Ly kỳ câu chuyện cô gái trẻ người Pháp tự xưng là hậu duệ đời thứ 5 của vua Hàm Nghi

Amandine Dabat cho biết cô là hậu duệ đời thứ 5 của vua Hàm Nghi, hiện cô đang thực hiện khóa luận tốt nghiệp tiến sĩ nghiên cứu về chính của đời của "kỵ ngoại" trong gia tộc của mình.

Hoa Nguyễn
Hoa Nguyễn 07/09
Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Vua Hàm Nghi (1871 - 1944) là một vị vua gắn liền với những giai thoại hết sức ly kỳ khi mới đây lại có một câu chuyện gắn liền với vị Vua thứ 8 của triều Nguyễn khiến nhiều người không khỏi ngỡ ngàng. Đó là việc một cô gái trẻ người Pháp vừa trở về và tự xưng là hậu duệ đời thứ 5 của vua Hàm Nghi. Cô cũng cho biết hiện mình đang làm luận án tiến sĩ lịch sử nghệ thuật về chính bậc tiền nhân của mình. Đây cũng là đề tài mà cô luôn theo đuổi suốt nhiều năm qua, nhằm chứng minh với công chúng rằng Vua Hàm Nghi là một họa sĩ.

hau due vua ham nghi 1'

Vua Hàm Nghi là vị hoàng đế có số phận kỳ lạ, từ việc ông được chọn lên làm hoàng đế cho đến việc xuống chiếu Cần Vương để kêu gọi người dân cùng nhau chống Pháp. Sau đó ông lại bị bắt đi đày biệt xứ, từ chối học tiếng Pháp và đặc biệt là chuyện ông có niềm đam mê hội họa nhưng chẳng ai hay, lịch sử cũng chưa từng nghi nhận điều này, mãi đến sau này mới có người biết đến.

Thế rồi sự xuất hiện của Amandine Dabat lại một lần nữa làm sống lại hình ảnh của Vua Hàm Nghi lúc còn trẻ. Cô nàng sinh năm 1987 tại Pháp. Tốt nghiệp bằng cử nhân ngành Việt Nam học vào năm 2012. Amandine sở hữu gương mặt thanh tú vô cùng xinh đẹp, phong cách ứng xử thanh lịch chuẩn của một quý cô người Pháp, khả năng diễn đạt ngôn ngữ vô cùng lưu loát. Cô gái Tây này không chỉ đơn thuần là đang tìm hiểu về lịch sử Việt Nam để bảo vệ luận án mà còn mang trong mình dòng máu của vua Hàm Nghi - Theo cách gọi của người Pháp thời bấy giờ, Hàm Nghi chính là "ông hoàng An Nam".

hau due vua ham nghi 3
Vua Hàm Nghi

Năm 1888, vua Hàm Nghi bị bắt đi đày tại Alger, khi bị giam lỏng tại nơi xứ người sống một mình buồn bã trong ngôi biệt thự Rừng Thông các Alger 5km. Vị cựu hoàng trẻ tuổi lúc đó vẫn giữ cách ăn mặc của người Việt Nam, và đặc biệt ông từ chối học tiếng Pháp vì cho rằng nếu học thì đồng nghĩa với việc chấp nhận chế độ của họ. Nhưng sau cùng, ông lại bị thu phục bởi sự tử tế của những con người nơi đây. Ông nhận ra, những người Pháp này dễ thương và lịch sự hơn rất nhiều so với người Pháp trên đất Việt Nam. Và thế là ông đã dần học hỏi và tiếp thu thứ ngôn ngữ này.

hau due vua ham nghi 2
Hình ảnh Vua Hàm Nghi năm 1926

Năm 1904, Hàm Nghi đính hôn cùng cô Marcelle Aimée Léonie Laloe (con gái của ông Laloe Chánh án tòa Thượng phẩm Alger), đám cưới của họ trở thành một sự kiện văn hóa của thủ đô Alger. Hàm Nghi cùng vương phi có ba người con: Công chúa Như Mai (1905-1999), Công chúa Như Lý (1908-2005) và Hoàng tử Minh Đức (1910-1990).

