Tóm tắt “Vợ nhặt” bằng thơ lục bát 

Tóm tắt "Vợ nhặt" bằng thơ lục bát - Cùng ghi nhớ nội dung tác phẩm bằng một “câu chuyện thơ” đặc biệt.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

“Vợ nhặt” là truyện ngắn xuất sắc nhất của Kim Lân in trong tập “Con chó xấu xí” (1962). Tiền thân của truyện ngắn này là tiểu thuyết “Xóm ngụ cư” - được viết ngay sau ngày Cách mạng tháng 8 thành công nhưng còn dang dở và thất lạc bản thảo. Sau khi hòa bình lập lại (1954), ông dựa vào một phần cốt truyện cũ để viết lại truyện ngắn này.

Dưới đây là tóm tắt "Vợ nhặt" bằng thơ lục bát:

“Con đẻ đồng ruộng” - Kim Lân

Lại ghi dấu ấn thêm lần tiếng thơm

Truyện của ông rất nông thôn

Từ người đến cảnh đượm hồn chân quê...

Mộc mạc không thể cười chê...

Khiến cho người đọc đê mê cả lòng

Câu chuyện Vợ Nhặt sáng trong

Được Kim Lân viết giữa dòng thực hư...

Trở về nạn đói ngày xưa

Bao người chết chóc, mất mùa đau thương

Xác người ngả rạ bên đường

Những cảnh như thế lạ thường ngày nay...

Kim Lân đã viết truyện này

Vợ Nhặt ý nghĩa dựng xây tình người...

Như con thuyền hướng ra khơi

Con người cũng hướng đến đời ấm no...

tom-tat-vo-nhat-bang-ta69001e4dd-0

Truyện kể anh kéo xe bò...

Tên Tràng xấu xí, lưng to ngỡ ngàng

Sống trong đói khổ nghèo nàn

Nuôi bà cụ Tứ dân làng xót thương

Vì anh không giống bình thường

Miệng luôn lẩm bẩm vấn vương điều gì...

Nhưng đời anh đã khác đi

Từ khi gặp thị và chi mấy đồng

Mời thị và nói viển vông

Hàm ý: nhận tớ làm chồng cho vui

Từ đây đau khổ đẩy lùi

Cô đơn dần mất chôn vùi đáy sâu

Cô thị chấp nhận làm dâu

Là con cụ Tứ, cùng nhau đi về

Hai người vui bước sướng mê

Anh Tràng hổ thẹn sướng tê cả lòng...

Người dân trong xóm đứng trông

Bất chợt họ cũng ước mong không ngừng

Nghèo khổ kia vẫn chưa dừng

Nhưng mà mầm sống chợt bùng nảy sinh...

Đẹp sao cho một cuộc tình

Giữ Tràng và thị hết mình thương nhau...

Về nhà không thấy mẹ đâu...

Anh Tràng thấy sợ lo âu ngóng chờ

Thị thì bỗng thấy bơ vơ

Mẹ không chấp nhận, bây giờ làm sao...

Tràng thì càng thấy cồn cào

Mẹ đi đâu vắng mà sao chưa về

Bóng Mẹ mờ ở hàng tre

Anh Tràng ra đón mẹ về nhà ngay

Thấy con khác những mọi ngày

Cụ Tứ hồi hộp đi ngay bước nào

Cụ nghe thấy rõ tiếng chào

Tiếng chào bằng Mẹ lọt vào trong tai

Lúc đầu cụ chẳng biết ai

Sau hiểu là vợ con trai của mình

Bà ko mắng cũng chẳng khinh

Mà càng trân trọng ân tình các con

Giờ con cũng đã lớn khôn

Bà vui và cũng "mừng lòng" trước duyên

Làm sao bà có thể quên

Đau khổ nhớ lại tình duyên của mình

Bà nhớ nửa kiếp nhân sinh

Nuôi con vất vả ân tình dựng xây

Thấy con vui vẻ hôm nay

Lòng bà hạnh phúc đong đầy không nguôi

Nước mắt xen lẫn nụ cười

Nhưng hơn tất cả tình người đáng ghi

Đêm tân hôn chóng qua đi

Bình minh hé sáng xanh rì ước mơ

Cảm giác khoan khoái khó ngờ

Tràng như người bước trong mơ ra đời

Khuôn mặt tất cả rạng ngời

Sức sống nảy nở cho đời thêm xuân

Tràng cùng với những người thân

Đong đầy hạnh phúc quây quần bên nhau

Bao nhiêu đau khổ buồn rầu

Lo toan, vất vả, còn đâu phiền lòng

Gia đình hạnh phúc như mong

Cùng ăn bữa sáng trong lòng bình yên

Nhưng rồi cụ Tứ bê lên

Nồi chè khoán đó khó quên trong đầu

Thị ý tứ phận làm dâu

Nhẹ nhàng ăn cháo mà đau trong lòng

Ba người chỉ muốn nhanh xong

Để không thấy đắng để không nghẹn ngào

Tràng ăn cũng thấy không vào

Miếng cháo nghẹn đắng nhuốt nào có trôi

Cụ Tứ thì nếm mặn môi

Bởi giọt nước mắt chảy rơi thương thầm

Im lặng đáng sợ như câm

Ba người không nói âm thầm cố ăn

Bỗng nghe tiếng trống ngân vang

Ngoài đình thúc thuế phũ phàng đớn đau

Tràng chợt loé sáng trong đầu

Nghĩ đám người đói lòng sầu lắm thay

Lá cờ đỏ thắm tung bay

Ba người nghĩ tới những ngày sáng tươi

Bài ca sức sống con người

Truyện là bức ảnh đời đời ko quên

Truyện gieo hạt giống niềm tin

Cách mạng sẽ sống trong tim con người

Chỉ là nó bị chôn vùi

Khi bùng sáng sẽ đẩy lùi bóng đêm..

