Những điều kiện để xuất gia là gì?

Xuất gia là nguyện suốt đời sống với giáo lý Phật giáo, giữ tâm từ bi sưởi ấm cho chúng sinh.

Chi Nguyễn
13:46 09/02/2021 Chi Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Xuất gia là gì?

Nhiều người cho rằng phải có căn tu thì mới có thể xuất gia, tuy nhiên đây không phải là sự thật. Xuất gia đi tu là nguyện đời đời sống với giáo lý Phật giáo, giữ tâm từ bi sưởi ấm cho chúng chính. Người xuất gia là bậc đại trượng phu, là người có ý chí kiên cường, tâm nguyện vững chắc, thành tâm nhân ái, làm việc cao thượng. 

nhung-dieu-kien-de-xuat-gia-la-gi
Xuất gia là quyết tâm rời xa gia đình, rời xa sự nghiệp, dứt đường luyến ái, không còn thiết tha lưu luyến đời thế tục.

Xuất gia là quyết tâm rời xa gia đình, rời xa sự nghiệp, dứt đường luyến ái, không còn thiết tha lưu luyến đời thế tục. Người xuất gia sẽ vào ở hẳn trong chùa, tu viện, sống đời độc thân, quy y thọ giới, ngày ngày tâm nguyện tu thiền, tụng kinh, niệm Phật,... Người có căn tu chỉ là sẽ thuận lợi tu tập hơn thôi vì đã có duyên tu từ những kiếp trước, chứ không phải ai không có căn tu thì không tu tập, xuất gia được.

Điều kiện để xuất gia

Trước hết, để có thể xuất gia, người muốn xuất gia phải có ý chí nguyện lực của mình, giữ tâm vững chắc, kiên cường. Nếu là người vị thành niên thì phải có sự cho phép của bố mẹ, nếu là người đã có gia đình thì phải có sự cho phép của chồng hoặc vợ cũng như chính quyền địa phương thường trú (trong trường hợp xuất gia ở Việt Nam). Điều 28 chương VI của nội quy ban Tăng sự Trung ương, Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Hiến chương Phật giáo đã quy định như sau:

nhung-dieu-kien-de-xuat-gia-la-gi
Trước hết, để có thể xuất gia, người muốn xuất gia phải có ý chí nguyện lực của mình, giữ tâm vững chắc.

a. Người xin xuất gia là công dân tốt, không vi phạm pháp luật, phải tự tay viết đơn phát nguyện, ghi rõ lý do và nguyện vọng phát tâm xuất gia.

b. Người xin xuất gia phải đầy đủ các căn (tức bộ phận cơ thể), thể chất lành mạnh, không mắc bệnh truyền nhiễm, bệnh tâm thần và có phiếu khám sức khỏe tốt.

c. Nếu nam hoặc nữ Phật tử dưới 16 tuổi (tính theo giấy khai sinh) muốn xuất gia thì cha mẹ hoặc người giám hộ phải làm đơn ký thác cho vị trụ trì cơ sở Tự, Viện. Nếu nam hoặc nữ Phật tử đã có gia thất, muốn xuất gia phải có giấy ly hôn do Tòa án cấp, theo các quy định tại mục a, b, c, d điều 28 chương VI của Nội quy này.

d. Thông qua ý kiến chấp thuận của Ban Đại diện Phật giáo cấp Huyện.

e. Được Tăng, Ni trụ trì cơ sở Tự, Viện nơi người xuất gia đến cư trú và tu hành bảo lãnh.

f. Các nam, nữ Phật tử ở địa phương có nhân duyên xuất gia, tu học phải được vị trụ trì, Ban Đại diện Phật giáo cấp Huyện cùng (chính quyền) địa phương chấp thuận. Ban Đại diện Phật giáo phải báo trình Ban Tăng sự cấp Tỉnh được tri tường.

g. Các nam nữ Phật tử từ địa phương này đến địa phương khác (ngoài tỉnh) để xuất gia tu học, phải được Ban Đại diện Phật giáo cấp Huyện đề xuất, Ban Trị sự Phật giáo cấp Tỉnh chấp thuận.

h. Việc nhận người vào tu hành tại cơ sở Tự, Viện phải thực hiện theo quy định của điều 21 chương III Pháp lệnh Tín ngưỡng, Tôn giáo và điều 22 mục 2 chương IV Nghị định số 22/2005của Chính phủ.

i. Nam, nữ Phật tử có đầy đủ thủ tục xuất gia được Ban Tăng sự cấp Tỉnh cấp giấy chứng nhận xuất gia theo mẫu do Ban Tăng sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam ban hành.

Tập sự để xác lập lý tưởng

Trước khi xuất gia, người ta phải trải qua thời gian tập sự từ 3-6 tháng. Tùy theo khả năng mỗi người mà thầy trụ trì hay thầy bổn sư sẽ quan sát người đó, từ lời nói, hành động,... xem họ thật sự có muốn vào chùa để trở thành người xuất gia bằng lý tưởng, chí nguyện hay không.

nhung-dieu-kien-de-xuat-gia-la-gi
Cần biết đi tu không phải là để trốn chạy thực tại, tìm ra chân lý hay phát hiện hạnh phúc viên mãn ảo mộng nào đó.

Để xuất gia, tối thiểu phải đủ 3 điều kiện tiên quyết là (1) Được sự hoan hỷ chấp thuận của gia đình, (2) Được vị Trụ trì cũng như Ban Đại diện Phật giáo cấp huyện chấp thuận, (3) được chính quyền địa phương chấp thuận. Việc khó thế nào cũng thể thành dễ nếu có duyên, nhất là túc duyên nhiều kiếp theo Phật giáo (là tu sĩ hoặc cư sĩ) của người đó.

Cần biết đi tu không phải là để trốn chạy thực tại, tìm ra chân lý hay phát hiện hạnh phúc viên mãn ảo mộng nào đó. Đi tu hay xuất gia là tự mình tu tập, tu hành giải thoát, trợ giúp người khác giải thoát, lấy việc tự cứu mình, cứu người mà giải thoát làm lý tưởng.

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận