Thấm thía lời Phật dạy về cách dạy con hướng thiện từ thuở ấu thơ

Đức Phật khuyên nhủ cha mẹ rằng cần dạy con hướng thiện từ thuở ấu thơ, khuyến khích con trẻ nói, làm và suy nghĩ điều thiện.

Chi Nguyễn
20:31 10/02/2021 Chi Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Trong Lời dạy của Đức Phật về sự thành tựu trong gia đình, công sở và ngoài xã hội, Đức Phật đã gửi gắm các bậc làm cha mẹ cần dạy con hướng thiện từ thuở ấu thơ, phải tránh xa các việc làm bất thiện. Đức Phật đã dùng thuật ngữ Pàli là kalyane nivesenti (kalyane là những hành động tốt đẹp, đạo đức; nivesenti là thiết lập, nguyên nhân của) để nói về điều đó.

loi-phat-day-ve-cach-day-con-huong-thien
Đức Phật đã gửi gắm các bậc cha mẹ cần dạy con hướng thiện từ thuở ấu thơ, tránh xa các việc làm bất thiện.

Những hành động hướng thiện chỉ lời nói, hành động, suy nghĩ xuất phát từ lòng từ bi, nhân ái và trí huệ. Đạo đức chính là đến từ sự thực hành bố thí (dana), giữ giới luật (sila) và phát triển tâm trí (bhavana). Đức Phật dạy rằng cha mẹ nên ươm mầm những tư tưởng, hành động ấy cho con cái ngay từ thuở ấu thơ.

Cha mẹ cũng phải tuân giữ chánh mạng làm gương cho con cái, tức là kiếm sống bằng cách tử tế, chính đáng để con cái noi theo. Họ cũng phải quan tâm tới ai là những người bạn thân thiết của con mình, bởi việc giao tiếp với thiện tri thức (tức pandita) sẽ giúp ta trau dồi đức tính đó, việc kết bạn với những người như thế là điều nên làm. Đức Phật khuyên nhủ cha mẹ dùng ái ngữ như một phương pháp hữu hiệu để gieo trồng các hành vi hướng thiện cho người khác, các bậc cha mẹ muốn dạy dỗ, giáo huấn con hướng cái thiện, cái mỹ cũng phải làm như thế.

Dù vậy, không phải lúc nào ta cũng đem được hạnh phúc tột cùng cho người khác, đặc biệt là bậc phụ huynh luôn cảm thấy khó làm vừa lòng cũng như dạy dỗ các con bằng lời khuyên nhủ chân thành. Con cái còn trẻ, thường muốn làm những gì đem lại thỏa mãn tức thì hơn là lợi ích dài lâu, chúng dễ cảm thấy bực bội khi nghe cha mẹ khuyên bảo, dạy dỗ. Đức Phật dạy rằng cha mẹ phải cứng rắn, cương quyết bảo vệ ý kiến của mình chứ đừng nuông chiều, xuôi theo con.

loi-phat-day-ve-cach-day-con-huong-thien
Đức Phật dạy rằng cha mẹ phải cứng rắn, cương quyết bảo vệ ý kiến của mình chứ đừng nuông chiều, xuôi theo ý con mà vô tình làm hư con.

Kinh Phật có chuyện kể lại rằng, thái tử Abhaya đang bồng con trên tay đã hỏi Đức Phật rằng, ông có nên dùng lời lẽ cứng rắn để bảo ban cách cư xử của ai đó không. Đức Phật nói rằng, Ngài sẽ dùng những lời dịu dàng vào thời điểm thích hợp, nhất là khi Ngài biết phương pháp gì đó là đúng thì sẽ chẳng do dự thực hiện nó.

Đức Phật nói rằng: "Giả dụ nếu có vật gì đó mắc kẹt trong cổ đứa bé, người sẽ làm gì?”. Thái tử Abhaya đáp rằng, ông sẽ lập tức lấy nó ra. Đức Phật hỏi rằng: "Chẳng phải như thế sẽ làm cho đứa bé chảy máu và đau đớn thì sao?". Thái tử Abhaya thưa rằng ông sẽ không quan tâm, vì điều cần giải quyết ngay trước mắt là phải cứu sống đứa trẻ. 

Câu chuyện trên có nghĩa là nếu muốn dẫn dắt con cái hướng tới chân thiện mỹ, dù những biện pháp hành động có phần nghiêm khắc thì cha mẹ vẫn nên chọn lựa. Dù con cái có tỏ ra không hài lòng, tỏ vẻ vùng vằng, khó chịu thì cha mẹ vẫn nên dùng những lời khuyên nhủ nghiêm túc, cứng rắn, đừng dùng từ ngữ thô lỗ, cộc cằn.

loi-phat-day-ve-cach-day-con-huong-thien
Dù con cái có tỏ ra không hài lòng, khó chịu thì cha mẹ vẫn nên dùng những lời khuyên nhủ nghiêm túc, cứng rắn, đừng dùng từ ngữ thô lỗ, cộc cằn.

Chính Đức Phật cũng là một ví dụ hoàn hảo nhất về việc các bậc cha mẹ phải làm sao để vun trồng tánh thiện trong tâm hồn đứa trẻ. Rahula, con trai Phật, đã được Ngài hứa rằng sẽ cho con "một món quà đẹp nhất của người cha" vào năm 7 tuổi. Sau này, Ngài đã cho phép Rahula gia nhập tăng đoàn, hết lòng bảo ban, dạy dỗ giúp Rahula phát triển nhân cách toàn vẹn.

Thay vì ra lệnh, bắt ép, Đức Phật thường dùng những câu hỏi để kích thích trí phán đoán của Rahula. Có lần, Đức Phật hỏi rằng: "Rahula, mục đích của cái gương là để làm gì?”. Rahula đáp rằng: "Dạ, để nhìn thấy sự phản chiếu của mình.

loi-phat-day-ve-cach-day-con-huong-thien
Đức Phật dạy rằng, tâm của ta là để phản chiếu hành động của ta.

Thấy vật, Đức Phật tiếp lời: "Cũng thế Rahula, tâm của ta là để phản chiếu hành động của ta. Con phải đánh giá hành động của mình dựa trên hậu quả chúng gây ra. Điều gì mang đến hậu quả xấu cho bản thân và cho người khác, con nên tránh làm những điều đó. Nếu chúng đem đến những kết quả tốt, thì con có thể thực hiện chúng". Đây quả là một phương thức hữu hiệu mà bậc cha mẹ nên áp dụng để ươm mầm phẩm hạnh trong tâm trí đứa trẻ, giúp con trẻ hướng thiện từ khi còn nhỏ.

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận