Ý tưởng độc đáo "hô biến" vỏ tôm thành chế phẩm bảo quản rau củ quả
Tận dụng vỏ tôm bỏ đi, nhóm sinh viên trẻ đã mày mò nghiên cứu, "hô biến" chúng thành chế phẩm bảo quản độc đáo.

Những người nghĩ ra ý tưởng bảo quản độc đáo này là các bạn sinh viên ĐH Văn Lang. Các thành viên bao gồm nhóm trưởng là Lê Công Quốc Tín, và các thành viên khác là Nguyễn Ly Phương Trang, Trần Công Luận, Phạm Ngọc Quỳnh Hương, Võ Thị Bảo Ngọc và Nguyễn Bá Triệu.
Chia sẻ về lý do thực hiện, Quốc Tín giải thích rằng điều này xuất phát từ thực trạng ở Việt Nam. Nước ta không ít loại trái cây ngon, nhưng vấn đề bảo quản lại chưa được tốt, nhiều khi phải bỏ đi uổng phí. Từ đó, nhóm sinh viên quyết định đi tìm giải pháp.

Học ngành quản trị kinh doanh nhưng nhóm sinh viên lại chọn khởi nghiệp từ phế phẩm. Tín luôn dành thời gian, tìm những tài liệu về công nghệ sinh học để nghiên cứu. Nhờ sự giúp đỡ, hướng dẫn của tiến sĩ Vũ Thị Huyền (chuyên ngành công nghệ sinh học của trường) nhóm bắt đầu chọn dự án bằng vỏ tôm.
Trước tiên, họ chọn vỏ tôm bỏ đi, rồi nghiên cứu để pha chế thành dạng lỏng để bảo quản. Tín giải thích: "Chọn vỏ tôm vì trong nó có chứa chất kitin (chất bảo quản tự nhiên), phế phẩm dễ tìm, nguyên liệu hầu như bị bỏ đi, công đoạn chế biến nhanh. Từ đó giảm được nhiều chi phí cho sản xuất".

Vỏ tôm được nhóm sinh viên xin các tiểu thương ở chợ, rồi trải qua vô số công đoạn để tạo ra sản phẩm cuối cùng. Sau 2 tháng, sản phẩm hoàn thiện, nhóm thử nghiệm trực tiếp lên trái cây, sau đó đóng chai, thiết kế bao bì, phát triển sản phẩm, khảo sát thị trường và bán sản phẩm.
Về nhu cầu, nhóm đã ra các chợ trái cây ở địa phương, đi từng quầy bán để khảo sát. Khi có sản phẩm, họ lại lặn lội lên tận các vườn trái cây ở Củ Chi thử nghiệm, hay áp dụng bảo quản rau củ quả của các bếp ăn từ thiện.

Phương Trang nói thêm, ưu điểm của sản phẩm này sử dụng nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên, thân thiện với con người và trái cây. Chưa kể, sản phẩm còn tạo thành vòng tròn tái chế sinh học. Tức là, khi pha với nước để ngâm trái cây và sau đó có thể dùng nước bỏ đi này để bón cho cây trồng.
Tuy nhiên, nhược điểm của sản phẩm là chưa bảo quản được các loại trái cây có vỏ dày như sầu riêng, mít và trái bơ… Dù vậy, trong tương lai, nhóm hy vọng có thể phát triển sản phẩm hơn nữa.

Vừa qua, chế phẩm sinh học từ vỏ tôm bảo quản trái cây lâu hơn đoạt giải đặc biệt cuộc thi khởi nghiệp "Ra khơi" năm 2023 của Trường ĐH Văn Lang tổ chức. Ông Lâm Minh Chánh, Sáng lập và Chủ tịch Học viện Kinh doanh & Tài chính BizUni, nhìn nhận dự án biến vỏ tôm thành phế phẩm bảo quản trái cây rất tiềm năng. Sản phẩm phù hợp, gần gũi với nhiều người và vị trí của sinh viên khi khởi nghiệp hiện nay. Điểm đặc biệt của sản phẩm này ở dạng lỏng, dễ sử dụng và hoàn toàn tự nhiên.
Tuy nhiên, trong tương lai sản phẩm này sẽ có nhiều cạnh tranh bởi trên thị trường cũng đã có sản phẩm tương tự. Vẫn cần thời gian thẩm định thêm các chức năng vốn có của sản phẩm. Nếu đi đúng hướng, ông Chánh tin rằng dự án khởi nghiệp từ vỏ tôm này sẽ có nhiều tiềm năng phát triển hơn sau này.
Theo Thanh Niên
Xem thêm: Ý tưởng bảo vệ rừng mới lạ ở Vườn quốc gia Cát Tiên
Đọc thêm
Theo Hằng, để học sinh hứng thú với môn Ngữ văn, thay vì giáo viên tương tác một chiều thì nên tạo không gian mang tính thẩm mỹ, ở đó học sinh được thoải thích trình bày ý tưởng văn học...
Hàng trăm thậm chí là hàng nghìn đầu sách được khuyên góp từ các tổ chức, cá nhân đã tạo nên thư viện sách miễn phí ở cao Cư M'Gar. Đây là hoạt động nhân văn nhằm lan tỏa rộng rãi văn hóa đọc.
Mô hình “Ngôi nhà 100 đồng” tại xã Tân Thành (huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông) được bà con địa phương ủng hộ hết mực.
Tin liên quan
Mỗi tháng 1 lần, dù trời mưa hay nắng nóng cực độ, nhóm ban trẻ Chúng thanh niên Phật tử Phật Quang tìm kiếm những đoạn đường nhiều "ổ gà, ổ voi" để san lấp, đảm bảo an toàn giao thông công cộng.
Không theo những nghề "hot" ngoài thị trường, Trịnh Hán Quang (24 tuổi) chọn công việc sửa chữa và phục chế sách cũ. Vậy, nguyên nhân gì khiến chàng Gen Z quyết theo nghề này?
Ở thời điểm này, thay vì nhắc 2K5 ôn thi đi, cố lên... chúng tôi xin gửi đến các bạn 10 câu nói truyền động lực để tự tin bước vào phòng thi.