Licia Thảo Hương Simekova: 9x Việt bán phở bò Nam Định ở trời Âu, thu về hơn 3 triệu USD sau 3 năm

Licia Thảo Hương Simekova là nhà sáng lập chuối nhà hàng phở PHOČKÁREŇ - House of Pho. Sau 3 năm, cô đã kiếm được 3 triệu USD, lọt vào danh sách Under 30 của Forbes.

Licia Thảo Hương Simekova: 9x Việt bán phở bò Nam Định ở trời Âu, thu về hơn 3 triệu USD sau 3 năm

Licia Thảo Hương Simekova là nhà sáng lập chuối nhà hàng phở PHOČKÁREŇ - House of Pho. Sau 3 năm, cô đã kiếm được 3 triệu USD, lọt vào danh sách Under 30 của Forbes.

Ở tuổi 27, cô gái Việt Licia Thảo Hương Simekova đã tạo nên một dấu ấn vô cùng ấn tượng khi lọt vào danh sách Forbes Under 30 Slovakia với nhà hàng phở của mình. Không phải ai cũng biết rằng, để có thể thành công như vậy ở trời Âu, Hương đã phải cắn răng chịu đựng những tháng ngày bị chế giễu và phân biệt.

Tuổi thơ vất vả cùng bố mẹ mưu sinh, bị phân biệt vì là người châu Á

Licia Thảo Hương Simekova có tên tiếng Việt là Vũ Thảo Hương, sinh ra ở Bratislava và lớn lên ở làng Ivanka pri Dunaji, cách trung tâm thủ đô khoảng 15 km về phía tây. Cha cô là người Hà Nội, mẹ cô quê ở Nam Định, hai vợ chồng gặp nhau ở Warsaw, Ba Lan và có 4 người con.

Hương, ngoài cùng bên trái, với bố mẹ và hai em. Ảnh: NVCC.

Là chị cả trong gia đinh đông con, ngay từ khi còn nhỏ Hương đã biết phụ giúp cha mẹ. Ngày nhỏ, cô giúp cha mẹ sắp xếp cửa hàng quần áo, lớn hơn một chút thì cùng bố sang Ba Lan để lấy các mẫu mã mới, ghi đơn hàng tại các hội chợ, triển lãm ở khắp Slovakia. Tuổi thơ của cô là những chuỗi ngày lóc cóc theo ba mẹ bán hàng, nuốt nước mắt chịu đựng những lời trêu chọc chỉ vì là người châu Á. Hương nhớ lại: "Sự phân biệt của những người xung quanh khi đó khiến tôi tự nhủ mình phải học thật giỏi, nỗ lực để chứng minh người Việt có thể vươn lên".

Được biết, Thảo Hương có năng khiếu đặc biệt về môn Toán, từng tham gia vô số cuộc thi toán trong khu vực và giành nhiều giải thưởng. Thậm chí, cô còn nhận được học bổng trị giá 35.000 euro của trường quốc tế Anh ngữ Bratislava, có thể chọn học tại Havard, Mỹ hoặc Oxford, Anh. Dù vậy, 9x quyết định chọn theo học chi nhánh Đại học Seattle ở Bratislava.

Sự phân biệt của những người xung quanh khi đó khiến tôi tự nhủ mình phải học thật giỏi, nỗ lực để chứng minh người Việt có thể vươn lên

Sau khi tốt nghiệp, cô làm việc cho quỹ đầu tư nước ngaofi Heitman. Sau đó, cô tới Anh học thạc sĩ chuyên ngành đầu tư bất động sản và tài chính của Đại học Reading. Học xong, cô chuyển hướng sang làm ở công ty quản lý tài sản và đầu tư bất động sản Sharow Capital.

Ước mơ mở một nhà hàng Việt

Tuy có sự nghiệp thành công, Licia Thảo Hương Simekova vẫn luôn ấp ủ giấc mơ được mở nhà hàng của riêng mình. Cơ hội khởi nghiệp đến với 9x khi cô và anh họ - Thắng Trần đem đồ ăn Việt tới giới thiệu tại lễ hội âm nhạc Grape tại Piešťany vào tháng 8/2017. Lúc ấy, trong suốt 2 ngày ở lễ hội, họ phải làm việc luôn tay luôn chân để phục vụ lượng khách xếp hàng dài dằng dặc. Hai món được yêu thích nhất khi đó là phở bò và bún bò Nam Bộ.

hảo Hương cùng chồng Jozef, trái, và anh họ Thắng Trần

Sức hấp dẫn bất ngờ với món ăn Việt ở lễ hội đó đã khiến Hương quyết tâm mở nhà hàng riêng. Cô bàn bạc với chồng là anh Jozef, rồi cùng anh họ Thắng Trần bàn việc mở quán. Anh Thắng cũng là người gốc Nam Định - quê hương của món phở bò trứ danh, chưa kể anh còn có nhiều năm kinh nghiệm làm trong các nhà hàng ở Slovakia và Đức. Và thế là, nhà hàng phở PHOČKÁREŇ  -  House of Pho (Ngôi nhà của Phở) chính thức ra đời. Hương nhớ lại: "Chúng tôi mở được nhà hàng đầu tiên tại Trung tâm thương mại Bory vào cuối 2017, ba tháng sau khi thử nghiệm". 

