Không có giải thưởng học thuật, nữ sinh vẫn chinh phuc đại học top 8 thế giới nhờ tài móc len

Không sở hữu giải thưởng học thuật nào, điểm số cũng không phải hoàn hảo, nhưng nữ sinh này vẫn chinh phục đại học top 8 thế giới nhờ tài móc len.

Chi Nguyễn
13:00 07/05/2024 Chi Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Vừa qua, nữ sinh Phan Trần Hà Linh, lớp 12 Anh 2, trường THPT chuyên Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội đã trúng tuyển ĐH Quốc gia Singapore (NUS). Theo xếp hạng của QS 2024, NUS xếp thứ 8 thế giới, với học phí 33.000 SGD (hơn 600 triệu đồng) một năm. Cô bạn lựa chọn theo ngành Quản trị Kinh doanh tại đây.

Linh cho biết, profile của cô bạn không quá cạnh tranh. Có  GPA (điểm trung bình học tập) đạt 9,3, IELTS 8.0 và SAT 1480/1600, nhưng 10x không có giải thưởng học thuật, trong khi các trường ở Sing lại đề cao mảng này. Linh nói: "Vì thế, em thuyết phục hội đồng tuyển sinh bằng bài luận thể hiện sự sáng tạo và khả năng lãnh đạo".

NUS yêu cầu ứng viên phải viết 5 bài luận, trong đó có một đề yêu cầu kể về thành tích, gắn với 5 giá trị mà NUS đề cao. Nữ sinh cho hay: "Hồ sơ của em tập trung vào bộc lộ tính cách, tuy nhiên số ký tự quá ít, không đủ để kể chuyện. Cuối cùng, em quyết định viết về đam mê móc len".

nu-sinh-ha-noi-chinh-phuc-dai-hoc-top-8-the-gioi-nho-tai-moc-len

Cách đây gần 2 năm, Linh học móc len vì muốn tặng một món quà đặc biệt cho bạn thân. Em lên YouTube tìm các video hướng dẫn, bắt đầu từ những kỹ thuật cơ bản như mũi đơn, mũi kép, rồi tạo khung hình tròn để làm được những hình thú ngộ nghĩnh. Nữ sinh thấy khó nhất là tay trái luôn phải ghì chặt để cầm được len sao cho không bị lỏng mà cũng không chặt tay quá. Cũng không ít lần, em móc không đều hoặc phải tháo ra làm lại nhiều lần vì bị rối len.

Sản phẩm đầu tay của Linh là chiếc áo cho bố, làm trong ba tháng. Dù chưa đẹp mắt, em cảm thấy tự hào vì hoàn thiện được kỹ năng móc đều tay và sự cẩn thận. Chia sẻ lên trang cá nhân làm kỷ niệm nhưng Linh bất ngờ được nhiều người hỏi thăm, hỏi mua. Tháng 4/2023, Linh mở một shop bán đồ móc len trên Instagram, với tên gọi July (tháng 7).

Ngay từ những sản phẩm đầu tiên, cô bạn đã thu hút được nhiều lượt khách tìm mua. Mỗi sản phẩm có giá từ 40.000 đồng đến 150.000 đồng, đắt nhất là 180.000 đồng, tùy độ phức tạp và thời gian. "Mỗi món đồ được làm trong 1,5-3 tiếng. Trung bình, mỗi tuần em nhận 2-3 đơn hàng, nhiều lúc 10-11 đơn/tháng, cho thu nhập hơn hai triệu đồng", Linh kể.

nu-sinh-ha-noi-chinh-phuc-dai-hoc-top-8-the-gioi-nho-tai-moc-len

Để quảng bá sản phẩm, nữ sinh tự viết bài, chụp ảnh, thiết kế và làm video ngắn. Bài viết và video được đăng vào nhiều khung giờ để Linh xác định xem thời điểm nào có nhiều tương tác nhất. Linh còn tham gia cộng đồng Crochet (móc len) ở nước ngoài để giao lưu và học hỏi kỹ thuật, học cách đóng gói và làm việc, ký hợp đồng với bên chuyển phát.

Nữ sinh thể hiện khả năng lãnh đạo thông qua những hoạt động ngoại khóa. Ở trường, em là phó ban nội dung của câu lạc bộ về môi trường, chịu trách nhiệm lên ý tưởng, tổ chức sự kiện và truyền thông. Để làm được việc, Linh đã đăng ký và học các khóa marketing trên coursera (nền tảng cung cấp các khóa học online) về logo, thương hiệu... 

Em cũng là người mở dự án Ad Flora" kêu gọi học sinh trong trường quyên góp quần áo cho trẻ khuyết tật. Linh tự tay làm các sản phẩm từ len tái chế, bán lấy tiền để tổ chức những buổi hướng dẫn các em nhỏ cách móc len.

nu-sinh-ha-noi-chinh-phuc-dai-hoc-top-8-the-gioi-nho-tai-moc-len

Chia sẻ về dự định tương lai, Linh khẳng định em thích môi trường Việt Nam, sẽ về nước khởi nghiệp sau khi học xong.

Theo VnExpress

Xem thêm: Tự hào: Nghiên cứu sinh sau tiến sĩ người Việt vừa đoạt giải thưởng Toán học Dénes König

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận