Cựu Chủ tịch FPT Telecom chia sẻ sự thật phũ phàng: Nhiều lãnh đạo nói tài sản quý nhất là con người, nhưng cứ gặp khó khăn là cho đi

Theo ông Hoàng Nam Tiến, cựu Chủ tịch FPT Telecom, khi công ty gặp khó khăn, các nhà lãnh đạo thường chọn cho nhân sự ra đi hơn là giảm chi phí.

Chi Nguyễn
17:03 25/10/2023 Chi Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Ông Hoàng Nam Tiến là Cựu Chủ tịch HĐQT FPT Telecom, hiện đang là Phó chủ tịch Hội đồng trường Đại học FPT. Trong một sự kiện gần đây, ông đã có những chia sẻ sâu cay về chuyện công sở.

Tại đây, ông được hỏi rằng, đối diện với hoàn cảnh khó khăn, doanh nghiệp thường làm gì. Ông Tiến trả lời: "Rất nhiều lãnh đạo doanh nghiệp, đặc biệt doanh nghiệp lớn, hay nói 'Con người là tài sản quý nhất của doanh nghiệp'. Nhưng bao giờ cũng thế, khi nào gặp khó khăn thì cho bớt 'tài sản' ấy ra đường. Đấy là sự thật.

...

Một điều thầm kín họ không trả lời công khai, có lẽ rất nhiều lãnh đạo (không phải tất cả), sẽ chọn cắt người. Cho nhàn".

cuu-chu-tich-fpt-telecom-chia-se-su-that-phu-phang-ve-cong-so

Ông chia sẻ thêm, khó khăn tương tự từng xảy ra với FPT giữa thời điểm đại dịch COVID-19.  Khi ấy là tháng 7/2021 - thời điểm TPHCM, rồi Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội toàn thành phố, các hoạt động kinh doanh không thiết yếu đều phải tạm ngưng.

Ông nhớ lại: "Các doanh nghiệp rơi vào tình trạng đóng cửa, ngủ đông, suy giảm kinh tế, anh Trương Gia Bình - Chủ tịch HĐQT FPT - gọi tất cả lãnh đạo vào họp online. Trong đó, nhấn mạnh một thông điệp: 'Không ai được mất việc!'.

Chúng tôi quý anh em mình lắm, nhưng khó kinh khủng. Giờ nào có được ra ngoài bán hàng. Các bạn FPT Retail bảo 'Em không được đến cửa hàng'. Các bạn làm dự án bảo 'Có hàng nhưng có mang sang bên khách hàng lắp đặt được đâu'. Vậy thì làm thế nào để không ai mất việc?".

Trước tình hình đó, ông Trương Gia Bình đã nói, việc tìm giải pháp là trách nhiệm của người lãnh đạo, yêu cầu không trình bày lý do. Ông Tiến nhớ lại: "Chúng tôi đã phải tìm mọi cách trên đời, từ cắt lương lãnh đạo, cắt chi phí, cắt đủ mọi thứ, nhưng không cắt lương anh em. Tôi khẳng định điều này".

Cũng theo vị doanh nhân này, nếu buộc phải cắt nhân sự, thì nên làm thật khéo. Ông nói: "Khi khó khăn quá, chúng tôi đành cắt người. Và đau lòng lắm. Thay vì triết lý cao đẹp, bọn tôi nhậu, người đi người ở ôm chặt nhau. Người đi dặn dò ‘Mày ở lại làm thay anh/chị".

cuu-chu-tich-fpt-telecom-chia-se-su-that-phu-phang-ve-cong-so

Sau đó, ông tìm cách chia sẻ, tâm sự với những lao động bị cắt giảm, để họ vượt qua khó khăn. Một yếu tố nữa giúp giảm nhẹ trải nghiệm tiêu cực của nhân viên khi cắt giảm nhân sự là áp dụng công nghệ để giảm tải công việc cho người ở lại.

Phó chủ tịch Hội đồng trường Đại học FPT nhận định: "Tất nhiên, không ai muốn bị mất việc, nhưng chúng ta phải làm cho những người ở lại hiểu mình phải làm tốt, để công ty vẫn tăng trưởng, để chính mình không bị rơi vào tình trạng mất việc tiếp".

Cuối cùng, ông Hoàng Nam Tiến nhận định, nếu buộc phải cắt giảm nhân sự, cần làm hai việc. Đó là:

- Có sự chia sẻ từ người lãnh đạo, kể cả cấp lãnh đạo cao nhất, chia sẻ được sứ mệnh công ty, đặc biệt chia sẻ cả hoàn cảnh của từng người thôi việc.

- Tập trung những gì tốt nhất, tận dụng được mọi cơ hội, làm việc với nỗ lực cao nhất có thể, để những người ở lại không phải là người bị mất việc tiếp theo.

Theo Nhịp sống thị trường

xem thêm: Quan điểm của Chủ tịch PNJ Cao Thị Ngọc Dung: Đã là lãnh đạo, đừng nghĩ rằng mình đang nuôi nhân viên

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận