Quan Vũ tha chết cho Tào Tháo là kế sách thần sầu của Gia Cát Lượng, vì sao lại thế?

Với Gia Cát Lượng, việc tha cho Tào Tháo sau trận Xích Bích là quyết định quan trọng, bởi nó giúp Lưu Bị tránh được cục diện bất lợi.

Chi Nguyễn
06:00 03/09/2022 Chi Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Về điển tích Quan Vũ tha chết cho Tào Tháo ở Hoa Dung Đạo, từ xưa đến nay vốn có nhiều ý kiến trái chiều. Có người cho rằng, Tào Tháo số chưa tận, thiên bất vọng, được "ông trời" giữ lại. cuối cùng, cũng nhờ đó mà hình thành nên thế chân vạc Tam Quốc kinh điển.

Dù vậy, hiện nay nhiều người đồng tình với lý giải rằng đó là do Quan Vũ - một vị tướng quân vốn tọng tình, trọng nghĩa. Đó là cách ông báo đáp lại ơn của Tào Tháo, khi mà ông bị bắt nhưng lại được đối xử như thượng khách trong doanh trại quân Tào.

Quan Vũ thua trận lại được bạn thưởng

quan-vu-tha-cho-tao-thao-la-ke-sach-than-sau-cua-gia-cat-luong
Tào Tháo đã cúi người quỳ gối, tự tay cột lại giày cho Quan Vũ trước mặt ba quân

Năm đó, Tào Tháo sau khi đánh bại Lưu Bị ở Từ Châu, buộc Lưu Bị phải tháo chạy sang Hà Bắc theo Viên Thiệu. Lúc bấy giờ, Trương Phi trốn về Nhữ Nam, gia quyến Lưu Bị đều bị bắt; Quan Vũ vì không có đường chạy, buộc phải đầu hàng Tào Tháo, theo về Hứa Xương.

Theo Tam quốc diễn nghĩa, lúc đó Tào Tháo đã cúi người quỳ gối, tự tay cột lại giày cho Quan Vũ trước mặt ba quân. Điều này khiến Quan Vũ rất bối rối, nhưng lại không kém phần cảm động. Sau đó, Tào Tháo lại bạn tặng ông mỹ nữ, rượu ngon, vàng bạc tơ lụa. Thậm chí, đến cả ngựa quý Xích Thố mà Lã Bố năm xưa cưới cũng tặng, khiến Quan Vũ khắc cốt ghi tâm.

Kẻ quân tử trọng chữ nghĩa

quan-vu-tha-cho-tao-thao-la-ke-sach-than-sau-cua-gia-cat-luong
Những tưởng khí số đã tận nhưng không, sau cùng, Quan Vũ quyết định lùi bước cho quân Tào rút lui

Thực tế, về việc tha cho Tào Tháo, nếu thay bằng Trương Phi hay Triệu Vân có lẽ kết quả lịch sử đã khác. Vậy vì sao Gia Cát Lượng lại chọn Quan Vũ làm chốt chặn ở cửa ải cuối cùng tại Hoa Dung Đạo?

Thế gian đều tỏ, Quan Vũ lấy "nghĩa" làm gốc, không chỉ trọng nghĩa quân thần mà còn trọng nghĩa bằng hữu huynh đệ. Khi ở Hứa Xương, dù nhận được ân tình của Tào Tháo, nhưng ngay khi biết Lưu Bị đang ở đâu, ông liền để lại một lá thư cáo biệt và bỏ đi. Trong thư, ông viết rằng ân tình của Tào Tháo ông đã khắc cốt ghi tâm, sau này có có hội nhất định sẽ báo đáp.

Sau trận thua Xích Bích, Tào Tháo quyết định dẫn quân qua đường Hoa Dung để trốn chạy. Nào ngờ, Khổng Minh đã nắm được hết đường đi nước bước, khiến ông tiến thoái lưỡng nan. Toán quân do Quan Vũ cầm đầu đã chặn đánh từ bao giờ. Những tưởng khí số đã tận nhưng không, sau cùng, Quan Vũ quyết định lùi bước cho quân Tào rút lui. Đây là một điển tích rất nổi tiếng của thời Tam Quốc và vẫn còn gây tranh cãi cho tới tận bây giờ.

Kế sách thần sầu của Gia Cát Lượng

quan-vu-tha-cho-tao-thao-la-ke-sach-than-sau-cua-gia-cat-luong
Quan Vũ tha cho Tào Tháo là kế sách "1 mũi tên trúng 4 đích" của Gia Cát Lượng, giúp quân Lưu Bị nhận được lợi thế hiếm có

Một người tuyệt đỉnh thông minh như Gia Cát Lượng, hà cớ không biết tới tâm tình của Quan Vũ. Việc ông sắp xếp vị tướng quân này chặn ở Hoa Dung Đạo hoàn toàn có chủ đích. Có thể nói, đó là "1 mũi tên trúng 4 đích", giúp quân Lưu Bị nhận được lợi thế hiếm có.

Giúp Quan Vũ báo ân

Khổng Minh tận dụng tư tưởng "nhận ân phải báo" của Quan Vũ mà gián tiếp thực hiện việc tha chết cho Tào Tháo. Nếu thay thế bằng vị tướng quân khác, có lẽ Tào Tháo đã bỏ mạng.

Tận dụng uy lực Tào Tháo

Dù Tào Tháo đại bại tại Xích Bích, tổn thất nặng nề nhưng nền móng thế lực vẫn không bị lung lay, sức mạnh quân Tào vẫn không thể đánh giá thấp và thậm chí vẫn còn mạnh hơn 2 nhà Tôn – Lưu. Thậm chí, giết Tào Tháo lúc này không khó, nhưng nhiều khả năng sẽ đẩy thế cục một lần nữa rơi vào cảnh đại phân tranh, Trung Nguyên sẽ lại chìm trong loạn lạc.

Giữ vững liên minh

Đông Ngô sau Xích Bích thế lực chuyển mình, lực lượng lúc đó của Lưu Bị thật sự không thấm vào đâu. Nếu Tào Tháo chết, Lưu Bị cũng sẽ đối mặt với cục diện cực kỳ bất lợi và rất dễ bị Tôn Quyền xóa sổ. Đó là lý do Gia Cát Lượng không thể để Tào Tháo chết, cũng không thể lộ liễu trực tiếp thả Tào Tháo trước mặt Đông Ngô.

Tạo cơ hội phát triển thế lực

Tào Tháo không mất mạng nhưng quân binh thương tổn nặng nề, khó có thể tiếp tục tham chiến sắp tới. Tuy nhiên, sự tồn tại của ông vẫn đủ nguy hiểm để ép buộc Tôn Quyền phải duy trì liên minh Tôn – Lưu. Như vậy, Lưu Bị hoàn toàn có thể nắm bắt cơ hội để phát triển thế lực. 

Và rồi, nhờ kế sách này của Gia Cát Lượng, Lưu Bị có được hội xây dựng lực lượng, thực hiện Long Trung đối sách, chiếm cứ Xuyên Thục, rồi đạt đến giai đoạn cực thịnh sau này.

Theo Dân Việt

Xem thêm: Tào Tháo đòi "cướp vợ" Chu Du, chủ mưu là... Gia Cát Lượng?

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận