Lê Nguyệt Quỳnh: Nữ sinh tài năng phát biểu tại cuộc gặp gỡ nhân sĩ hữu nghị và thế hệ trẻ hai nước Việt Nam - Trung Quốc

Vừa qua, nữ sinh 10x này vinh dự được phát biểu tại cuộc gặp gỡ nhân sĩ hữu nghị và thế hệ trẻ hai nước Việt Nam - Trung Quốc.

Chi Nguyễn
09:00 14/12/2023 Chi Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Chiều 13/12 vừa qua, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội), Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng và Phu nhân Ngô Thị Mận, cùng Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước CHND Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân - Giáo sư Bành Lệ Viên, đã gặp nhân sĩ hữu nghị và thế hệ trẻ Việt Nam - Trung Quốc.

Cùng dự có lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; lãnh đạo Đảng, Nhà nước Trung Quốc; các nhân sĩ hữu nghị và thế hệ trẻ Việt Nam - Trung Quốc.

nu-sinh-phat-bieu-o-cuoc-gap-go-nhan-si-huu-nghi-va-the-he-tre-la-ai

Trong đó, có một nữ sinh đã gây chú ý khi đại diện thế hệ trẻ Việt Nam phát biểu cảm tưởng. Đó là em Lê Nguyệt Quỳnh - học sinh lớp 12E, Trường THPT chuyên Ngoại ngữ, Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội.

Lê Nguyệt Quỳnh không phải là cái tên xa lạ, nữ sinh vừa giành giải Nhất Chung kết cuộc thi "Nhịp cầu Hán ngữ" lần thứ 16 dành cho học sinh các trường THPT khu vực miền Bắc và miền Trung Việt Nam. Em cũng là người đại diện Việt Nam sang Trung Quốc tham dự Chung kết cuộc thi "Nhịp cầu Hán ngữ" dành cho học sinh THPT toàn thế giới, tranh tài với 110 thí sinh đến từ 96 quốc gia và vùng lãnh thổ. Kết quả là, Lê Nguyệt Quỳnh xuất sắc giành giải Nhì.

nu-sinh-phat-bieu-o-cuoc-gap-go-nhan-si-huu-nghi-va-the-he-tre-la-ai

Chia sẻ với PV, nữ sinh Hà Nội cho hay: "Em cảm thấy rất may mắn, vinh dự và tự hào khi được tham dự và đại diện thế hệ trẻ Việt Nam phát biểu những cảm tưởng, suy nghĩ của mình nhân dịp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Phu nhân Ngô Thị Mận, cùng Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình và Phu nhân - Giáo sư Bành Lệ Viên, gặp gỡ nhân sĩ hữu nghị và thế hệ trẻ hai nước Việt Nam - Trung Quốc. Đây là lần đầu tiên em được tham dự và phát biểu tại một sự kiện quan trọng như vậy".

Quỳnh cho hay, em bắt đầu học tiếng Trung từ năm lớp 6 do mẹ định hướng. Lúc đó, mẹ nói em nên biết thêm một ngoại ngữ nữa bên cạnh tiếng Anh, và nữ sinh quyết định chọn tiến Trung vì thấy bạn thân cũng học. 

Xin vào lớp học thêm khi bạn bè đã học được hai tuần, cô gái nhỏ bị ngợp, "cứ nhìn thấy chữ là sợ". Được cô giáo kèm riêng 1-2 buổi, nhận lời khen "có năng khiếu học ngôn ngữ", Quỳnh được khích lệ nên cố gắng bắt kịp các bạn. 

nu-sinh-phat-bieu-o-cuoc-gap-go-nhan-si-huu-nghi-va-the-he-tre-la-ai

Một lần nọ, khi em về quê ở Nghệ An, ông bà biết em học tiếng Trung thì nhờ cháu đọc giúp chữ được in trên tấm trướng ở nhà thờ. Thấy cháu gái đọc rành mạch và có thể giải thích nghĩa cho mình, ông bà rất phấn khởi. Còn với Quỳnh, đó là lần em cảm nhận rõ rệt nhất sự tiến bộ của bản thân, trở thành động lực để tiếp tục theo đuổi tiếng Trung.

Càng học, nữ sinh càng say mê ngôn ngữ này, quyết định chuyển hướng từ thi chuyên Toán sang chuyên tiếng Trung. Em là số ít thí sinh đăng ký thi đầu vào bằng tiếng Trung, đạt hơn 9 điểm môn này và trúng tuyển trường THPT chuyên Ngoại ngữ. Nữ sinh tâm sự: "Em chính thức gắn bó với tiếng Trung một cách bài bản, chuyên sâu từ đó".

Cuộc thi Nhịp cầu Hán ngữ do Viện Khổng Tử tổ chức hàng năm. Đây là sân chơi quốc tế lớn nhất thế giới dành cho học sinh và sinh viên yêu thích tiếng Trung (hai nhóm thi đấu riêng). Để đại diện Việt Nam thi quốc tế, học sinh phải đạt giải nhất ở vòng thi quốc gia.

nu-sinh-phat-bieu-o-cuoc-gap-go-nhan-si-huu-nghi-va-the-he-tre-la-ai

Quỳnh từng thử sức vào năm lóp 10, nhưng vì thể hiện không tốt trong phần thi tài năng nên chỉ được giải khuyến khích. Sau đó, nữ sinh quyết định thử lại, và rất may đã giành giải Nhất, được chọn đi thi quốc tế.

Quỳnh có 5 tháng ôn luyện cùng cô giáo - thạc sĩ Chu Minh Ngọc, giáo viên tiếng Trung Quốc, trường THPT chuyên Ngoại ngữ. Cô Ngọc cho biết hai cô trò đọc rất nhiều sách về văn hóa, lịch sử Trung Quốc, luyện các nội dung thi như hùng biện, sắp xếp từ thành câu, giải nghĩa từ...

Ngoài học với cô Ngọc, mỗi ngày em đều tự tập hùng biện, hát hí kịch rồi quay video lại. Việc này giúp Quỳnh chỉnh sửa những chữ phát âm chưa đúng, cải thiện biểu cảm và thần thái trình diễn. Do vẫn theo lịch học trên lớp nên có những ngày em phải học tới 2h sáng. Bên cạnh đó, nữ sinh còn xem các chương trình, phim của Trung Quốc vừa để giải trí, vừa để cải thiện kỹ năng nghe hiểu, học hỏi ngữ điệu nói của người bản xứ.

nu-sinh-phat-bieu-o-cuoc-gap-go-nhan-si-huu-nghi-va-the-he-tre-la-ai

Lê Nguyệt Quỳnh đã thi đỗ HSK6 và HSKK cao cấp. Với tiếng Trung, HSK và HSKK là hai chứng chỉ đánh giá năng lực ngoại ngữ có giá trị quốc tế hàng đầu hiện nay. Ngoài ra, nữ sinh còn có nhiều năm học Piano và có chứng chỉ Piano quốc tế Trinity Grade 6; đạt nhiều giấy chứng nhận thi định kì piano, guitar, dancesport ở các trung tâm trong nước.

Theo Tiền Phong, VnExpress

Xem thêm: Nữ sinh 2k2 có thành tích không phải dạng vừa: 16 tuổi được tuyển thăng đại học, 20 tuổi học lên tiến sĩ

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận