3 kết bài cứu nguy, "thao túng" tâm lý giám khảo

Khi bạn rơi vào tình cảnh chỉ còn 2 phút hết giờ mà chưa kịp viết kết bài thì hãy vận dụng 1 trong 3 công thức dưới đây nhé.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

3 CÔNG THỨC KẾT BÀI CỨU NGUY

Công thức kết bài 1

Trên cánh đồng chữ nghĩa, [nhà văn A] đã gieo những hạt vàng của đời sống vào [tác phẩm B] mang đến từng hạt ngọc quý báu cho những kẻ tri âm và sự kết tinh kỳ diệu về cả giá trị nội dung lẫn nghệ thuật đặc biệt là trong [giai đoạn CC].

Công thức kết bài 2

Khép lại những trang văn, người đọc không khỏi nhớ nhung trước những gì [nhà văn A] đã gửi gắm nơi [tác phẩm B]. Thành quả nghệ thuật ấy, sẽ còn mãi với thời gian trong miền tâm hồn của những trái tim đồng điệu đặc biệt là ở [đoạn trích C].

3-ket-bai-cuu-nguy-thao-tung-tam-ly-giam-khao
Ảnh minh họa

Công thức kết bài 3

Sự đời thương hải tang điền nhiều đổi thay khó đoán, rồi một mai thời gian sẽ cuốn trôi tất cả những thứ duy nhất còn lại vẫn luôn là văn chương, là những tác phẩm nghệ thuật chân chính. Và [tác phẩm B] của [nhà văn A] chính là một điển hình cho chân lý đó khi mang đến những giá trị lớn lao mà đặc biệt là [đoạn trích C].

GỢI Ý MỘT SỐ KẾT BÀI NGỮ VĂN 12

Tuyên ngôn độc lập - Hồ Chí Minh

“Tuyên ngôn độc lập” xứng đáng là áng văn chính luận mẫu mực mang khát vọng độc lập lớn lao của nhân dân Việt Nam. "Tuyên ngôn Độc lập" xứng đáng là một áng "thiên cổ hùng văn". Nó đã kế tục truyền thống vinh quang của "Nam quốc sơn hà", của "Bình Ngô đại cáo". Nó là lời Non Nước cao cả và thiêng liêng, thể hiện sâu sắc tư tưởng vĩ đại: "Không có gì quý hơn độc lập tự do", biểu lộ ý chí và sức mạnh Việt Nam.

Tây Tiến - Quang Dũng

Tóm lại, Tây Tiến là một trong những bài thơ đặc sắc của Quang Dũng nói riêng và thơ ca kháng chiến chống Pháp nói chung. Bài thơ là nỗi hoài niệm bâng khuâng về con đường hành quân giữa thiên nhiên núi rừng hùng vĩ, thơ mộng. Trên chặng đường quân hành đó, nổi bật lên là hình tượng người lính với tinh thần chiến đấu quả cảm và tâm hồn lãng mạn hào hoa dù phải sống giữa bao gian khổ và thiếu thốn. Xin được mượn mấy lời thơ của Giang Nam thay cho lời kết:

 “Tây Tiến biên cương mờ lửa khói

 Quân đi lớp lớp động cây rừng

 Và bài thơ ấy, con người ấy

 Vẫn sống muôn đời với núi sông” 

Việt Bắc - Tố Hữu

Là người, ai mà chẳng có trong tim mình một miền đất để nhớ để thương. Bởi “Khi ta ở chỉ là nơi đất ở - Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn”. Có lẽ vì thế mà quê hương cách mạng Việt Bắc đã không ngần ngại chắp cánh cho hồn thơ Tố Hữu viết nên thi phẩm cùng tên mà ngày nay chúng ta vẫn nâng niu trên tay như một hòn ngọc quý.

3-ket-bai-cuu-nguy-thao-tung-tam-ly-giam-khao-0

Đất Nước - Nguyễn Đình Thi

Pauxtôpxki từng nói “Niềm vui của nhà thơ chân chính là niềm vui của người mở đường đến với cái đẹp”. Và phải chăng nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã tìm thấy niềm vui cho mình khi mở đường đến với Đất Nước của nhân dân.

Sóng - Xuân Quỳnh

Tóm lại, Sóng là câu chuyện tình yêu đẹp và nhân văn của một hồn thơ nữ tính luôn giàu những khát vọng hạnh phúc bình dị đời thường. Sóng đã đi vào lòng người và mãi mãi khắc ghi một bài ca không quên về một câu chuyện tình yêu đầy lãng mạn. Gấp trang sách lại rồi mà dường như trong ta vẫn còn ngân nga một giai điệu của sóng và của em:

Em trở về đúng nghĩa trái tim em 

Là máu thịt đời thường ai chẳng có

Dẫu ngừng đập khi cuộc đời không còn nữa 

Nhưng biết yêu anh cả khi chết đi rồi

Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài

Tô Hoài từng tâm sự rằng: “kỳ lạ thay dẫu trong mọi cùng cực đến thế, mọi thế lực của tộc ác cũng không ngăn được sức sống của con người. Lay lắt, đói khổ, nhục nhã, Mị vẫn sống, tiềm tàng mãnh liệt”. Qua tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” ta đã thấy được rất rõ bài ca về sức sống diệu kỳ ấy và tài năng nghệ thuật bậc thầy của Tô Hoài về truyện ngắn.

Vợ nhặt - Kim Lân

Tác phẩm “Vợ nhặt” của Kim Lân là truyện ngắn giàu giá trị hiện thực và nhân đạo. Điểm đáng nói nhất về giá trị nhân đạo của tác phẩm này là niềm tin sâu sắc của nhà văn vào bản năng sống, khát vọng sống mạnh mẽ của con người Việt Nam, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào họ cũng luôn hướng về sự sống.