Thắng Trần là người đứng bếp trưởng, chăm chút cho thực đơn, còn Hương là người quản lý chung

Nhờ kinh nghiệm 5 năm làm việc trong nhiều lĩnh vực, Thảo Hương đã hình thành mô hình quán ăn khá giống với các quán ăn Nhật Bản, nhỏ gọn, không tốn quá nhiều diện tích. Về mặt thực đơn, cô lựa chọn các món dễ ăn như phở gà, phở bò, bún bò Nam bộ hay gỏi xoài. Khi nhà hàng phát triển dần, cô mở rộng thêm kinh doanh các món như cơm rang, mỳ và nem cuốn. Chuỗi cửa hàng của cô ngoài là nơi ghé thăm của người Việt xa quê, còn là nơi làm việc của các bạn trẻ Việt Nam khi chiếm tới 2/3 nhân sự.

Kì vọng đưa phở Việt vươn xa

Phở được coi là một trong những món ăn "quốc hồn quốc túy" ở Việt Nam, tuy nhiên việc giữ được mùi vị chuẩn như ở quê nhà quả thực rất khó. Khi được hỏi rằng cô đã làm gì đễ giữ lại hương vị phở Việt, Thảo Hương tâm sự: "Không có bí mật gì cả. Tôi luôn chọn nguyên liệu tốt nhất nhập khẩu từ Việt Nam, chọn thịt chất lượng cao và chế biến đúng công thức, ví dụ nước dùng cần được hầm đủ lâu để có được hương vị tự nhiên. Bản chất món phở truyền thống đã đủ hấp dẫn người ăn rồi nên khi chúng tôi sử dụng công thức nấu phở của gia đình thì chắc chắn sẽ có những biến thể nho nhỏ vừa miệng".

Mỗi ngày tôi đều mỉm cười, không còn băn khoăn về khác biệt của mình nữa. Sự khác biệt đó đang đem đến thành công cho chúng tôi

Đến đầu năm 2019, Thảo Hương đã mở tới cửa hàng thứ 3 ở các trung tâm thương mại lớn như Avion, Eurovea. Thắng Trần là người đứng bếp trưởng, chăm chút cho thực đơn, còn Hương là người quản lý chung. Khi công việc kinh doanh cửa hàng dần trở nên bận rộn, cô quyết định nghỉ nở Sharow Capital để dành toàn tâm trí cho Phở. 9x tâm sự: "Mỗi ngày tôi đều mỉm cười, không còn băn khoăn về khác biệt của mình nữa. Sự khác biệt đó đang đem đến thành công cho chúng tôi".

Chưa kể, chuỗi nhà hàng Phở còn giúp cô nhận ra những mối liên kết chặt chẽ giữa cô và bố mẹ - sự chăm chỉ và gắn bó với gia đình. Thảo Hương tâm sự: "Bố mẹ luôn dạy tôi rằng, sống ở đâu làm gì thì phải luôn ghi nhớ Việt Nam vẫn là cội nguồn dân tộc, phải giữ được cái văn hóa, cái hồn Việt Nam bên trong mình. Ngoài lý do quảng bá ẩm thực Việt rộng rãi đến người dân Slovakia thì, tôi nghĩ, ở một khía cạnh nào đó, chuỗi nhà hàng 'Phở' còn chính là sự kết nối giữa tôi với quê nhà Việt Nam".

Chuỗi nhà hàng 'Phở' còn chính là sự kết nối giữa tôi với quê nhà Việt Nam"

Cuối cùng, sau 3 năm miệt mài kinh doanh, doanh thu nhà hàng của cô đã đạt tới 3,4 triệu USD. Nhờ đó, Lucia Thảo Hương Simekova đã vinh dự lọt vào danh sách Forbes 30 Slovakia. Đáng chú ý, đại diện của Fobes cho biết cô là người Việt đầu tiên có tên trong các danh sách của tạp chí. 9x Việt chia sẻ: "Tôi rất biết ơn khi được chọn vào danh sách của Forbes. Tôi thấy được tiếp thêm động lực để cố gắng, vì nhà hàng của tôi còn non trẻ".

Năm 2020, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, cửa hàng của 9x đã phải tạm đóng cửa.  Lượng hàng bán ra tại các cửa hàng của Phở sụt giảm mạnh, doanh thu mất đến 80%. Sau khi đánh giá tình hình, cô quyết định chuyển sang bán hàng online. Chưa hết, Thảo Hương còn thực hiện loạt biện pháp như hợp tác với công ty bán hàng trực tuyến, cắt giảm chi phí, dừng đầu tư mới. Ngay khi Slovakia nới các biện pháp phòng dịch, cô chọn mở lại cửa hàng ở nơi có mật độ giao thông lớn, kết hợp bán take-away và mở rộng phạm vi giao hàng ở khắp Bratislava. 

Tôi thấy được tiếp thêm động lực để cố gắng, vì nhà hàng của tôi còn non trẻ".

Thảo Hưng cho biết: "Trong tương lai gần, việc đánh giá rủi ro để duy trì công việc kinh doanh trong giai đoạn đại dịch vẫn được ưu tiên hàng đầu. Về lâu dài, tôi muốn mở rộng chuỗi 'Phở', có thể mở thêm vài địa điểm mới. Tôi muốn 'Phở' trở thành lựa chọn yêu thích của nhiều người không chỉ tại Slovakia mà có thể trên toàn châu Âu chẳng hạn".

Xem thêm: Nữ doanh nhân hé lộ 5 chiến lược giúp cô tiết kiệm cả ngàn đô mỗi tháng dù vẫn mê mệt shopping