Việc tử tế: Bỏ tiền túi thuê nhà cho bệnh nhân chạy thận ở miễn phí
Thương cảnh bệnh nhân khốn khó không có chỗ ở, vợ chồng anh Nguyễn Văn Xuân đã bỏ tiền túi thuê nhà và cho họ ở miễn phí.

Từ đầu năm 2021, anh Nguyễn Văn Xuân (50 tuổi, Hòa Bình) thuê một ngôi nhà cấp 4 rộng 50m2 với giá 2,5 triệu đồng, cho bệnh nhân chạy thận ở miễn phí. Anh tâm sự: "Tôi hiểu rõ nỗi khổ của người bệnh bởi nhiều năm làm thiện nguyện nên bàn với vợ tạo dựng một mái ấm cho các bệnh nhân".
"Nhà trọ tình thương" được trang bị đầy đủ tivi, tủ lạnh, bình nóng lạnh, quạt cho đến bếp nấu, bát, đĩa để đón người vào ở vô thời hạn mà không tốn chi phí nào. Anh cũng trả toàn bộ tiền điện, nước, thường xuyên gửi đồ ăn sáng cũng như gạo, thịt, rau củ cho các bệnh nhân.

Những người ở đây là các bệnh nhân chạy thận trong độ tuổi từ 20-60, đa phần ở một mình. Biết người bệnh xa nhà dễ tủi thân, vợ chồng anh thường xuyên qua thăm hỏi, động viên, sau hỗ trợ sửa chữa đồ dùng, thiết bị điện nếu gặp sự cố.
Chị Lò Thị Nguyệt (40 tuổi) ở Mai Châu kể, từ giữa năm ngoái mỗi lần xuống viện chạy thận đều phải chạy xe hơn 70 km. "Ngày nào về tôi cũng nằm li bì vì mệt, nhưng đành cố bởi không chẳng đủ tiền thuê trọ", chị kể.

Tháng 9/2022, chị Nguyệt được giới thiệu đến phòng trọ 0 đồng xin ở miễn phí. Từ đó, người phụ nữ 40 tuổi có nơi ở mới, cách viện chưa đến một km. "Nhờ có vợ chồng anh Xuân giúp đỡ tôi mới an tâm chữa bệnh, người nhà cũng bớt lo lắng mỗi khi mỗi lần đi xa", chị tâm sự.
Nhà trọ bây giờ đã kín chỗ, nhưng số người bệnh tìm đến ngày càng đông, anh buộc phải từ chối. Anh giải thích: "Đến nay tôi chưa thể thuê thêm phòng bởi kinh tế còn hạn chế. Nhưng thời gian tới khi cân đối được tài chính, tôi mong sẽ đón được thêm nhiều người về ở".

Làm việc tử tế, vậy mà vợ chồng anh Xuân bị nhiều người chê gàn dở, thừa tiền. Bất chấp miệng lưỡi người đời, họ vẫn kiên quyết làm, cũng không mong cầu trả ơn.
Ông Lê Văn Thành, Chủ tịch UBND phường Đồng Tiến, cho biết song hành với công việc kinh doanh xưởng nội thất ôtô, vợ chồng anh Xuân đang triển khai dự án nhà trọ 0 đồng, tổ chức các bữa cơm từ thiện giúp các bệnh nhân chạy thận có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh. Vị lãnh đạo nhận định: "Đây là hành động thiết thực, cần được nhân rộng khi đã cung cấp nơi ăn, chốn ở và tiếp sức cho những bệnh nhân nghèo có cơ hội được chữa bệnh".
Theo Quỳnh Nguyễn/VnExpress
Xem thêm: Bánh đúc có xương: Mẹ kế hiến thận cứu con chồng mắc bệnh hiểm nghèo
Đọc thêm
Tôi có thắc mắc: Các em học sinh đã kết thúc kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023 rồi, vậy bao giờ Bộ GD&ĐT sẽ công bố điểm thi?
Tuy thích chơi game, nhưng Ngô Quý Dương biết cách cân bằng thời gian, đạt nhiều thành tích trong học tập, mới trở thành thủ khoa trường chuyên.
Ở tuổi 36, niềm vui của chị Tô Ngọc Sự, một nữ lao công ở TP.HCM rất đơn giản, đó là có thể theo đuổi đam mê ca hát lần nữa.
Tin liên quan
“Cuối bài thơ tôi đề là “Thu 1977”. Đây là chìa khóa của bài thơ mà rất nhiều người giảng về bài thơ này không hiểu hoặc không chú ý”- nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, tác giả của bài thơ “Sang thu” trong SGK lớp 9 tâm sự.
Những tưởng cuộc đời chìm trong bóng tối khi mất đi đôi tay năm 16 tuổi, nhưng không, nhờ biến cố ấy mà Nguyễn Ngọc Nhựt càng nghị lực hơn, trở thành người yêu đời, truyền cảm hứng cho mọi người.
Với tâm niệm, mang sự tử tế để làm đẹp cho đời, anh Lâm Thắng sáng đi làm công nhân, tối về mở lớp học tình thương xóa mù chữ cho trẻ em nghèo.