Xem thêm: Độc - lạ tiểu kết ngữ văn 12 vận dụng lý luận văn học

Đọc thêm

Văn học thổn thức, nối dài từ thế kỷ này sang thế kỷ khác, từ nhà văn này sang nhà văn khác. Đâu đó, chúng ta vẫn bắt gặp những cuộc đối thoại rất ý nghĩa trong văn học...

Chuyện về những cuộc đối thoại trong văn học
0 Bình luận

Những câu chuyện, giá trị mà văn chương mang lại sẽ như một nguồn suối tưới mát tâm hồn cằn cỗi, góp phần thanh lọc, hoàn thiện và đưa con người chạm tay tới những giá trị Chân - Thiện - Mỹ một cách trọn vẹn nhất...

Bàn về chức năng 'chữa lành' của văn chương qua nhận định của Nguyễn Ngọc Tư
0 Bình luận

Nói về bài thi Ngữ văn ĐH đạt điểm 10 này, cả hai giám khảo chấm bài đều tấm tắc khen, nhất là về việc hành văn, tư duy làm bài sáng tạo, chất văn bay bổng, cảm xúc.

Bài thi văn điểm 10 của thí sinh từng đỗ ĐH Đà Nẵng, giám khảo tấm tắc khen
0 Bình luận


Bài mới

Gợi ý 10 mẫu mở bài Chí Phèo thức tỉnh, mời bạn cùng tham khảo!

Trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, quá trình thức tỉnh của Chí Phèo chính là đoạn thể hiện rõ nét giá trị nhân đạo và ý nghĩa nhân văn. Hãy cùng tham khảo 10 mở bài cho phân đoạn này nhé.

Bắt trend nghị luận xã hội về 'lối sống thư giãn'

Lối sống thư giãn "Chill guy" đang là cụm từ được tìm kiếm rất nhiều trên mạng xã, hãy cùng tham khảo một bài NLXH về lối sống này nhé!

LLVH: 'Đọc thơ, cảm được âm điệu, xem như đã nhập được vào cái hồn thơ...'

Bằng những hiểu biết về Thơ mới đã được học hãy bình luận ý kiến: "Đọc thơ, cảm được âm điệu...".

Hé lộ cách chuyển ý mượt mà trong bài NLXH

Nếu bạn chưa biết cách chuyển ý từ đoạn văn này sang đoạn văn khác thì đừng bỏ qua bài viết này nhé. Lưu ngay lại để vận dụng!

Gợi ý viết nghị luận văn học 200 chữ về thơ

Nghị luận văn học 200 chữ về thơ không khó viết, song bạn cần phải biết được phương pháp để có bài viết chuẩn chỉ và hấp dẫn nhất. Hãy cùng tham khảo nhé!

Chí Phèo và bi kịch khi bị cự tuyệt quyền làm người

Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người đó là sự mâu thuẫn giữa khát vọng quay trở lại làm một con người, khát khao được đối xử như một con người nhưng không được của Chí Phèo.

Cuộc đời Lão Hạc chồng chất bi kịch: Bi kịch làm cha và bi kịch làm người

Phân tích truyện ngắn Lão Hạc để làm rõ nhận định: Cuộc đời lão Hạc chồng chất những bi kịch: bi kịch làm cha và bi kịch làm người.

10 cách kết bài cho mọi đề NLXH của HSG

Viết kết bài trở nên đơn giản hơn nếu bạn biết vận dụng những cách làm dưới đây. Cùng tham khảo nhé!

Gợi ý kết bài cho mọi dạng so sánh hai tác phẩm văn học

Nếu bạn còn đang loay hoay không biết kết bài cho dạng đề so sánh như thế nào thì đừng bỏ qua bài viết gợi ý dưới đây nhé!

Gợi ý cách trả lời câu hỏi đọc hiểu để đạt điểm tối đa

Đọc hiểu là phần kiến thức quan trọng giúp các bạn học sinh dễ dàng "ăn điểm". Tuy nhiên, để trả lời chính xác cũng cần có phương pháp khoa học.

Gợi ý cách từng đoạn trong bài văn phân tích

Nếu bạn đang loay hoay không biết viết bài văn phân tích thế nào thì đây sẽ là gợi ý hữu ích dành cho bạn.

Gợi ý 7 mở bài áp dụng cho lý luận văn học

Hãy cùng tham khảo 7 mở bài dưới đây để đúc rút ra kinh nghiệm, kỹ năng cho chính bản thân mình khi viết mở bài lý luận văn học nhé!

Khi 'triết lý sống' của các quốc gia đi vào NLXH

Bạn biết không, mỗi quốc gia trên thế giới sẽ có những triết lý sống độc đáo, mang ý nghĩa đặc biệt riêng. Hãy cùng tìm hiểu để áp dụng cho bài NLXH của mình nhé.

Ưu điểm và nhược điểm của các nhân vật trong văn chương

Nhân vật văn chương thường phản ánh sâu sắc tính cách nhân loại. Vậy nên các nhân vật được xây dựng với nhiều nét ưu - nhược để phù hợp với hoàn cảnh, thời đại.

Tóm tắt quá trình thức tỉnh của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên

Quá trình thức tỉnh của Chí Phèo là nội dung được khắc họa rõ nét nhất, phản ánh tội ác của xã hội phong kiến xưa. Qua đó thể hiện ý nghĩa nhân văn sâu sắc về khát vọng sống tốt đẹp của con người.

Phân tích nhân vật Thị Nở để làm rõ quan điểm 'công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...'

Giải thích ý kiến: "Công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...". Hãy phân tích nhân vật Thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao để làm rõ ý kiến trên. 

Đề xuất