Chùm ảnh hiếm về ngày Giải phóng Thủ đô: Hà Nội sạch bóng quân thù, cờ hoa rợp bầu trời

Cách đây 67 năm, vào ngày 10/10/1954, các đơn vị của Quân đội Nhân dân Việt Nam tiến vào 5 cửa ô, giải phóng thủ đô Hà Nội.

Chi Nguyễn
06:00 10/10/2021 Chi Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Vào ngày 10/10/1954 hay còn gọi là ngày Giải phóng thủ đô Hà Nội, hoàn toàn không có một trận đánh ác liệt từ các cửa ô như trận Quang Trung - Nguyễn Huệ ầm ầm tiến vào mùa xuân năm Kỷ Dậu (1789). Thời điểm ấy, các đơn vị của Quân đội Nhân dân Việt Nam tiến vào 5 cửa ô, tiếp nhận lại thủ đô Hà Nội một cách hòa bình. Không một tiếng súng, không một tiếng bom, mọi việc diễn ra với sự chứng kiến của một Ủy ban quốc tế kiểm soát đình chiến ở Đông Dương và hàng vạn người dân Hà Nội sống hơn 8 năm trời trong vùng địch tạm chiếm.

Theo kế hoạch đã định, sáng 8/10/1954 các đơn vị chia nhiều ngả đường tiến vào ngoại thành Hà Nội, đến 4h chiều thì tới các đoạn đường đê La Thành, Vĩnh Tuy, Bạch Mai, Ngã Tư Sở, Ô Cầu Giấy và Nhật Tân. Đến sáng sớm ngày hôm sau, quân đội lại theo nhiều đường từ ngoại thành tiến vào nội thành chia làm nhiều cánh quân tiến vào 5 cửa ô chính, từ đó lại tỏa đi khắp nơ. Tính đến 16h30, quân đội Nhân dân Việt Nam hoàn toàn kiểm soát thành phố Hà Nội; bộ đội đi tới đâu, bà con nhân dân đổ ra đường, phất cờ tung hoa đón chào tới đó.

chum-anh-hiem-ve-ngay-giai-phong-thu-do-ha-noi-10-10-1954
Quang cảnh trên đường Đinh Tiên Hoàng, sáng ngày 10-10-1954

Với người dân Hà Nội, đó quả thực là "ngày hội" giải phóng, ngày chiến thắng không thể nào quên. Năm tháng qua đi, ngày Giải phóng thủ đô đã trở thành những ký ức sâu sắc, in đậm trong tâm trí của nhiều người. Những hình ảnh trong ngày đặc biệt của Hà Nội cách đây 67 năm được trưng bày tại Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội.

chum-anh-hiem-ve-ngay-giai-phong-thu-do-ha-noi-10-10-1954
chum-anh-hiem-ve-ngay-giai-phong-thu-do-ha-noi-10-10-1954
Làm lễ chào cờ chiến thắng tại sân vận động Cột Cờ (nay là sân Đoan Môn tại Hoàng thành Thăng Long)

Hai năm trước, trong khuôn khổ chương trình "Ký ức mùa thu", Hoàng thành Thăng Long đã khai mạc buổi trưng bày chuyên đề "Hà Nội mùa thu năm ấy". Hơn 200 hình ảnh, tư liệu đã khắc họa lại ngày tháng lịch sử ở Hà Nội trong suốt những năm kháng chiến chống Pháp từ ngày toàn quốc kháng chiến 19/12/1946, cho tới những giờ phút huy hoàng, trang nghiêm làm lễ chào cờ chiến thắng tại sân vận động Cột Cờ (nay là sân Đoan Môn tại Hoàng thành Thăng Long).

chum-anh-hiem-ve-ngay-giai-phong-thu-do-ha-noi-10-10-1954
chum-anh-hiem-ve-ngay-giai-phong-thu-do-ha-noi-10-10-1954
Một đơn vị Trung đoàn Thủ đô với cờ Quyết chiến Quyết thắng của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 10/10/1954.

