Nghịch lý đất ở không thiếu nhưng giá quá cao, người mua thực ít mà đầu cơ thì nhiều

Hiện tại, giá bất động sản ở nước ta đang quá cao, trong khi đất ở không thiếu. Điều này khiến do người mua thực không dám chi, chỉ có dân đầu cơ là nhiều.

Chi Nguyễn
09:06 21/07/2022 Chi Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Vài năm trở lại đây, nhiều người thấy bất động sản dễ thu lời lớn, liền đổ xô đi đầu tư. Từ anh xe ôm, bà bán nước, đến nhân viên công sở, giám đốc,... ai nấy đều bàn nhau mua miếng đất ở tỉnh này, căn hộ ở khu kia...

Có điều, ở thị trường có một nghịch lý là, đất không thiếu nhưng giá đang quá cao. Điều này khiến cho những người mua thực không dám xuống tiền, vì sợ mua nhà, mua đất xong là "mất trắng". Trong khi đó, dân đầu cơ lại nhiều "nhung nhúc", mua đất để đó chờ kiếm lời.

Vấn đề cơ bản nhất của chuyện mua đất đầu cơ, đó là phải làm sao nếu tình trạng này không giảm bớt. Cứ giữ nguyên như thế, 10-20 năm sau, chính con cháu chúng ta sẽ phải cố gắng gấp đôi cha mẹ chúng bây giờ để mua đúng miếng đất đó. Nhà đất là loại tài sản có ảnh hưởng lớn đến xã hội, nên cần được quản lý chặt.

dat-khong-thieu-nhung-gia-cao-nguoi-mua-thuc-it-ma-dau-co-thi-nhieu
Suy nghĩ "người đẻ chứ đất không đẻ" chỉ là lý luận của dân cò đất mà thôi

Thử hình dung xem, một miếng đất hiện tại có giá 1 tỷ đồng, nhưng 10 năm sau đã tăng thành 5 tỷ. Trong khi đó, mức lương của bạn sau chừng ấy năm có tăng được từ 10 triệu lên 50 triệu không? Nếu câu trả lời là không, thì điều đó đồng nghĩa với việc bạn không mua được nhà, chấp nhận ở thuê cả đời.

Suy nghĩ "người đẻ chứ đất không đẻ" chỉ là lý luận của dân cò đất mà thôi. Thử làm phép tính đơn giản này xem: Diện tích của Việt Nam là 330.000 km2, chỉ tính diện tích đất ở là 5% diện tích toàn quốc, ta có 16.500 km2. Dân số nước ta khoảng 100 triệu dân, với tiêu chuẩn 25 m2 một người, đồng nghĩa với tổng số 2.500 km2 sàn ở. Như vậy, chúng ta vẫn còn dư tới 14.000 km2 sàn ở.

Với tốc độ tăng dân số 1 triệu người/năm (tương đương 25km2 đất ở) ta phải mất tới hơn 500 năm mới phủ hết diện tích này cho nhu cầu ở tối thiểu. Đó là chưa tính tới các khu chung cư, cao ốc đang mọc lên như nấm, chứ không chỉ là nhà riêng. Tôi thấy, chính sách dân số của Nhà nước cũng đang có hiệu quả cao, tư tưởng đẻ đông con cũng không còn quá nặng nề nữa, nên chuyện thiếu đất ở là rất xa vời.

dat-khong-thieu-nhung-gia-cao-nguoi-mua-thuc-it-ma-dau-co-thi-nhieu
Đó là chưa tính tới các khu chung cư, cao ốc đang mọc lên như nấm, chứ không chỉ là nhà riêng

Thế nhưng, trên thực tế, giá nhà đất ở Việt Nam đang cao ngất ngưởng, vượt qua giá trị thật quá nhiều. Người có tiền ai cũng muốn tích trữ đất, chờ tăng giá rồi bán kiếm lời. Điều này tạo ra cung cầu ảo, gây cảm giác khan hiếm đất ở. Trong khi đó, những người có nhu cầu mua nhà ở thực lại không có tiền. Tôi thấy, đó là bất cập của thị trường hiện nay. Vô tình, hạnh phúc của người này lại là nỗi khổ của nhiều người khác.

Để bất động sản phát huy được hết giá trị của chúng, cần có chính sách để đưa đất vào sản xuất, vừa không mất giá trị đồng tiền, vừa tạo ra giá trị cho xã hội. Chỉ những kẻ đầu cơ "lướt sóng", lợi dụng "sốt đất" để trục lợi, mới làm tăng hệ lụy và nguy hiểm cho xã hội (bong bóng bất động sản, đẩy giá nhà lên quá cao, thiếu vốn cho sản xuất...).

*Bài viết tổng hợp theo chia sẻ của anh Ktsuce, mang quan điểm cá nhân của tác giả.

Theo VnExpress

Xem thêm: Từng là nghề "hái ra tiền", giờ đây nhiều môi giới bất động sản muốn bỏ việc vì thị trường hạ nhiệt

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận