Vì sao năm xưa vua Lương Võ Đế cả đời xây chùa, bố thí, cúng dường mà vẫn chẳng có được công đức?

Vua Lương Võ Đế khi gặp Tổ Bồ Ðề Ðạt Ma từ Ấn Ðộ sang đã hỏi, liệu việc mình xây chùa, bố thí,... có được công đức không.

Chi Nguyễn
Chi Nguyễn 28/08
Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Theo sử sách ghi chép lại, vua Lương Võ Đế của Trung Hoa thời bấy giờ khi còn sống đã rất mạnh tay xây chùa, tạo tượng. Theo đó, ông cất hàng trăm ngôi chùa, độ tăng chúng tu hành rất đông, thiết trai bố thí, cúng dường, đúc chuông, tạo tượng, ấn tống kinh sách nhiều vô số kể.

Chuyện kể rằng, vua vốn nghĩ làm như vậy đương nhiên mình sẽ được rất nhiều công đức. Một lần nọ, Tổ Bồ Ðề Ðạt Ma từ Ấn Ðộ sang Trung Hoa hoằng pháp, đã được vua vời đến gặp. Khi cả hai đang luận bàn pháp lý, vua hỏi: "Trẫm một đời cất chùa, độ tăng, bố thí, cúng dường, đúc chuông, tạo tượng, ấn tống kinh sách, như vậy có được công đức gì chăng?". Nào ngờ, Tổ Bồ Đề Đạt Ma thẳng thừng đáp lại rằng: "Những việc làm ấy thực không có công đức gì cả!".

vi-sao-vua-luong-vo-de-ca-doi-xay-chua-bo-thi-ma-co-cong-duc
Nào ngờ, Tổ Bồ Đề Đạt Ma thẳng thừng đáp lại rằng: "Những việc làm ấy thực không có công đức gì cả!"

Biết chuyện này, không ít người cảm thấy vô cùng ngạc nhiên. Có người giải thích: Vua Lương Võ Ðế không đích thân ra "công" thực hiện những việc làm đó, chỉ sai người khác làm, nên không có "công đức" gì cả! Dù vậy, lời giải này vẫn không hợp lý, nên sau đó, có người mới tới tìm Lục Tổ Huệ Năng và hỏi xem vị Tổ Bồ Đề Đạt Ma nói có đúng không.

Nghe xong, Lục Tổ dạy rằng: Quả thực là không có công đức gì cả. Vua Lương Võ Ðế vì không biết Chính Pháp, nên lầm lẫn hai chữ "Công Ðức" và "Phúc Ðức"! Thì ra, hai điều này thoạt nghe thì giống nhau, nhưng thực tế lại khác.

Việc xây chùa, bố thí, cúng dường,... chỉ là những việc làm "bên ngoài". Nói cách khác, việc đó chủ yếu có ích lợi cho mọi người, những việc làm cầu phúc, nên gọi là phúc đức. Phúc đức có thể giúp chúng ta giảm thiểu nghiệp chướng, tiêu trừ quả báo, để tai qua nạn khỏi, để bớt chương ngại trên đường đạo.

Phúc đức là "hữu lậu", hay còn gọi "hữu vi", nghĩa là con người dù hưởng phúc nhưng vẫn còn trong lục đạo luân hồi. Khi thụ hưởng hết phúc rồi thì bị đọa lạc để đền trả quả báo.

Trong khi đó, công đức là tu tập ở "bên trong", tức có lợi cho chính mình. Công đức tích tụ nhờ hành trì theo lời Phật dạy trong kinh điển, luôn luôn niệm Phật, giữ gìn giới luật, tu tập thiền định, phát huy trí tuệ bát nhã. Cũng vì thế, công đức có thể giúp chúng ta vượt qua bể khổ sông mê, đến được bến bờ giác ngộ và giải thoát.

Công đức có tính "vô lậu" hay "vô vi", nghĩa là không còn trong lục đạo sinh tử luân hồi nữa. Nó giúp con người chuyển hóa tâm tính từ phàm phu tục tử trở thành bồ tát, thành Phật. Bản thân không biết tu tâm dưỡng tính, không biết trì giới, cũng chẳng thiền định, không phát huy trí tuệ bát nhã, làm sao mà giác ngộ và giải thoát được.

vi-sao-vua-luong-vo-de-ca-doi-xay-chua-bo-thi-ma-co-cong-duc
Làm việc tốt, nhưng lại sinh tâm cầu mong được "trả công bội hậu" ở cõi thiên đàng sau này, thì chỉ tạo nên phúc đức mà thôi

Sâu trong tâm, tham sân si vẫn còn đó, thậm chí còn tăng thêm. Vô minh phiền não chẳng hề tan biến, có khi lại dày đặc hơn. Vì chấp chặt mình đã làm được bao nhiêu việc ích lợi như vậy, dễ có mấy ai làm được như mình, nên tâm cống cao ngã mạn, phách lối ngày một tăng thêm, mục hạ vô nhân, khen mình khinh người.

Tất nhiên, những việc như vua Lương Võ Đế làm rất tốt, nhưng vua đã không hiểu ý nghĩa cao cả của việc đó. Làm việc tốt, nhưng lại sinh tâm cầu mong được "trả công bội hậu" ở cõi thiên đàng sau này, thì chỉ tạo nên phúc đức mà thôi. Bố thí cho người nghèo, cúng dường cho chùa, tâm mong được trúng số độc đắc, buôn may bán đắt,... chẳng phải là lòng tham đã khởi dậy hay sao?

Làm như vậy, chỉ có phúc đức hạn chế theo số tiền đã bỏ ra mà thôi. Gieo nhân nhỏ thì chỉ nhận được quả nhỏ, không thể khác được. Trong khi đó, nếu như bố thí, cúng dường mà tâm chẳng mong cầu gì cả, chỉ mong giúp đời, giúp người, không tính toán, thì tham sân si đã dần biến mất đi rồi. Vừa có lợi có người, vừa có lợi cho mình, làm vô thức, là vừa tích được phúc đức, lại vừa có được công đức.

Chúng ta hãy tinh tấn làm tất cả những việc thiện, rồi quên hết đi, không chấp chặt vào đó, để kể lể công lao, hay mong cầu phúc báo về sau, tâm cầu danh của chúng ta sẽ bớt đi, tâm chấp ngã cũng nhẹ hơn trước, thì những việc làm đó vừa ích lợi cho người và cho mình, tạo nên phúc đức và công đức vậy. 

Tổng hợp nhiều nguồn

Xem thêm: Lưu tâm 10 lời Phật dạy để thấy đời an vui: Sống trên đời phải làm sao cho tâm tự do, tự tại

Đọc thêm

Trái Đất nơi chúng ta sinh sống chỉ là một đơn vị vô cùng nhỏ bé, nếu so với đại thiên thế giới thật chỉ là hạt cát mà thôi.

Đại thiên thế giới là gì? Hiểu đúng về tam thiên đại thiên thế giới
0 Bình luận

Chắc chắn, khi tìm hiểu về Phật Da Di Đà và nơi được gọi là "Tây Phương cực lạc" cách xa "mười muôn ức cõi" thì ai ai cũng thắc mắc, không biết Phật A Di Đà có thật không?

Phật A Di Đà có thật không và những điều ít biết về Phật A Di Đà?
0 Bình luận

Đức Phật dạy, với người mang trong tâm sự hằn học, chúng ta hãy dùng tuệ giác của Thế tôn để soi sáng lại chính mình mà có sự cảm thông và tha thứ cho họ. Gặp phải người hằn học, hãy thử lắng nghe để tìm nguyên nhân, giúp họ thoát ra. 

Phật dạy cách chuyển hóa sự hằn học để thân tâm an yên
0 Bình luận

Tin liên quan

Bộ phim Hạ Thiên Khi Yêu (Yêu Đương Đi Mùa Hè) phát sóng lúc mấy giờ? Trên kênh nào? Lịch phát sóng và link xem phim phụ đề tiếng Việt mới nhất.

Lịch chiếu phim Hạ Thiên Khi Yêu trên WeTV mới nhất
0 Bình luận

Thói quen của cha mẹ tưởng bình thường nhưng lại có ảnh hưởng rất lớn đến con, bởi con cái chính là tấm gương phản chiếu của cha mẹ. Nhìn vào cách hành xử của một đứa trẻ sẽ thấy được phương pháp giáo dục của phụ huynh.

Thói quen của cha mẹ tưởng vô hại nhưng lại làm hư trẻ: Cách dạy con thông minh được gói gọn trong 2 từ “làm gương”
0 Bình luận

Kết giao bạn bè đúng người sẽ giúp cuộc sống và sự nghiệp của bạn được thăng hạng, bởi họ chính là người tác động trực tiếp đến suy nghĩ, hành động của chúng ta.

Kết giao bạn bè với 4 người này thành công sẽ đến một cách tự nhiên và dễ dàng hơn
0 Bình luận


Bài mới

TS Phật học Khangser Rinpoche - tác giả 'Làm chủ cuộc đời, sống hạnh phúc' đến Việt Nam

Năm 2025, TS Phật học Khangser Rinpoche trở lại Việt Nam với chỗi Pháp hội quy mô lớn nhất từ trước đến nay nhằm lan tỏa về một hành trình tràn ngập tình yêu thương và hạnh phúc.

Ngài Khangser Rinpoche thăm và giảng pháp tại chùa Bái Đính và các địa phương

Pháp Hội 2025 do Tôn sư Khangser Rinpoche chủ trì sẽ diễn ra tại nhiều tỉnh thành trên cả nước từ tháng 3 đến đầu tháng 4/2025. Đây là cơ hội quý báu để Phật tử Việt Nam được tiếp cận và học hỏi giáo lý từ một bậc thầy uyên bác.

