Người xưa nói: Người tài chẳng cần nói chi, kẻ bất tài mới hay lắm miệng

Người xưa từng răn dạy rằng, người tài chẳng cần nói chi, kẻ bất tài mới hay lắm miệng. Câu nói này có ý nghĩa gì?

Người xưa nói: Người tài chẳng cần nói chi, kẻ bất tài mới hay lắm miệng

Người xưa từng răn dạy rằng, người tài chẳng cần nói chi, kẻ bất tài mới hay lắm miệng. Câu nói này có ý nghĩa gì?

Xã hội đang phát triển vượt bậc, nhưng bản chất của nó thì vẫn như vậy. Những triết lý của cổ nhân xưa kia không hề lỗi thời, trái lại đến ngày nay vẫn còn vẹn nguyên giá trị.

Người xưa từng nói: "Người tài chẳng cần nói chi, kẻ bất tài mới hay lắm miệng". Câu nói này có ý nghĩa ra sao?

Một người thông minh sẽ chẳng bao giờ phải mất công trình bày này nọ hay chứng minh điều gì bằng lời nói, bởi "người khôn ăn nói nửa chừng, để cho kẻ dại nửa mừng nửa lo". 

Còn đối với những kẻ mồm năm miệng mười, luôn thích thể hiện mình giỏi, ra vẻ ta đây thường sẽ rơi vào tình trạng "nói dài, nói dai thành nói dại" và sớm muộn gì cũng sẽ phải "hiện nguyên hình" mà thôi.

Đôi khi lời nói sẽ bộc lộ sự hiểu biết và trí tuệ của con người, nhưng có những lúc trầm mặc lại thể hiện được sự uyên thâm, chín chắn của họ. Người càng tranh cãi thì lại càng để lộ cho người khác thấy được sự thiếu sót của bản thân. Bởi vì họ cũng tự nhận ra sự thiếu sót của mình nên chột dạ; biểu hiện tranh cãi càng mạnh mẽ để bao che và bảo vệ cho sự chột dạ đó. Với hy vọng giành thắng lợi qua qua cuộc tranh luận.

Có câu nói rằng: “Có thể cùng bậc quân tử tranh hơn thua nhưng không thể cùng kẻ tiểu nhân luận đàm ưu khuyết điểm”. Trong một không khí hòa ái và công minh, mỗi người đều đưa ra ý kiến riêng của mình để cùng đóng góp xây dựng một việc này đó. Tuy nhiên, đối với những người không cùng nhận thức và quan điểm, thì lời nói đạo lý của chúng ta cũng không thể thay đổi được điều gì từ họ.

Trong cuộc sống, người có tài ăn nói mà có thể im lặng đúng lúc thì đó chính là trí tuệ của việc biết xem nhẹ. Nếu biết dùng sức mạnh của lời nói thì nó chính là vũ khí lợi hại nhất của con người. Nhưng đôi khi, im lặng lại càng đáng sợ hơn mọi lời giải thích.

Các bậc hiền triết ngày xưa rất chú trọng tu dưỡng hàm dưỡng, đặc biệt là về lời nói và phong thái. Thay vì tranh cãi với người khác, chúng ta nên dùng thời gian để làm nhiều việc có ích hơn. Như vậy mới có thể khiến cuộc sống trở nên thú vị và ý nghĩa hơn. Việc bạn muốn làm sẽ không vì người khác tán dương mới đạt được thành công. Cũng không phải vì người khác phản đối mà dẫn đến phá sản. Bởi vậy mới có câu, Người tài chẳng cần nói chi, kẻ bất tài mới hay lắm miệng.

Xem thêm: Người xưa nói: "Càng thân thiết càng phải giữ mình", vì sao lại thế?