Vì sao các phiên bản sau này không thể vượt qua được "cái bóng" của Tây Du Ký 1986?

Các phiên bản "Tây Du Ký" sau này được đầu tư về kỹ xảo, trang phục... nhưng vẫn không thể vượt qua được phiên bản 1986, thậm chí còn bị chê tơi tả. Vì sao vậy?

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Tây Du Ký 1986 là bộ phim kinh điển được phát đi phát lại suốt gần 40 năm qua. Các thế hệ khán giả xem đi xem lại phiên bản 1986, ai ai cũng phải trầm trồ khen rằng, quá chất lượng, quá đỉnh cao.

Sự thành công của Tây Du Ký 1986 đã tạo ra động lực cho rất nhiều nhà làm phim mới "dựng lại" phiên bản mới. Và trong khoảng 20 năm trở lại đây, có rất nhiều phiên bản được ra đời như: Tây Du Ký hậu truyện, Tề Thiên Đại Thánh, Tây Du Ký: Đại chiến Động bàn tơ... 

Vi-sao-cac-phien-ban-sau-nay-khong-the-vuot-qua-duoc-Tay-Du-Ky-1986-8
Tây Du Ký 1986

Trong đó, Tây Du Ký hậu truyện được ra mắt vào năm 2000. Vai diễn Tôn Ngộ Không do Tào Vinh đảm nhiệm. Song thay vì mang một làn gió mới cho khán giả, phim này bị chê tơi tả vì nội dung và diễn xuất của các diễn viên chưa đạt.

Đến năm 2020, phim được làm lại phần 2, Tào Vinh tiếp tục bị phản ứng vì bắt chước phong cách của Châu Tinh Trì. 

Ở phim Tề Thiên Đại Thánh ra mắt năm 2002, người thủ vai Tôn Ngộ Không là diễn viên nổi tiếng Trương Vệ Kiện. Tuy nhiên, tác phẩm này cũng không thể lấy lòng được công chúng. Trương Vệ Kiện thực sự đã không thể phát huy được tài năng của mình trong vai diễn này.

Phiên bản 2009 của Tây Du Ký bị chỉ trích là thảm họa. Lý do là bởi phim xây dựng kịch bản phá nát hình tượng nhân vật chính khiến khán giả không thể chấp nhận được.

Vi-sao-cac-phien-ban-sau-nay-khong-the-vuot-qua-duoc-Tay-Du-Ky-1986-7
Tạo hình Tào Vinh vai Tôn Ngộ Không gây tranh cãi

Tây Du Ký: Đại chiến Động bàn tơ (ra mắt năm 2020) là phiên bản điện ảnh của Tây Du Ký. Phim này do nhiều diễn viên có kinh nghiệm đảm nhận như: La Gia Anh đóng Đường Tăng, Trần Hạo Dân đóng Tôn Ngộ Không, Lâm Tử Thông diễn Trư Bát Giới... cũng không nhận được phản hồi tốt.

Gần đây nhất là phim Ngộ không: Tiểu thánh truyện dựa trên tiểu thuyết Tây Du Ký cũng bị chê tơi tả vì thiếu sáng tạo, bắt chước phim cũ. 

Nhìn nhận một cách thực tế, các phiên bản sau 1986 được đánh ía có kỹ thuật tốt hơn, trang phục đa dạng hơn... Nhưng so với bản 1986 thì tất cả các phiên bản sau đều mắc một lỗi chung ở khâu diễn xuất của diễn  viên.

Đầu tiên, có thể thấy các phiên bản "Tây du ký" trong hơn 20 năm trở lại đây đều được các biên kịch cải biên nội dung. Nhưng việc này vô tình gây tranh cãi bởi có không ít tình tiết vô lý. 

Vi-sao-cac-phien-ban-sau-nay-khong-the-vuot-qua-duoc-Tay-Du-Ky-1986-6
Vương Ninh trong “Ngộ Không: Tiểu thánh truyện“

Ví dụ rõ nét nhất là phim Tề Thiên Đại Thánh 2002, việc nhà sản xuất xây dựng hình ảnh Tôn Ngộ Không đào hoa, có 3 mối tình với Bạch Cốt Tinh, Tử Lan Tiên Tử và yêu tinh nhện là vô cùng vô lý.