Hội Xuân Yên Tử vùng đất linh thiêng trong kí ức của người Việt từ xưa tới nay

Theo thông tin chính thức từ Ban tổ chức, Lễ hội Xuân Yên Tử 2025 được chính thức khai hội vào ngày 10, tháng Giêng, năm Ất Tỵ (tức ngày 07/02/2025) tại Trung tâm Văn hóa Trúc Lâm (xã Thượng Yên Công, TP Uông Bí) và kéo dài suốt ba tháng đầu năm.

Phật gia giảng 'tướng do tâm sinh': Tâm an thì đất bằng, không chấp cầu thì ung dung

Tướng tại tâm sinh, tâm an thì đất bằng, không chấp không cầu thì ung dung, tự tại. Đó là cái quy luật bất di bất dịch trong cuộc đời này...

Đức Phật giảng về 2 dạng người hiếm có khó tìm trên đời: Ai may mắn gặp nhất định phải học hỏi

Đức Phật nói "trên đời có hai hạng người tốt nhất. Một là hạng người không bao giờ lầm lỗi. Còn hạng thứ hai là biết mình lầm lỗi mà lo ăn năn, sám hối, tránh không tái phạm”.

Đức Phật dạy: Ngày nào tâm bình an ấy là ngày tốt

Nếu tin vào nhân quả thì ngày nào hội tụ đủ duyên lành thì đó là ngày tốt. Mỗi người luôn sống đạo đức, tạo phước thiện nhiều thì đó là ngày tốt. 

18 nhọt độc - Câu chuyện Phật giáo về luật nhân quả

Vì kiếp trước xem nhẹ mạng người vô tội nên kiếp này vị hòa thượng phải chịu nỗi đau đớn. Đó là luật nhân quả báo ứng.

Xin thầy hãy cởi trói cho con - Câu chuyện Phật giáo đáng suy ngẫm

Năm 12 tuổi, Tứ Tổ lên chùa nhờ Thiền sư Đạo Tín cởi trói. Khi nghe thiền sư nói một câu chí lý, Tứ Tổ lập tức thấy mình được giải thoát.

Đức Phật dạy: Phụ nữ só 5 nỗi khổ cần được thấu hiểu

Phụ nữ thân mang thiên chức làm mẹ nên có cấu trúc sinh lý đặc thù, làm phái yêu và dĩ nhiên có những nỗi khổ riêng khác biệt với phái mạnh.

Quy định về việc tấn phong Giáo phẩm Thượng tọa Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Tấn phong hàng giáo phẩm Thượng tọa đối với các vị Đại đức có tuổi đời từ 45 tuổi trở lên, tuổi đạo từ 25 hạ lạp trở lên, có đạo hạnh tốt, có công đức với đạo pháp và dân tộc, có đóng góp cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

3 nguyên tắc nhẩm niệm khi đứng trước Bồ Tát Quan Thế Âm để được phù hộ độ trì một đời bình an

Bạn hãy ghi nhớ 3 nguyên tắc khấn niệm Bồ Tát Quán Thế Âm dưới đây để có thể được Ngài phù hộ độ trì cho tai qua nạn khỏi, một đời bình an.

3 câu chuyện ngắn nơi cửa Phật giúp ngộ ra trí huệ thâm sâu của cả đời người

Những câu chuyện ngắn nơi cửa Phật dưới đây chứa đựng triết lý nhân sinh sâu sắc của cả đời người có thể giúp bạn ngộ ra nhiều điều.

Tổ thiện nguyện Hoa Sen: Cúng dường chư Tăng Ni mùa An cư kiết hạ

Ngày 23/6/2024, Tổ thiện nguyện Hoa Sen đã tổ chức thành công chương trình cúng dường chư Tăng Ni trong mùa an cư kiết hạ, một nét đẹp văn hoá trong Phật giáo. Đây là dịp các Tăng Ni thúc liễm thân tâm, trau dồi Tam vô lậu học (Giới - Định - Tuệ), tinh tấn tu đạo trong suốt 3 tháng.

GHPGVN kỷ luật Thượng tọa Thích Chân Quang: Cấm thuyết giảng dưới mọi hình thức trong 2 năm

Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã có biện pháp kỷ luật với Thượng tọa Thích Chân Quang, trong đó có nội dung không được thuyết giảng dưới mọi hình thức trong 2 năm.

Cửa thiền sáng chữ tâm của nhà sư Thích Minh Đạo

Thiền thất của nhà sư Thích Minh Đạo là mái nhà chung của trẻ em mồ côi, lang thang cơ nhỡ...

13 hạnh đầu đà hay 12 hạnh đầu đà?

13 pháp tu hạnh đầu đà cốt để tôi luyện thâm tâm, bằng cách diệt trừ lòng tham trước đối với ba vấn đề thiết yếu của cuộc sống thường nhật là cơm nước, quần áo và chỗ ở.

Đề xuất