Trong đó, công chúa Như Lý đã lập gia đình với Công tước François Barthomivat de la Besse. Mà cô gái tri thức trẻ tên Amandine Dabat là cháu đời thứ 4, đồng nghĩa với việc Amandine chính là hậu duệ đời thứ 5 của vua Hàm Nghi.

hau due vua ham nghi 4
Công chua Như Lý

Được biết, đây không phải là lần đầu tiên Amandine Dabat trở về Việt Nam, nhưng nó lại là lần đầu tiên cô nàng có buổi trò chuyện trước hàng trăm người tại Thư Viện Khoa học Tổng hợp TP. HCM, để nói về cuộc đời hết sức kỳ lạ của một vị hoàng đế Việt Nam, lại còn là người thân của mình – nghệ sĩ Hàm Nghi. Buổi giao lưu đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng người nghe, không chỉ về vua Hàm Nghi hay cuộc sống lưu đày nơi xứ người mà còn có khả năng nghệ thuật của vị vua yêu nước.

hau due vua ham nghi 5
Đám cưới vua Hàm Nghi ở Algérie

Amandine Dabat chia sẻ: “Tôi càng nghiên cứu trên kho sử liệu gia đình, càng tự hào vì trong mình có dòng máu của vị vua người Việt Nam yêu nước, một nghệ sĩ có cuộc đời thật kỳ lạ”, một tinh thần tự tôn về tổ tiên, một trái tim nồng nàn tình yêu với những di sản yêu nước và nghệ thuật của cụ tổ Hàm Nghi để lại.

Cô kể về những biến cố diễn ra với Hàm Nghi trong suốt thời gian bị lưu đày ở Alger. Thời gian bị lưu đày, vua Hàm Nghi phải sống trong sự quản thúc của quân Pháp, sợ ông trở về Việt Nam sẽ lại một lần nữa khởi nghĩa chống lại chúng. Cả người quản gia trong căn biệt thự cũng là một nhân viên an ninh làm nhiệm vụ theo dõi nhất cử nhất động của nhà vua và báo cáo cho chính quyền thực dân xem xét. Thư từ được gửi đến đều bị kiểm soát chặt chẽ, chỉ có một số ít là đến tay nhà vua, còn lại đều bị tiêu hủy.

hau due vua ham nghi 6
Bức tranh “Chiều tà” của vua Hàm Nghi được vẽ vào năm 1915 tại Algeria bằng sơn dầu.

Trong thế giới nghệ thuật, cựu hoàng Hàm Nghi sử dụng bút danh Tử Xuân, là một họa sĩ đích thực với niềm đam mê lớn lao và có thành tựu. Chính cô chắt ngoại Amandine Dabat ban đầu cũng không tin, nhưng sau đó cô nhận ra, một khi vua Hàm Nghi đã cầm cọ vẽ thì sẽ vẽ cả ngày, vẽ như một người nghệ sĩ thực thụ. 

Amandine Dabat cho biết hành trình tìm đến nghệ thuật của cựu hoàng cũng khá đặc biệt. Trong những ngày tháng buồn bã ở biệt thự, ông đã tìm đến vẽ chỉ với nhu cầu giải khuây, sau đó vào năm 1899, ông có cuộc thăm thú buổi triển lãm ở Paris của danh họa Paul Gauguin. Từ thời điểm đó ông bắt đầu yêu thích hội họa. Chính De Vialar – một viên sĩ quan người Pháp được giao nhiệm vụ quản thúc ông đã nhận ra năng khiếu của vị cựu hoàng này. Từ đó giới thiệu cho ông học vẽ, học điêu khắc cùng những họa sĩ người Pháp.