Hay như ở Tây Du Ký 2009, việc biên kịch để Tôn Ngộ Không có mối tình với Bạch Cốt Tinh, Sa Tăng phải lòng yêu tinh nhện, Đường Tăng và nữ vương Nữ nhi quốc hẹn hò trên thuyền... cũng hết sức vớ vẩn khiến fan trung thành của bản 1986 phẫn nộ.

Tạo hình nhân vật ở các phiên bản sau 1986 cũng bị chê tơi tả. Như ở Tây Du Ký hậu truyện năm 2000, tạo hình của Tào Vinh khi đóng vai Tôn Ngộ Không bị nhận xét là không phù hợp. Nam tài tử khiến nhiều khán giả chê bai là "Tôn Ngộ Không xấu nhất trên màn ảnh".

Vi-sao-cac-phien-ban-sau-nay-khong-the-vuot-qua-duoc-Tay-Du-Ky-1986-4
Lục Tiểu Linh Đồng là người diễn Tôn Ngộ Không hay nhất từ trước đến nay

Quay lại với Tây Du Ký 1986, có thể thấy, sức sống bền bỉ nằm ở việc lựa chọn diễn viên quá phù hợp. Ví dụ như Lục Tiểu Linh Đồng, sinh ra trong gia tộc chuyên diễn xiếc khỉ nên có kinh nghiệm nhập vai. Các động tác, cử chỉ của ông được đánh giá cực cao.Nhà phê bình điện ảnh Mã Khánh Vân cũng từng nhận định  tác phẩm "Ngộ Không: Tiểu thánh truyện" nói riêng và nhiều tác phẩm "Tây du ký" được làm sau này đều mắc chung lỗi là bắt chước nhiều phim cũ ở cả nội dung, tạo hình, lối diễn của dàn sao, vì thế thiếu sự sáng tạo.

Mã Khánh Vân thẳng thắn nói các phim này ăn theo những tác phẩm nổi tiếng về "Tây Du Ký", không cho thấy sự tìm tòi của ê-kíp, chưa tạo được dấu ấn của chính họ.

(Theo Lao động)

Xem thêm: Diễn viên có cát xê cao nhất nhưng ít đất diễn nhất Tây du ký 1986 là ai?

Đọc thêm

Vì sao Đường Tăng yếu đuối làm lãnh đạo còn Tôn Ngộ Không thần thông quảng địa lại làm người phò tá? Tất cả nằm trong 5 nguyên tắc thâm thúy dưới đây. Người làm lãnh đạo cần am hiểu nếu muốn tổ chức của mình thành công.

Xem Tây Du Ký và nghiền ngẫm về thuật dụng nhân: Đã làm lãnh đạo nhất định hiểu sâu 5 nguyên tắc dùng người này
0 Bình luận

Xem Tây Du Ký bao nhiêu năm nhưng ít ai nhận ra rằng, phía sau những thước phim về hành trình thỉnh kinh của thầy trò Đường Tăng là những bài học rất ý nghĩa.

6 bài học siêu hài hước đút kết từ Tây Du Ký 1986, càng ngẫm càng thấy 'chuẩn không cần chỉnh'
0 Bình luận

Suốt 33 năm trời vẫn không ai có thể giải mã được những sự trùng hợp đầy bí ẩn trong Tây Du Ký 1986 dù đã xem đi xem lại đến hàng chục thậm chí hàng trăm lần.

Con số 3 và những chuyện trùng hợp lạ kỳ trong Tây Du Ký 1986: 33 năm, 3 bí ẩn, 3 mạng người
0 Bình luận


Bài mới

Gợi ý 10 mẫu mở bài Chí Phèo thức tỉnh, mời bạn cùng tham khảo!

Trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, quá trình thức tỉnh của Chí Phèo chính là đoạn thể hiện rõ nét giá trị nhân đạo và ý nghĩa nhân văn. Hãy cùng tham khảo 10 mở bài cho phân đoạn này nhé.