(Tác giả: Hiệp Tý)

Xem thêm: Ngọn lửa tình người trong truyện "Vợ nhặt"

Đọc thêm

"Những bước đi của Tràng" là một trong những chi tiết nghệ thuật rất hay trong Vợ nhặt mà các bạn học sinh khi ôn thi đừng bỏ qua.

Chi tiết 'những bước đi của Tràng ' trong truyện ngắn 'Vợ nhặt'
0 Bình luận

Ở phần NLVH, đề thi Ngữ văn năm nay rơi vào tác phẩm "Vợ nhặt". Dưới đây là gợi ý đáp án để thí sinh 2K5 tham khảo.

Gợi ý đáp án phần NLVH về tác phẩm 'Vợ nhặt' thi tốt nghiệp THPT 2023
0 Bình luận

Muốn phân tích "Vợ nhặt" hay và "ăn" điểm cao, các bạn học sinh 2K5 không thể bỏ qua kiến thức về cách xây dựng không gian truyện.

Cách xây dựng không gian nghệ thuật trong 'Vợ nhặt' qua các đoạn văn
0 Bình luận


Bài mới

Gợi ý 10 mẫu mở bài Chí Phèo thức tỉnh, mời bạn cùng tham khảo!

Trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, quá trình thức tỉnh của Chí Phèo chính là đoạn thể hiện rõ nét giá trị nhân đạo và ý nghĩa nhân văn. Hãy cùng tham khảo 10 mở bài cho phân đoạn này nhé.

Bắt trend nghị luận xã hội về 'lối sống thư giãn'

Lối sống thư giãn "Chill guy" đang là cụm từ được tìm kiếm rất nhiều trên mạng xã, hãy cùng tham khảo một bài NLXH về lối sống này nhé!

LLVH: 'Đọc thơ, cảm được âm điệu, xem như đã nhập được vào cái hồn thơ...'

Bằng những hiểu biết về Thơ mới đã được học hãy bình luận ý kiến: "Đọc thơ, cảm được âm điệu...".

Hé lộ cách chuyển ý mượt mà trong bài NLXH

Nếu bạn chưa biết cách chuyển ý từ đoạn văn này sang đoạn văn khác thì đừng bỏ qua bài viết này nhé. Lưu ngay lại để vận dụng!

Gợi ý viết nghị luận văn học 200 chữ về thơ

Nghị luận văn học 200 chữ về thơ không khó viết, song bạn cần phải biết được phương pháp để có bài viết chuẩn chỉ và hấp dẫn nhất. Hãy cùng tham khảo nhé!

Chí Phèo và bi kịch khi bị cự tuyệt quyền làm người

Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người đó là sự mâu thuẫn giữa khát vọng quay trở lại làm một con người, khát khao được đối xử như một con người nhưng không được của Chí Phèo.

Cuộc đời Lão Hạc chồng chất bi kịch: Bi kịch làm cha và bi kịch làm người

Phân tích truyện ngắn Lão Hạc để làm rõ nhận định: Cuộc đời lão Hạc chồng chất những bi kịch: bi kịch làm cha và bi kịch làm người.

10 cách kết bài cho mọi đề NLXH của HSG

Viết kết bài trở nên đơn giản hơn nếu bạn biết vận dụng những cách làm dưới đây. Cùng tham khảo nhé!

Gợi ý kết bài cho mọi dạng so sánh hai tác phẩm văn học

Nếu bạn còn đang loay hoay không biết kết bài cho dạng đề so sánh như thế nào thì đừng bỏ qua bài viết gợi ý dưới đây nhé!

Gợi ý cách trả lời câu hỏi đọc hiểu để đạt điểm tối đa

Đọc hiểu là phần kiến thức quan trọng giúp các bạn học sinh dễ dàng "ăn điểm". Tuy nhiên, để trả lời chính xác cũng cần có phương pháp khoa học.

Gợi ý cách từng đoạn trong bài văn phân tích

Nếu bạn đang loay hoay không biết viết bài văn phân tích thế nào thì đây sẽ là gợi ý hữu ích dành cho bạn.

Gợi ý 7 mở bài áp dụng cho lý luận văn học

Hãy cùng tham khảo 7 mở bài dưới đây để đúc rút ra kinh nghiệm, kỹ năng cho chính bản thân mình khi viết mở bài lý luận văn học nhé!

Khi 'triết lý sống' của các quốc gia đi vào NLXH

Bạn biết không, mỗi quốc gia trên thế giới sẽ có những triết lý sống độc đáo, mang ý nghĩa đặc biệt riêng. Hãy cùng tìm hiểu để áp dụng cho bài NLXH của mình nhé.

Ưu điểm và nhược điểm của các nhân vật trong văn chương

Nhân vật văn chương thường phản ánh sâu sắc tính cách nhân loại. Vậy nên các nhân vật được xây dựng với nhiều nét ưu - nhược để phù hợp với hoàn cảnh, thời đại.

Tóm tắt quá trình thức tỉnh của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên

Quá trình thức tỉnh của Chí Phèo là nội dung được khắc họa rõ nét nhất, phản ánh tội ác của xã hội phong kiến xưa. Qua đó thể hiện ý nghĩa nhân văn sâu sắc về khát vọng sống tốt đẹp của con người.

Phân tích nhân vật Thị Nở để làm rõ quan điểm 'công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...'

Giải thích ý kiến: "Công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...". Hãy phân tích nhân vật Thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao để làm rõ ý kiến trên. 

Đề xuất