hau due vua ham nghi 7
Vua Hàm Nghi rất có năng khiếu hội họa

Amandine Dabat đã tập hợp trên 2.500 tư liệu từ gia đình, thư viện, chứng từ trong thời kỳ lịch sử có liên quan đến vua Hàm Nghi để dựng lại cuộc đời của ông. Cô đang cố gắng hoàn thành hai công trình của mình để có thể xuất bản nó thành sách, đó là cuốn “Tử Xuân: danh mục các tác phẩm tranh ảnh điêu khắc của Hàm Nghi (1871-1944), vị hoàng đế Việt Nam lưu vong” và cuốn “Vua An Nam: khảo cổ học nhân học”.

Amandine mang sự chân thành của người con xa xứ có dịp trở lại cố hương với bao trăn trở quá khứ trong lốc xoáy lịch sử, tự hào đan xen với sự đau thương về một vị tiền bối gạt nước mắt rời quê.

Xem thêm: Đời sống tình cảm của Vua Thành Thái và sự thật về giai thoại "lấy cô làm vợ"

Đọc thêm

Là một trong những khai quốc công thần lớn của nhà Hậu Lê, Lê Khôi trở thành danh tướng trên chiến trường, chỉ cần nghe tên cũng khiến kẻ địch sợ hãi.

Chuyện về danh tướng Lê Khôi: Bắt sống 2 đô đốc nhà Minh, dọa quân Chiêm quy hàng
0 Bình luận

Vua Thành Thái là người có rất nhiều phi tần. Điều đặc biệt là mỗi vị phi tần ấy lại có một giai thoại gắn liền với những điều kỳ lạ, khiến lịch sử ngày càng thêm phần thú vị.

Đời sống tình cảm vua Thành Thái và sự thật về giai thoại 'lấy cô làm vợ'
0 Bình luận

Bác sĩ quân y người Pháp Hocquard từng chia sẻ lại trong cuốn "Một chiến dịch của Bắc Kỳ" về việc tổ chức ăn uống của các vua Nguyễn khiến nhiều người phải kinh ngạc.

Bất ngờ với bữa ăn cầu kỳ của Vua triều Nguyễn: Hàng trăm người phục vụ, Ngự y phải nếm thức ăn trước vì sợ bị đầu độc
0 Bình luận

Tin liên quan

Càn Long là một vị vua nổi tiếng anh minh trong lịch sử phong kiến Trung Hoa, với hậu cung toàn các mỹ nhân đẹp chim sa cá lặn. Thế nhưng, chỉ có 6 vị phi tần được ông yêu sâu đậm.

6 vị phi tần xinh đẹp tuyệt trần khiến vị vua nổi tiếng 'đa tình' Càn Long yêu sâu đậm
0 Bình luận

Sự ra đi một cách đầy bí ẩn của nhiều bậc vua chúa Việt Nam đã gây ra không ít tranh cãi và để lại cho hậu thế những câu hỏi lớn mà đến nay vẫn chưa được giải đáp thấu đáo.

Bí ẩn về cái chết của 6 vị vua chúa Việt Nam đến nay vẫn chưa có câu trả lời
0 Bình luận

Vua Lê Thánh Tông được đánh giá là vị hoàng đế kiệt xuất, trị vì ở một trong những giai đoạn rực rỡ nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam.

Vị vua kiệt xuất triều Lê làm rạng danh nước Việt, 'dẫu Hán Vũ Đế, Đường Thái Tông cũng không thể hơn'
0 Bình luận


Bài mới

Gợi ý 10 mẫu mở bài Chí Phèo thức tỉnh, mời bạn cùng tham khảo!

Trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, quá trình thức tỉnh của Chí Phèo chính là đoạn thể hiện rõ nét giá trị nhân đạo và ý nghĩa nhân văn. Hãy cùng tham khảo 10 mở bài cho phân đoạn này nhé.

