4 bài học lãnh đạo trong kinh doanh từ Tây Du Ký: Tại sao Đường Tăng là người dẫn dắt chứ không phải Tôn Ngộ Không

Xem Tây Du Ký, hẳn nhiều người sẽ thắc mắc vì sao người tài như Tôn Ngộ Không phải phò tá Đường Tăng đi lấy kinh mà không thể tự mình đi. Thực ra, tất cả là nhờ 4 bài học lãnh đạo đầy thấm thía này.

4 bài học lãnh đạo trong kinh doanh từ Tây Du Ký: Tại sao Đường Tăng là người dẫn dắt chứ không phải Tôn Ngộ Không

Xem Tây Du Ký, hẳn nhiều người sẽ thắc mắc vì sao người tài như Tôn Ngộ Không phải phò tá Đường Tăng đi lấy kinh mà không thể tự mình đi. Thực ra, tất cả là nhờ 4 bài học lãnh đạo đầy thấm thía này.

Khi còn nhỏ, lúc đọc hoặc xem Tây Du Ký, hẳn nhiều người có thắc mắc vì sao người tài như Tôn Ngộ Không lại phải phò tá Đường Tăng đi thỉnh kinh, chứ không thể tự mình đi lấy? Sau này, đến khi trưởng thành, bắt đầu đi làm thuê, sau đó thăng tiến thành lãnh đạo, ta mới hiểu ra rằng, Đường Tăng lãnh đạo cũng là có lý cả. 

Đường Tăng có gì mà Ngộ Không lại không có, vì sao Đường Tăng là "lãnh đạo" còn người tài như Ngộ Không lại chỉ có thể đi phò tá?

Vậy Đường Tăng có gì mà Ngộ Không lại không có, vì sao Đường Tăng là "lãnh đạo" còn người tài như Ngộ Không lại chỉ có thể đi phò tá? Tất cả là nhờ 4 bài học lãnh đạo đầy thấm thìa này, nếu không có thì việc đi lấy kinh khó khăn thử thách đó khó có thể thành công.

Niềm tin siêu phàm

Đầu tiên, thứ mà Đường Tăng có chính là "niềm tin siêu phàm", dù có mất đi sinh mạng cũng không hề chùn bước, giữ vững niềm tin của mình. Tôn Ngộ Không thì trái lại, dù rất có năng lực nhưng niềm tin lại không vững chắc, nhiều lần bỏ đi hoặc rút lui.

Đường Tăng có "niềm tin siêu phàm", dù có mất đi sinh mạng cũng không hề chùn bước, giữ vững niềm tin của mình.

Trong kinh doanh cũng vậy, lãnh đạo phải là người kiên định, có niềm tin sắt đá, truyền cảm hứng tới nhân viên của mình. Nếu lãnh đạo cứ rụt rè, nhút nhát thì cả công ty đều  gặp khó, không thể làm việc được. Một vị lãnh đạo mà không có niềm tin vào những gì mình đang làm, không có chí tiến thủ sẽ chẳng thể khiến người khác tin tưởng được, sớm muộn cũng rời bỏ mà đi.

Không có tài năng đặc biệt

Đường Tăng chỉ là người bình thường, không có phép thần thông quảng đại mà chỉ có học thức, nhân hậu hiền lành và thấu hiểu người khác.

Đường Tăng chỉ là người bình thường, không có phép thần thông quảng đại mà chỉ có học thức, nhân hậu hiền lành và thấu hiểu người khác. Thoạt nghe Đường Tăng là người "bất tài", nhưng cái tài của ông chính là biết trân trọng và đánh cao người có năng lực, lại biết bao dung khuyết điểm của người khác. Có thế, ông mới bao dung mỗi khi Tôn Ngộ Không quá khích tấn công yêu quái, bỏ qua cho việt Bát Giới phàm phu tục tử, tha thứ cho Sa Ngộ Tịnh - kẻ từng 9 lần ăn thịt Đường Tăng cho các kiếp trước... Ấy chính là đặc điểm của một nhà lãnh đạo giỏi, tuy không xuất sắc nhưng biết trọng dụng người xuất sắc. Nếu Đường Tăng không phải là người như vậy, người giỏi như Ngộ Không sẽ chẳng có đất dụng võ, thể hiện giá trị của mình.

Tôn Ngộ Không sở hữu 72 phép biến hóa thần thông, gần như điều gì cũng có thể làm, nhưng đồ đệ tại Hoa Quả Sơn lại chẳng có mấy người tài năng,

Ngược lại với Đường Tăng, Tôn Ngộ Không sở hữu 72 phép biến hóa thần thông, gần như điều gì cũng có thể làm. Thế nhưng, đồ đệ của Tề thiên đại thánh tại Hoa Quả Sơn lại chẳng có mấy người tài năng, hầu hết là kẻ vô dụng. Bởi lẽ, Ngộ Không quá bản lĩnh, quá tài giỏi, quá hoàn hảo, nên nhìn không lọt những người có bản lĩnh khác, những người có bản lĩnh lại chẳng dám đi theo vì sợ thua kém.

Khi khởi nghiệp, trước hơn hết lãnh đạo phải là một người có năng lực, tuy nhiên, không nên quá hoàn hảo, bởi như vậy sẽ khó thu hút nhiều người tài. Sau khi giải quyết các vấn đề sống còn, hãy xem xét xây dựng một "sân chơi" để nhân viên được phát huy hết giá trị của bản thân, tìm kiếm những người có thể bổ sung thiếu sót của mình. Đừng để việc gì cũng đến tay mình làm, như thế vừa tự khiến mình mệt mỏi, vừa khiến nhân viên không có cơ hội phát triển, doanh nghiệp dễ rơi vào bế tắc.

Nhân đức

Một điều mà Đường Tăng có nhưng Tôn Ngộ Không không có, thể hiện rất rõ mỗi khi thầy trò gặp yêu quái, đó chính là nhân đức. Trong Tây Du Ký, ngay cả với kẻ xấu, trước đó có ý định giết mình, Đường Tăng vẫn tỏ ra rất nhân từ. Đường Tăng biết mục đích của 3 đồ đệ đi theo là để bảo vệ mình, nhưng không hề lợi dụng họ mà vẫn dạy dỗ, dẫn dắt họ để cùng tu luyện, trau dồi bản thân.

Đường Tăng biết mục đích của 3 đồ đệ đi theo là để bảo vệ mình, nhưng không hề lợi dụng họ mà vẫn dạy dỗ, dẫn dắt họ để cùng tu luyện, trau dồi bản thân.

Một công ty ở Nhật Bản đã nghĩ ra cách này, đó là mời cha của nhân viên tới công ty và nói chuyện với quản lý. Chủ doanh nghiệp nói rằng, các quản lý nếu không biết đối xử ra sao với cấp dưới, hãy nhớ về ngày này, ngày mà cha của họ tin tưởng giao con họ cho mình, hy vọng ta có thể dạy dỗ, hướng dẫn nhân viên phát triển và cùng nhau bước tới thành công.

Quan hệ xã hội

Một trong những điều khiến Đường Tăng là người dẫn dắt các đồ đệ đi thỉnh kinh là bởi ông có nhiều mối quan hệ xã hội. Đường Tăng tiền thân là đệ tử Phật Thích ca Mâu Ni, lại rất hiểu chuyện và lịch sự, nếu thấy thần tiên thì lập tức hành lễ rất thành tâm. Mặt khác, ông còn là huynh đệ của vua Đường Thái Tông Lý Thế Dân, quen biết, gặp gỡ nhiều nhân vật cấp cao, vì thế con đường lãnh đạo cũng thuận buồm xuôi gió hơn.

Tôn Ngộ Không vốn chỉ là một con khỉ đá, ngỗ nghịch, từng đại náo thiên cung, khiến bao người khổ sở.

Trong khi đó, Tôn Ngộ Không vốn chỉ là một con khỉ đá, ban đầu ngỗ nghịch, đối xử với sư huynh đệ không tốt nên bị sư phụ đuổi đi. Kết nghĩa huynh đệ với người khác nhưng lại gây sự, lấy trộm đồ của họ, sau này lên trời thì không giữ thể diện cho người khác, rồi đại náo thiên cung khiến bao người khổ sở. Nhìn chung, Tôn Ngộ Không đã đắc tội với nhiều người, quan hệ xã hội cũng không tốt.

Con người chính là tài nguyên thiết yếu nhất, và cũng là ngọn nguồn tạo ra của cải tiền bạc. Một nhà lãnh đạo tốt bên cạnh có các mối quan hệ xã hội tốt còn là người đối đãi tử tế với nhân viên, được những người ưu tú tin tưởng, trung thành. Có như thế, con đường lãnh đạo mới có thể thành công. 

Tây Du Ký phiên bản "kinh dị" của 94 năm trước khiến fan Việt khóc thét: Ngộ Không, Bát Giới xấu hơn yêu quái