Chuyên gia trị liệu tài chính gợi ý cách ngăn thói quen tiêu hoang: Luôn giữ tờ tiền mặt có giá trị lớn trong ví

Thói quen tiêu hoang, tùy hứng sẽ dẫn ta tới cảnh nghèo khó nhanh hơn ta tưởng, vì thế quản lý tài chính là điều rất cần thiết.

Chi Nguyễn
09:11 13/01/2022 Chi Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

"Tháng này tôi sẽ tiêu ít đi" - Hãy thú nhận đi, đã bao nhiêu lần ta tự nhủ điều này nhưng không làm được? Rất nhiều lần ta đã mua sắm bốc đồng một cách vô thức, và chỉ nhận ra khi bản thân đã rỗng túi.

Amanda Clayman là một chuyên gia trị liệu tâm lý tài chính, là người giải mã các suy nghĩ, cảm xúc và định hình tư duy tiền bạc của mỗi người. Amanda đang là luật sư chuyên mảng sức khỏe tài chính tại Prudential, là CTV với nhiều tờ báo danh tiếng như The New York Times, The Wall Street Journal và Forbes. Dưới đây là những bí quyết để bảo vệ túi tiền bản thân của chuyên gia này:

Thay đổi "diện mạo tiền mặt"

chuyen-gia-tri-lieu-tai-chinh-he-lo-cach-ngan-thoi-quen-tieu-hoang
Vì thế, việc chỉ sử dụng tiền mặt sẽ giúp ta sớm nhận ra mình "tiêu hoang" thế nào

Amanda cho hay: "Khi phải trả nợ tín dụng, tôi thường lấy ra một khoản tiền mặt nhỏ mỗi tuần, rồi cất vào ví". Mục tiêu của cô là luôn để tiền mặt trong ví càng nhiều càng tốt. Việc thanh toán bằng thẻ tín dụng và ví điện tử rất tiện lợi, nhưng ta thường không nhận ra mình đã tiêu bao nhiêu. Vì thế, việc chỉ sử dụng tiền mặt sẽ giúp ta sớm nhận ra mình "tiêu hoang" thế nào.

Vị chuyên gia này nói: "Tôi vẫn tuân thủ nguyên tắc này. Trừ khi có kế hoạch chi tiêu quan trọng, tôi luôn giữ 20-40 USD tiền mặt trong ví, 1-2 thẻ tín dụng, thẻ quà tặng, bằng lái xe, danh thiếp và giấy nhớ liệt kê 3 mục tiêu hàng đầu về tiền bạc".

Nhà tâm lý học Mary Gresham cho biết, cô còn có cách hay hơn. Đó là hãy chỉ mang theo 1 tờ 50 USD hoặc 100 USD trong ví, tức là những tờ có mệnh giá cao. Như vậy, ta sẽ phải suy nghĩ kỹ trước khi phá tờ tiền to.

Hiểu rõ bản thân và cạm bẫy

Muốn xác định được thói quen chi tiêu, hãy hiểu rằng tâm trạng và cảm xúc có tác động rất lớn tới ta. Chúng sẽ ảnh hưởng tới lựa chọn mua sắm của ta, và những món đồ ta mua đều có một giá trị biểu tượng nào đó.

Hãy xác định xem tâm trạng của mình ra sao mỗi khi mua sắm. Ta làm vậy để lấp đầy nhu cầm cảm xúc nào? Có phải ta đang muốn thỏa mãn không hay chỉ đơn giản là giảm bớt lo lắng? Việc hiểu rõ cảm xúc và nguyên nhân kích thích thói quen mua sắm sẽ giúp ta biết khi nào mình sắp "vung tay quá trán" và dừng lại trước khi quá muộn.

Tạm dừng mua sắm

chuyen-gia-tri-lieu-tai-chinh-he-lo-cach-ngan-thoi-quen-tieu-hoang
Để cắt giảm chi phí, tôi đặt ra nguyên tắc 24 tiếng đối khi đi mua sắm

Những lần mua sắm bốc đồng dù không quá đắt đỏ, chỉ vài ba đồng bạc có thể là nguyên nhân khiến ta rỗng túi. Amanda cho biết: "Để cắt giảm chi phí, tôi đặt ra nguyên tắc 24 tiếng đối khi đi mua sắm. Nói ‘không’ thì khó, mà nói ‘có’ lại là bản năng. Tuy nhiên, nếu nói ‘Tôi sẽ mua nó vào ngày mai’, bạn sẽ dễ dàng đi khỏi quầy thanh toán hoặc tắt trang web mua sắm".

Việc "nghỉ ngơi" sẽ giúp ta suy nghĩ về món đồ mình định mua, xem nó có thực sự cần thiết không. Nhờ đó, ta có thể ngăn việc mua sắm bốc đồng.

Xác định mục tiêu

Theo một bản điều tra tài chính của Prudential, 50% số người được hỏi nói rằng sự thay đổi tài chính là cố định. Với họ, dù tương lai ra sao, họ cũng không thể thay đổi tình hình tài chính của mình. Thay vào đó, hãy thử nghĩ xem mình sẽ làm gì với số tiền mình tiết kiệm được? Viết 3 mục tiêu hàng đầu ra giấy, dán chúng ở nơi mình có thể thấy mỗi ngày. Khi liên tục nhìn thấy mục tiêu rõ ràng, ta có thể từ bỏ những thói quen tài chính xấu.

Amanda cho biết: "Mục tiêu lớn nhất của tôi là kiếm tiền để nghỉ hưu. Tuy nhiên, tôi chẳng bao giờ liên hệ được với số tiền hưu trí khổng lồ mà các chuyên gia tài chính đề ra. Tôi hiểu phép toán đó, nhưng số tiền đó nằm ngoài hệ quy chiếu của tôi, nên trông nó khá là trừu tượng".

Chuyên gia trị liệu tài chính này đã tạo ra ngân sách nghỉ hưu hàng tháng, bằng cách hình dung nơi mình muốn sống, điều mình muốn làm và những chi phí liên quan đến chăm sóc sức khỏe. 

Tìm hiểu về tiền bạc

Nếu gặp rắc rối về chi tiêu, ta thường phớt lờ thay vì đối mặt với chúng. Vị chuyên gia trị liệu tài chính nhận định: "Trải qua nhiều chuyện, tôi đã nhận ra rằng càng dành nhiều thời gian tìm hiểu tiền bạc, bạn sẽ càng tự tin và có khả năng thay đổi tư duy chi tiêu của mình".

Vì thế, hãy coi việc rà soát chi tiêu là một điều nên làm thường xuyên, như thế là "hẹn hò" thay vì việc bắt buộc. Biến nó thành một trải nghiệm đáng mong đợi, với việc kết hợp với sở thích cá nhân như xem phim, nghe nhạc...

Tận dụng "tự động hóa"

chuyen-gia-tri-lieu-tai-chinh-he-lo-cach-ngan-thoi-quen-tieu-hoang
Ta có thể cài đặt dịch vụ thanh toán hóa đơn tự động và gửi tiết kiệm tự động

Rất nhiều chuyên gia tài chính đã khuyên rằng, ta nên làm quen với "tự động hóa" để tiết kiệm hơn. Ta có thể cài đặt dịch vụ thanh toán hóa đơn tự động và gửi tiết kiệm tự động. Điều này sẽ khiến ta chắc chắn rằng những khoản chi bắt buộc sẽ được hoàn thành ngay đầu tháng hoặc khi ta có lương, không bị lỡ tay tiêu mất. Amanda cho biết: "Tôi thích chiến lược này, bởi nó đem đến bức tranh toàn cảnh về thu nhập mỗi tháng và cho phép bạn chi tiêu mà không cần cảm thấy tội lỗi.

Theo CNBC

Xem thêm: Còn giữ 6 thói quen chi tiêu tai hại này sau tuổi 40, chẳng trách cứ nghèo mãi hoàn nghèo

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận