51% người trưởng thành không có quỹ ngân sách: Chuyên gia hé lộ cách quản lý tài chính hợp lý
Chuyên gia hoạch định tài chính Janet Stanzak cho biết, có tới 51% người trưởng thành không có quỹ ngân sách. Đây là cách để ta kiểm soát tiền và tránh khỏi cảnh túng thiếu khi nghỉ hưu.
Nếu bạn không chắc rằng tiền của mình đã được tiêu vào những đâu mỗi tháng, thì bạn không hề đơn độc: Khoảng 51% người trưởng thành từ 23 đến 38 tuổi không sử dụng một quỹ ngân sách, theo khảo sát của Bankrate vào năm 2019.
Janet Stanzak, một chuyên gia hoạch định tài chính và là người sáng lập của Financial Empowerment, cho biết: "Đáng buồn thay, chúng ta thường không được học về cách quản lý tài chính như một kĩ năng sống cơ bản ở trường. Nếu chúng ta không kiểm soát được tiền, thì tiền sẽ kiểm soát chúng ta thông qua khoản nợ khổng lồ đến từ thẻ tín dụng, việc không thể tiết kiệm hoặc đầu tư cho hưu trí và những thứ quan trọng khác đối với chúng ta và làm hỏng khả năng có đủ điều kiện vay của chúng ta".
Lập kế hoạch quản lý tiền bạc có thể giúp ta thoải mái hơn trong việc tiết kiệm và chi tiêu. Nếu ta chưa quen với việc lập ngân sách, đây là 3 cách dễ dàng để bắt đầu.
Hãy trả tiền cho bản thân trước
Stanzak giải thích: “Chắc chắn, bạn phải trả tiền cho bản thân trước tiên - nghĩa là, xây dựng khoản tiết kiệm vào ngân sách của bạn như một thành phần thiết yếu. Nếu bạn đang chi tiêu tất cả những gì bạn kiếm được, không tiết kiệm cho tương lai của mình, thì bạn sẽ không thể tạo dựng nên một gia tài và không tôn trọng sự chăm chỉ của chính mình.”
Hầu hết các công ty đều có hệ thống tự động gửi tiền trực tiếp vào nhiều tài khoản, vì vậy ta có thể chia tiền kiếm được của mình thành các tài khoản séc hoặc tài khoản tiết kiệm khác nhau. Điều này cũng có thể áp dụng với việcchuyển khoản thường xuyên vào các tài khoản hưu trí như 401(k) hoặc IRA.
Pam Capalad, một chuyên gia hoạch định tài chính và là người sáng lập kiêm Giám đốc điều hành của Brunch & Budget ở TP. New York chia sẻ: “Điều quan trọng là phải thiết lập được thói quen tiết kiệm thường xuyên. Hãy trả tiền cho bản thân trước. Hãy để số tiền này sang một bên và tự động hóa nó".
Hãy xác định số tiền bạn cần để thanh toán các hóa đơn của mình
Để biết được các chi phí sinh hoạt thiết yếu, hãy tính tổng các hóa đơn định kỳ bao gồm tiền thuê nhà, điện nước và hàng tạp hóa. Bao gồm cả các khoản thanh toán nợ, chẳng hạn như các khoản vay sinh viên hoặc thế chấp nữa, vì đây là những thứ ta cần phải trả.
Trong khuôn khổ ngân sách chẳng hạn như quy tắc 50/30/20, những chi phí thiết yếu này sẽ chiếm khoảng 50% thu nhập. Nếu chúng chiếm nhiều hơn, hãy cố gắng làm giảm bớt các hóa đơn hoặc điều chỉnh lại lối sống trước kia.
“Hãy tự hỏi bản thân xem liệu lối sống hiện tại có phù hợp để cho phép bạn có được một vị thế tài chính vững chắc trong tương lai hay không”, Jorge Padilla, một chuyên gia hoạch định tài chính và cố vấn khách hàng cấp cao tại The Lubitz Financial Group khuyên nhủ.
Đừng quên việc kiếm tiền cũng nhằm phục vụ mục đích giải trí
Điều quan trọng là ta nên để lại một khoản ngân sách để "nuông chiều" bản thân, sau khi đã tiết kiệm tiền và chi trả cho những thứ cần thiết. Danh mục chi tiêu tùy ý này bao gồm những thứ như ăn uống, quần áo và giải trí.
Padilla cho biết: "Chi một khoản tiền cho những niềm vui và những điều mang lại hạnh phúc cho chúng ta - là một điều dễ hiểu". Nhu cầu ở mỗi người là một khác, nhưng các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc chi tiền cho bản thân cũng như cho người khác có thể đem lại những tác động hữu hình.
Các chuyên gia khác cũng đồng ý với điều đó. Capalad nói: “Điều quan trọng là phải xác định, và chấp nhận rằng sẽ có những khoản chi tiêu dùng để đáp ứng nhu cầu cảm xúc của bạn và khiến bạn cảm thấy như một con người". Ta có thể nghĩ rằng chúng ta nên giảm bớt các khoản này để tiết kiệm tiền. Nhưng bằng cách xác định những khoản chi tiêu tùy ý nào thực sự khiến ta trở thành một người hạnh phúc hơn. Suy cho cùng, ta hoàn toàn có thể biết được rằng những sự cắt giảm chi tiêu nào sẽ mang ý nghĩa lâu dài với bản thân.
Theo Grow Acorns
Xem thêm: 5 bí quyết quản lý tài chính hiệu quả hậu đại dịch, sẵn sàng cho cuộc sống "bình thường mới"
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận