Thú vị với những chiếc tem phiếu đi chợ, phiếu đi đường của Việt Nam cách đây 40 năm trước

Đừng nghĩ năm 2021 mới có giấy đi đường, phiếu đi chợ. Tại Việt Nam vào những năm 70 của thế kỷ trước cũng đã từng có những chiếc phiếu mua lương thực mà bất cứ ai thời đó cũng không thể nào quên.

Hoa Nguyễn
Hoa Nguyễn 10/09
Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Trong những ngày này, nhân dân cả nước ta đang gồng mình để cùng nhau chống lại đại dịch Covid-19. Vì vậy mà trên khắp mạng xã hội đâu đâu cũng thấy mọi người khoe ảnh thẻ đi chợ theo ngày hay giấy đi đường trong lúc thành phố đang thực hiện giãn cách xã hội. Với các bạn trẻ thuộc thế hệ 8X, 9X và 10X thì thẻ đi chợ là một điều xa lạ, nhưng đối với các thế hệ trước sinh ra và lớn lên trong thời chiến thì đây là một điều bình thường. 

tem-phieu-bao-cap-7

Trước khi có dịch bệnh, mọi người có thể đi chợ bất cứ lúc nào, bất cứ thời điểm nào, khi đi ra đường đều được đi tự do không cần phải thông qua các chốt kiểm dịch và xuất trình giấy thông hành. Nhưng trong thời điểm hiện tại, việc hạn chế ra đường khi không thực sự cần thiết là điều hết sức quan trọng để tránh nguy cơ lây nhiễm cho chính bản thân mình và những người xung quanh. Nhiều người do có đặc thù công việc như kinh doanh các mặt hàng thiết yếu mà vẫn có người phải ra đường. Vì vậy, cần sử dụng đến các tờ giấy như giấy đi đường, giấy đi chợ để đảm bảo các yêu cầu về giãn cách.

tem-phieu-bao-cap-5

Mới đây, một cư dân mạng đã chia sẻ về hình ảnh những chiếc tem phiếu và giấy đi đường từ cách đây mấy chục năm. Tuy rằng đã ố vàng theo thời gian nhưng chúng như một nhân chứng lịch sử về một thời kỳ đã qua của dân tộc.

Trong đó đáng chú ý là tờ giấy đi đường được Ty công an Sông Bé (ty là sở ngày nay, còn Sông Bé hiện là 2 tỉnh Bình Dương và Bình Phước) cấp cho Phan Thị Phụng (34 tuổi) ở Chánh Nghĩa, tỉnh Sông Bé được phép đi đến 28/15 Lương Văn Can, Phường 19, huyện (quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh).

tem-phieu-bao-cap-1

Trong thời gian Thủ đô Hà Nội của chúng ta thực hiện giãn cách xã hội, các mẫu giấy đi đường đã được đưa vào sử dụng, trên đó chủ yếu thông tin về người được ra đường, mục đích, lý do và xác nhận của cơ quan làm việc. Còn tờ giấy đi đường năm 1979 lại có khá nhiều chi tiết, ngoài lý do, thời gian thì còn có cả dấu vân tay của ngón cái và ngón trỏ. Ngoài ra, còn một loại phiếu rất quan trọng, được các gia đình xem như “vàng” và cất giấu cẩn thận đó là tem phiếu. 

tem-phieu-bao-cap-2

Tem phiếu là những mảnh giấy nhỏ, trên đó ghi tên các mặt hàng thiết yếu được nhà nước phân phối cho người dân. Sau đó, người dân phải chờ đợi, có thể lên đến vài tháng mới có được món đồ mà mình cần. Đặc biệt là tem phiếu mua lương thực được các gia đình nâng niu, giữ gìn cẩn thận vì nó là nguồn sống của cả gia đình. Trên đó có ghi rõ nhân khẩu, lượng lương thực và thực phẩm được phép mua. Trong ký ức của những người thuộc thế hệ 6X, 7X thì việc xếp hàng chờ đến lượt nhận hàng phân phối từ thực phẩm, gạo, dầu, nước mắm, đồ dùng sinh hoạt vẫn còn in đậm như mới ngày hôm qua.

Thời bao cấp việc buôn bán vẫn còn nhiều hạn chế nên phải sử dụng tem phiếu. Trên đó sẽ quy định số lượng, loại hàng hóa, diện ưu đãi, ưu tiên… Ngoài ra, nó cũng căn cứ vào công việc, nghề nghiệp để phát tem phiếu với chế độ riêng.

tem-phieu-bao-cap-3

Ngày nay, dưới sự phát triển của công nghệ hiện đại, những tờ giấy đi đường hay phiếu mua lương thực đã không còn cần thiết. Tuy nhiên, với nhiều gia đình nó vẫn được nâng niu và giữ gìn như báu vật vì chúng mang lại giá trị kỉ niệm rất đáng trân trọng. Nhiều bạn trẻ thuộc thế hệ ngày nay khi xem ảnh cũng phần nào hiểu được cuộc sống thời bao cấp cách đây 40 năm diễn ra như thế nào. 

Theo tài khoản có tên Minh Anh : “Mình được nghe bà kể nhiều về những ngày bao cấp, hầu hết mọi giao dịch từ nhu yếu phẩm, thực phẩm… đều thực hiện theo chế độ tem – phiếu nhưng bây giờ mới được nhìn thấy tận mắt, hồi xưa chữ của các cụ cũng rất đẹp luôn”.

“Giờ đưa những tấm phiếu này cho các cụ xem, chắc chắn các cụ sẽ cảm thấy xúc động, nhớ về những ngày đã qua. Hà Nội đang ở những ngày giãn cách vì dịch bệnh, được phát thẻ đi chợ để đảm bảo giãn cách. Mình phải lưu lại để sau này kể cho con cháu nghe”, bạn Hà Trần bày tỏ.

Xem thêm: Tết Trung thu qua bài viết trên báo Thiếu Nhi trước năm 1975

Đọc thêm

Amandine Dabat cho biết cô là hậu duệ đời thứ 5 của vua Hàm Nghi, hiện cô đang thực hiện khóa luận tốt nghiệp tiến sĩ nghiên cứu về chính của đời của "kỵ ngoại" trong gia tộc của mình.

Ly kỳ câu chuyện cô gái trẻ người Pháp tự xưng là hậu duệ đời thứ 5 của vua Hàm Nghi
0 Bình luận

Không chỉ người lớn mà trẻ nhỏ cũng rất háo hức mong chờ Tết Trung thu. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, Tết Trung thu cũng có những thay đổi ít nhiều để phù hợp với hoàn cảnh của từng thời kỳ.

Tết Trung thu qua bài viết trên báo Thiếu Nhi trước năm 1975
0 Bình luận

Là một trong những khai quốc công thần lớn của nhà Hậu Lê, Lê Khôi trở thành danh tướng trên chiến trường, chỉ cần nghe tên cũng khiến kẻ địch sợ hãi.

Chuyện về danh tướng Lê Khôi: Bắt sống 2 đô đốc nhà Minh, dọa quân Chiêm quy hàng
0 Bình luận

Tin liên quan

Đại tướng là cấp quân hàm sĩ quan quân đội cao nhất trong Quân đội nhân dân Việt Nam. Trong lịch sử hơn 70, chúng ta có 16 người được phong Đại tướng, mới đây nhất là Bộ trưởng Quốc phòng Phạm Văn Giang.

Chân dung 16 Đại tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam từ trước đến nay
0 Bình luận

Chuyến đi Pháp của vua Khải Định không đạt được kết quả về ngoại giao, việc chữa bệnh cũng không xong, lại bị kiều dân đả phá thậm tệ. Điều duy nhất làm được đó là trở thành vị vua Việt đầu tiên du hành xa nhất và lâu nhất ngoài lãnh thổ.

Ngỡ ngàng trước loạt ảnh ăn chơi xa xỉ của vua Khải Định trong chuyến vi hành sang Pháp
0 Bình luận

Chuyện đau buồn nhất trong đời Quách Quỳ có lẽ là việc đại bại dưới tay Lý Thường Kiệt và bị người dân Trung Quốc chế giễu về tài cầm quân. 

Nỗi nhục của Quách Quỳ: Thua trên đất Việt liền bị người Trung Quốc chế giễu 'mang lợn đi đấu voi'
0 Bình luận


Bài mới

Gợi ý 10 mẫu mở bài Chí Phèo thức tỉnh, mời bạn cùng tham khảo!

Trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, quá trình thức tỉnh của Chí Phèo chính là đoạn thể hiện rõ nét giá trị nhân đạo và ý nghĩa nhân văn. Hãy cùng tham khảo 10 mở bài cho phân đoạn này nhé.

Bắt trend nghị luận xã hội về 'lối sống thư giãn'

Lối sống thư giãn "Chill guy" đang là cụm từ được tìm kiếm rất nhiều trên mạng xã, hãy cùng tham khảo một bài NLXH về lối sống này nhé!

LLVH: 'Đọc thơ, cảm được âm điệu, xem như đã nhập được vào cái hồn thơ...'

Bằng những hiểu biết về Thơ mới đã được học hãy bình luận ý kiến: "Đọc thơ, cảm được âm điệu...".

Hé lộ cách chuyển ý mượt mà trong bài NLXH

Nếu bạn chưa biết cách chuyển ý từ đoạn văn này sang đoạn văn khác thì đừng bỏ qua bài viết này nhé. Lưu ngay lại để vận dụng!

Gợi ý viết nghị luận văn học 200 chữ về thơ

Nghị luận văn học 200 chữ về thơ không khó viết, song bạn cần phải biết được phương pháp để có bài viết chuẩn chỉ và hấp dẫn nhất. Hãy cùng tham khảo nhé!

Chí Phèo và bi kịch khi bị cự tuyệt quyền làm người

Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người đó là sự mâu thuẫn giữa khát vọng quay trở lại làm một con người, khát khao được đối xử như một con người nhưng không được của Chí Phèo.

Cuộc đời Lão Hạc chồng chất bi kịch: Bi kịch làm cha và bi kịch làm người

Phân tích truyện ngắn Lão Hạc để làm rõ nhận định: Cuộc đời lão Hạc chồng chất những bi kịch: bi kịch làm cha và bi kịch làm người.

10 cách kết bài cho mọi đề NLXH của HSG

Viết kết bài trở nên đơn giản hơn nếu bạn biết vận dụng những cách làm dưới đây. Cùng tham khảo nhé!

Gợi ý kết bài cho mọi dạng so sánh hai tác phẩm văn học

Nếu bạn còn đang loay hoay không biết kết bài cho dạng đề so sánh như thế nào thì đừng bỏ qua bài viết gợi ý dưới đây nhé!

Gợi ý cách trả lời câu hỏi đọc hiểu để đạt điểm tối đa

Đọc hiểu là phần kiến thức quan trọng giúp các bạn học sinh dễ dàng "ăn điểm". Tuy nhiên, để trả lời chính xác cũng cần có phương pháp khoa học.

Gợi ý cách từng đoạn trong bài văn phân tích

Nếu bạn đang loay hoay không biết viết bài văn phân tích thế nào thì đây sẽ là gợi ý hữu ích dành cho bạn.

Gợi ý 7 mở bài áp dụng cho lý luận văn học

Hãy cùng tham khảo 7 mở bài dưới đây để đúc rút ra kinh nghiệm, kỹ năng cho chính bản thân mình khi viết mở bài lý luận văn học nhé!

Khi 'triết lý sống' của các quốc gia đi vào NLXH

Bạn biết không, mỗi quốc gia trên thế giới sẽ có những triết lý sống độc đáo, mang ý nghĩa đặc biệt riêng. Hãy cùng tìm hiểu để áp dụng cho bài NLXH của mình nhé.

Ưu điểm và nhược điểm của các nhân vật trong văn chương

Nhân vật văn chương thường phản ánh sâu sắc tính cách nhân loại. Vậy nên các nhân vật được xây dựng với nhiều nét ưu - nhược để phù hợp với hoàn cảnh, thời đại.

Tóm tắt quá trình thức tỉnh của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên

Quá trình thức tỉnh của Chí Phèo là nội dung được khắc họa rõ nét nhất, phản ánh tội ác của xã hội phong kiến xưa. Qua đó thể hiện ý nghĩa nhân văn sâu sắc về khát vọng sống tốt đẹp của con người.

Phân tích nhân vật Thị Nở để làm rõ quan điểm 'công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...'

Giải thích ý kiến: "Công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...". Hãy phân tích nhân vật Thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao để làm rõ ý kiến trên. 

Đề xuất