Nhà sử học Dương Trung Quốc từng tâm sự: "Gia đình tôi ở Hà Nội và tôi mới lên 7 tuổi, song vẫn nhớ như in những gì diễn ra ngày hôm ấy. Những tiếng xì xầm của người lớn bàn chuyện đón người trên chiến khu trở về, những ánh mắt của lũ trẻ chúng tôi ghé mắt qua khe cửa, rình lúc không có Tây chạy ù ra nhìn đường phố thông thống và vắng tanh rồi lại ù té chạy về núp sau cánh cửa... Rồi nghe thấy bước rầm rập và nhận ra tiếng giày đinh của lính Pháp dội từ phía Bờ Hồ rồi xa dần về phía chợ Đồng Xuân rồi Hàng Đậu. Chúng lê cầu Long Biên để rút về Hải Phòng... ra biển. Rồi im ắng hồi lâu.

chum-anh-hiem-ve-ngay-giai-phong-thu-do-ha-noi-10-10-1954
Chị em nông dân ngoại thành Hà Nội tuần hành trong ngày lễ đón Bác Hồ, Chính phủ về Thủ đô, ngày 10/10/1954

Rồi có tiếng lao xao cũng vọng từ Bờ Hồ, hàng Đào, Hàng Ngang... Cờ đỏ sao vàng được may kín đáo và có tổ chức trong các gia đình giờ đây tung bay trước cửa. Nhiều cổng chào được sắp sẵn từ lâu nhanh chóng được dựng lên mộc mạc mà mang nhiều sắc thái. Bắt đầu thấp thoáng những bộ cánh màu cỏ úa của bộ đội, những đơn vị tiền trạm và cả những chiếc ô tô sơn trắng chở những sĩ quan trong Ủy ban Quốc tế. Rồi xuất hiện những đoàn người có cờ hoa biểu ngữ trên tay xếp thành đội ngũ đi ngược về phía Bờ Hồ; mọi người bắt đầu tràn ra hè phố... Cuối cùng thì đoàn quân giải phóng trở về...".

chum-anh-hiem-ve-ngay-giai-phong-thu-do-ha-noi-10-10-1954
Đông đảo nhân dân chờ đón bộ đội tiến về Hà Nội trước cổng đền Ngọc Sơn
chum-anh-hiem-ve-ngay-giai-phong-thu-do-ha-noi-10-10-1954
Học sinh đón mừng bộ đội trên phố Hàng Đào
chum-anh-hiem-ve-ngay-giai-phong-thu-do-ha-noi-10-10-1954
Trẻ em Hà Nội háo hức đi đón các chú bộ đội ngày 10/10/1954
chum-anh-hiem-ve-ngay-giai-phong-thu-do-ha-noi-10-10-1954
Các nữ chiến sĩ về tiếp quản Thủ đô tại Lễ chào cờ ngày 10/10/1954
chum-anh-hiem-ve-ngay-giai-phong-thu-do-ha-noi-10-10-1954
Bảng tin ''Giải phóng Thủ đô'' ngày 10/10/1954
chum-anh-hiem-ve-ngay-giai-phong-thu-do-ha-noi-10-10-1954
Quyết định số 004/QĐ ngày 9/10/1954 của Ủy ban quân chính TP Hà Nội về việc cử cán bộ tạm thời phụ trách các ngành, các sở trong thời kỳ tiếp quản

Ở Bảo tàng Lịch sử Quốc gia (BTLSQG), lúc này đang trưng bày một lá cờ đón bộ đội về giải phóng Thủ đô. Lá cờ đỏ sao vàng quen thuộc có kích thước 122 x 77cm, làm bằng vải sa tanh có thêu kim tuyến. Trên lá cờ có thêu chữ "Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Độc lập - Tự do - Hạnh phúc", phía dưới thêu thêm 3 từ "Phố Hàng Mắm". 

chum-anh-hiem-ve-ngay-giai-phong-thu-do-ha-noi-10-10-1954
Cờ đỏ sao vàng có thêu chữ "Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Độc lập - Tự do - Hạnh phúc"

Được biết, đó là lá cờ của người dân phố Hàng Mắm bí mật chuẩn bị để đón quân ta về giải phóng Thủ Đơ. Ngày 25/7/1961, ông Bồ Bá Thuyết, Trưởng ban đại diện của nhân dân phố Hàng Mắm lúc bấy giờ đã trao tặng cho Bảo tàng Cách mạng Việt Nam (BTLSQG).

Sự kiện ấy giống như lời bài hát "Tiến về Hà Nội" của nhạc sĩ Văn Cao sáng tác vào năm 1948: "Trùng trùng quân đi như sóng, lớp lớp đoàn quân tiến về. Chúng ta đi nghe vui, lúc quân thù đầu hàng, cờ ngày nào tung bay trong phố".  Kể từ ngày ấy, Thủ đô Hà Nội hoàn toàn được giải phóng, sạch bóng quân thù. 

Xem thêm: Đại tướng Võ Nguyên Giáp - "vị thống soái vĩ đại" lưu danh mãi trong sử sách Việt Nam

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận