nếu ví tác phẩm văn học như một hạt ngọc tròn trặn..."

Đọc thêm

Khi bạn rơi vào tình cảnh chỉ còn 2 phút hết giờ mà chưa kịp viết kết bài thì hãy vận dụng 1 trong 3 công thức dưới đây nhé.

3 kết bài cứu nguy, 'thao túng' tâm lý giám khảo
0 Bình luận

Áng thơ của Xuân Quỳnh nhẹ nhàng đi vào tâm trí người đọc, lưu lại bao thổn thức. Dưới đây là một số dòng viết cho Sóng và Xuân Quỳnh có thể bạn sẽ thích. 

Một số dòng viết cho Sóng và Xuân Quỳnh, có thể bạn thích
0 Bình luận

Tiểu kết là một phần quan trọng khi làm bài thi, vì thế các bạn học sinh đừng bỏ qua nhé!

Độc - lạ tiểu kết ngữ văn 12 vận dụng lý luận văn học
0 Bình luận

Tin liên quan

Sống đẹp là cụm từ mà người ta thường xuyên nghe thấy, cũng hay bảo ban nhau nên làm thế, nhưng thực tế thì ít ai làm được.

Sống đẹp là gì: Ai cũng nghe, ai cũng biết, nhưng mấy ai làm được?
0 Bình luận

Từ xưa đến nay, đạo hiếu luôn được chú trọng, thể hiện qua nhiều văn thơ, ca dao, tục ngữ,... Câu nói Khi cha mẹ còn sống, cuộc sống có cội nguồn' là một minh chứng.

Phận làm con cả đời nhất nhất không được quên câu nói này: 'Khi cha mẹ còn sống, cuộc sống có cội nguồn'
0 Bình luận

Nhiều năm qua, bà mẹ đơn thân 35 tuổi này đã trở thành gương mặt thân quen của hàng loạt hoạt động tình nguyện, từ thiện ở Nghệ An.

Mẹ đơn thân say mê làm từ thiện, có hơn 10 lần hiến máu nhân đạo
0 Bình luận


Bài mới

Gợi ý 10 mẫu mở bài Chí Phèo thức tỉnh, mời bạn cùng tham khảo!

Trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, quá trình thức tỉnh của Chí Phèo chính là đoạn thể hiện rõ nét giá trị nhân đạo và ý nghĩa nhân văn. Hãy cùng tham khảo 10 mở bài cho phân đoạn này nhé.

Bắt trend nghị luận xã hội về 'lối sống thư giãn'

Lối sống thư giãn "Chill guy" đang là cụm từ được tìm kiếm rất nhiều trên mạng xã, hãy cùng tham khảo một bài NLXH về lối sống này nhé!

LLVH: 'Đọc thơ, cảm được âm điệu, xem như đã nhập được vào cái hồn thơ...'

Bằng những hiểu biết về Thơ mới đã được học hãy bình luận ý kiến: "Đọc thơ, cảm được âm điệu...".

Hé lộ cách chuyển ý mượt mà trong bài NLXH

Nếu bạn chưa biết cách chuyển ý từ đoạn văn này sang đoạn văn khác thì đừng bỏ qua bài viết này nhé. Lưu ngay lại để vận dụng!

Gợi ý viết nghị luận văn học 200 chữ về thơ

Nghị luận văn học 200 chữ về thơ không khó viết, song bạn cần phải biết được phương pháp để có bài viết chuẩn chỉ và hấp dẫn nhất. Hãy cùng tham khảo nhé!

Chí Phèo và bi kịch khi bị cự tuyệt quyền làm người

Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người đó là sự mâu thuẫn giữa khát vọng quay trở lại làm một con người, khát khao được đối xử như một con người nhưng không được của Chí Phèo.

Cuộc đời Lão Hạc chồng chất bi kịch: Bi kịch làm cha và bi kịch làm người

Phân tích truyện ngắn Lão Hạc để làm rõ nhận định: Cuộc đời lão Hạc chồng chất những bi kịch: bi kịch làm cha và bi kịch làm người.

10 cách kết bài cho mọi đề NLXH của HSG

Viết kết bài trở nên đơn giản hơn nếu bạn biết vận dụng những cách làm dưới đây. Cùng tham khảo nhé!

Gợi ý kết bài cho mọi dạng so sánh hai tác phẩm văn học

Nếu bạn còn đang loay hoay không biết kết bài cho dạng đề so sánh như thế nào thì đừng bỏ qua bài viết gợi ý dưới đây nhé!

Gợi ý cách trả lời câu hỏi đọc hiểu để đạt điểm tối đa

Đọc hiểu là phần kiến thức quan trọng giúp các bạn học sinh dễ dàng "ăn điểm". Tuy nhiên, để trả lời chính xác cũng cần có phương pháp khoa học.

Gợi ý cách từng đoạn trong bài văn phân tích

Nếu bạn đang loay hoay không biết viết bài văn phân tích thế nào thì đây sẽ là gợi ý hữu ích dành cho bạn.

Gợi ý 7 mở bài áp dụng cho lý luận văn học

Hãy cùng tham khảo 7 mở bài dưới đây để đúc rút ra kinh nghiệm, kỹ năng cho chính bản thân mình khi viết mở bài lý luận văn học nhé!

Khi 'triết lý sống' của các quốc gia đi vào NLXH

Bạn biết không, mỗi quốc gia trên thế giới sẽ có những triết lý sống độc đáo, mang ý nghĩa đặc biệt riêng. Hãy cùng tìm hiểu để áp dụng cho bài NLXH của mình nhé.

Ưu điểm và nhược điểm của các nhân vật trong văn chương

Nhân vật văn chương thường phản ánh sâu sắc tính cách nhân loại. Vậy nên các nhân vật được xây dựng với nhiều nét ưu - nhược để phù hợp với hoàn cảnh, thời đại.

Tóm tắt quá trình thức tỉnh của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên

Quá trình thức tỉnh của Chí Phèo là nội dung được khắc họa rõ nét nhất, phản ánh tội ác của xã hội phong kiến xưa. Qua đó thể hiện ý nghĩa nhân văn sâu sắc về khát vọng sống tốt đẹp của con người.

Phân tích nhân vật Thị Nở để làm rõ quan điểm 'công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...'

Giải thích ý kiến: "Công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...". Hãy phân tích nhân vật Thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao để làm rõ ý kiến trên. 

Đề xuất