Bắt trend nghị luận xã hội về 'lối sống thư giãn'

Lối sống thư giãn "Chill guy" đang là cụm từ được tìm kiếm rất nhiều trên mạng xã, hãy cùng tham khảo một bài NLXH về lối sống này nhé!

LLVH: 'Đọc thơ, cảm được âm điệu, xem như đã nhập được vào cái hồn thơ...'

Bằng những hiểu biết về Thơ mới đã được học hãy bình luận ý kiến: "Đọc thơ, cảm được âm điệu...".

Hé lộ cách chuyển ý mượt mà trong bài NLXH

Nếu bạn chưa biết cách chuyển ý từ đoạn văn này sang đoạn văn khác thì đừng bỏ qua bài viết này nhé. Lưu ngay lại để vận dụng!

Gợi ý viết nghị luận văn học 200 chữ về thơ

Nghị luận văn học 200 chữ về thơ không khó viết, song bạn cần phải biết được phương pháp để có bài viết chuẩn chỉ và hấp dẫn nhất. Hãy cùng tham khảo nhé!

Chí Phèo và bi kịch khi bị cự tuyệt quyền làm người

Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người đó là sự mâu thuẫn giữa khát vọng quay trở lại làm một con người, khát khao được đối xử như một con người nhưng không được của Chí Phèo.

Cuộc đời Lão Hạc chồng chất bi kịch: Bi kịch làm cha và bi kịch làm người

Phân tích truyện ngắn Lão Hạc để làm rõ nhận định: Cuộc đời lão Hạc chồng chất những bi kịch: bi kịch làm cha và bi kịch làm người.

10 cách kết bài cho mọi đề NLXH của HSG

Viết kết bài trở nên đơn giản hơn nếu bạn biết vận dụng những cách làm dưới đây. Cùng tham khảo nhé!

Gợi ý kết bài cho mọi dạng so sánh hai tác phẩm văn học

Nếu bạn còn đang loay hoay không biết kết bài cho dạng đề so sánh như thế nào thì đừng bỏ qua bài viết gợi ý dưới đây nhé!

Gợi ý cách trả lời câu hỏi đọc hiểu để đạt điểm tối đa

Đọc hiểu là phần kiến thức quan trọng giúp các bạn học sinh dễ dàng "ăn điểm". Tuy nhiên, để trả lời chính xác cũng cần có phương pháp khoa học.

Gợi ý cách từng đoạn trong bài văn phân tích

Nếu bạn đang loay hoay không biết viết bài văn phân tích thế nào thì đây sẽ là gợi ý hữu ích dành cho bạn.

Gợi ý 7 mở bài áp dụng cho lý luận văn học

Hãy cùng tham khảo 7 mở bài dưới đây để đúc rút ra kinh nghiệm, kỹ năng cho chính bản thân mình khi viết mở bài lý luận văn học nhé!

Khi 'triết lý sống' của các quốc gia đi vào NLXH

Bạn biết không, mỗi quốc gia trên thế giới sẽ có những triết lý sống độc đáo, mang ý nghĩa đặc biệt riêng. Hãy cùng tìm hiểu để áp dụng cho bài NLXH của mình nhé.

Ưu điểm và nhược điểm của các nhân vật trong văn chương

Nhân vật văn chương thường phản ánh sâu sắc tính cách nhân loại. Vậy nên các nhân vật được xây dựng với nhiều nét ưu - nhược để phù hợp với hoàn cảnh, thời đại.

Tóm tắt quá trình thức tỉnh của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên

Quá trình thức tỉnh của Chí Phèo là nội dung được khắc họa rõ nét nhất, phản ánh tội ác của xã hội phong kiến xưa. Qua đó thể hiện ý nghĩa nhân văn sâu sắc về khát vọng sống tốt đẹp của con người.

Phân tích nhân vật Thị Nở để làm rõ quan điểm 'công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...'

Giải thích ý kiến: "Công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...". Hãy phân tích nhân vật Thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao để làm rõ ý kiến trên. 

Đề xuất