Bắt trend nghị luận xã hội về 'lối sống thư giãn'

Lối sống thư giãn "Chill guy" đang là cụm từ được tìm kiếm rất nhiều trên mạng xã, hãy cùng tham khảo một bài NLXH về lối sống này nhé!

LLVH: 'Đọc thơ, cảm được âm điệu, xem như đã nhập được vào cái hồn thơ...'

Bằng những hiểu biết về Thơ mới đã được học hãy bình luận ý kiến: "Đọc thơ, cảm được âm điệu...".

Hé lộ cách chuyển ý mượt mà trong bài NLXH

Nếu bạn chưa biết cách chuyển ý từ đoạn văn này sang đoạn văn khác thì đừng bỏ qua bài viết này nhé. Lưu ngay lại để vận dụng!

Gợi ý viết nghị luận văn học 200 chữ về thơ

Nghị luận văn học 200 chữ về thơ không khó viết, song bạn cần phải biết được phương pháp để có bài viết chuẩn chỉ và hấp dẫn nhất. Hãy cùng tham khảo nhé!

Chí Phèo và bi kịch khi bị cự tuyệt quyền làm người

Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người đó là sự mâu thuẫn giữa khát vọng quay trở lại làm một con người, khát khao được đối xử như một con người nhưng không được của Chí Phèo.

Cuộc đời Lão Hạc chồng chất bi kịch: Bi kịch làm cha và bi kịch làm người

Phân tích truyện ngắn Lão Hạc để làm rõ nhận định: Cuộc đời lão Hạc chồng chất những bi kịch: bi kịch làm cha và bi kịch làm người.

10 cách kết bài cho mọi đề NLXH của HSG

Viết kết bài trở nên đơn giản hơn nếu bạn biết vận dụng những cách làm dưới đây. Cùng tham khảo nhé!

Gợi ý kết bài cho mọi dạng so sánh hai tác phẩm văn học

Nếu bạn còn đang loay hoay không biết kết bài cho dạng đề so sánh như thế nào thì đừng bỏ qua bài viết gợi ý dưới đây nhé!

Gợi ý cách trả lời câu hỏi đọc hiểu để đạt điểm tối đa

Đọc hiểu là phần kiến thức quan trọng giúp các bạn học sinh dễ dàng "ăn điểm". Tuy nhiên, để trả lời chính xác cũng cần có phương pháp khoa học.

Gợi ý cách từng đoạn trong bài văn phân tích

Nếu bạn đang loay hoay không biết viết bài văn phân tích thế nào thì đây sẽ là gợi ý hữu ích dành cho bạn.

Gợi ý 7 mở bài áp dụng cho lý luận văn học

Hãy cùng tham khảo 7 mở bài dưới đây để đúc rút ra kinh nghiệm, kỹ năng cho chính bản thân mình khi viết mở bài lý luận văn học nhé!

Khi 'triết lý sống' của các quốc gia đi vào NLXH

Bạn biết không, mỗi quốc gia trên thế giới sẽ có những triết lý sống độc đáo, mang ý nghĩa đặc biệt riêng. Hãy cùng tìm hiểu để áp dụng cho bài NLXH của mình nhé.

Ưu điểm và nhược điểm của các nhân vật trong văn chương

Nhân vật văn chương thường phản ánh sâu sắc tính cách nhân loại. Vậy nên các nhân vật được xây dựng với nhiều nét ưu - nhược để phù hợp với hoàn cảnh, thời đại.

Tóm tắt quá trình thức tỉnh của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên

Quá trình thức tỉnh của Chí Phèo là nội dung được khắc họa rõ nét nhất, phản ánh tội ác của xã hội phong kiến xưa. Qua đó thể hiện ý nghĩa nhân văn sâu sắc về khát vọng sống tốt đẹp của con người.

Phân tích nhân vật Thị Nở để làm rõ quan điểm 'công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...'

Giải thích ý kiến: "Công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...". Hãy phân tích nhân vật Thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao để làm rõ ý kiến trên. 

Đề xuất