Sự thống nhất hài hòa - Bài văn điểm tối đa của thí sinh Thượng Hải 2009

Cái Đạo phải có sự tham gia của muôn vật, sự thống nhất hài hòa của muôn vật, mới có thể tạo nên sự đẹp đẽ rộng mở của trần gian...

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Trên đường đi du lịch Hoàng Sơn, thường có muôn vàn sự mường tượng trước ngọn núi kỳ dị, trước cây tùng cô đơn, cho đến khi tôi tận mắt chứng kiến rồi, mới cảm thấy sóng lòng trào dâng, bất giác kêu to: Ôi, sao mà hoành tráng vậy—gốc tùng thân cây khúc khuỷu sần sùi, trông như tấm lưng còng của người cao tuổi; ngọn núi kỳ dị-cheo leo hiểm trở, như sắp đổ ập xuống. Trông hai thứ này không đẹp mắt cho lắm, nhưng chúng ở bên nhau lại có thể tạo nên bức tranh phong cảnh thanh tao tuyệt tác.

Một số cá thể nào nó, bản thân chúng có đặc điểm riêng của mình, hoặc có sự khiếm khuyết, song chúng không bao giờ hục hặc với nhau, không bao chống chọi nhau, nếu bạn quan sát chúng từ góc độ chung, trong sự thống nhất của chúng, bạn sẽ cảm thấy chúng hài hòa khác thường. Đi xuống núi Hoàng Sơn, tôi không khỏi trầm ngâm suy nghĩ.

Đúng vậy, nếu bạn muốn cầu có được hình vuông của một cá thể, thì cuối cùng bạn chỉ có được một đầm nước ao tù, mơ màng vô vị. Bạn có biết loại văn bát cổ của hai đời nhà Minh và nhà Thanh Trung Quốc không nhỉ? Loại Văn Bát cổ hầu như là không đòi hỏi sự dung hòa, không có sự đòi hỏi về vần điệu, thể loại văn Bát Cổ chỉ đòi hỏi khí chất của thánh nhân, đòi hỏi hình thức bài văn phải quy phạm, chữ nào chữ nấy phải viết một cách vuông vắn đều đặn, chính sự phiến diện mang tính bài xích này, cuối cùng đã khiến chữ viết mất đi trọng lượng và vẻ đẹp vốn có của nó, càng dẫn đến triều đại nhà Minh và nhà Thanh dẫm chân tại chỗ không tiến lên được.Tôi cho rằng, vẻ đẹp thật sự, hẳn không phải như vậy. Việc tìm tòi tâm điểm của vẻ đẹp đó, là những nguyên tố chan hòa với nhau, là sự đảo lộn đơn nhất, càng là thống nhất của sự hài hòa.

Su-thong-nhat-hai-hoa-Bai-van-diem-10-cua-thi-sinh-Thuong-Hai-2009-k

Sự phẳng lặng của cá thể, thậm chí sự nhô hẳn ra bên cạnh, sau khi được đồng nhất với nhau sẽ hình thành vẻ đẹp rạng rỡ của một khối thống nhất, có phong thái đặc biệt. Nhà thư pháp nổi tiếng Trịnh Bản Kiều từng nói: “Ý tại bút tiên giả, định tắc giã; thú tại pháp ngoại giả, hóa cơ “, có nghĩa là: Ý niệm sản sinh trước khi đặt bút, đây là quy luật không cần nghi ngờ; nhưng cái thú thường ngoài quy luật, thì phải hoàn toàn dựa vào công phu của con người. Phải chăng hội họa cũng như vậy hay sao? Và ông Trịnh Bản Kiều đã giải thích như vậy cho thư pháp của mình. Áp dụng lối viết Lệ thư hòa vào lối viết Hành khải, đã hình thành nét bút thống nhất hài hòa, hình thành tầm cao nghệ thuật “Thể Bản Kiều”. Còn có rất nhiều những ví dụ như vậy, trước đây từng đọc bài”Nhật nguyệt muối thủy đậu” của nhà văn đương đại Hà Lập Vĩ, tôi không chỉ khâm phục bài viết theo lối văn cổ và bạch thoại của ông. Văn cổ, tinh xảo mà lại vắn tắt; Bạch thoại, mang vẻ đẹp trữ tình. Có lẽ chỉ cần lựa chọn một lối viết thôi, thì bài văn dễ bị phình to, hoặc từ ngữ rườm rà mà ý lại thiếu, nhưng nếu áp dụng hai cách viết hòa lại làm một sẽ làm cho cả bài văn thể hiện lên vẻ đẹp độc đáo.

Không phải chỉ văn học là như vậy. Nhà tâm lý học Thuỵ sĩ Jung có câu: “Rốt cuộc thì văn hóa lắng đọng vào trong nhân cách”. Tôi cho rằng, nội tâm của tôi có lẽ cũng phải dựa vào sự dung hòa của vô số nhịp điệu và nhân tố, mới có thể trở nên đầy đủ hơn. “Trái tim tôi như mãnh hổ ngửi hoa tường vi”. Đây là câu thơ của nhà thơ nổi tiếng Anh Sassoon. Mãnh hổ hẳn là hung dữ, còn hoa tường vi thì rất mềm mại, hai thứ này gần gũi nhau, mới có thể làm cho nhân tính trở nên đầy đủ và lãng mạn. Sắc thái người thiếu nữ của nhà thơ nổi tiếng thời Nam Tống Lý Thanh Chiếu như câu: “Tranh độ, tranh độ, kinh khởi nhất than Âu lộ”, có nghĩa là “Khua mái chèo, khua mái chèo, làm đám chim đang đậu trên bãi phải kinh hãi”; Cũng có khí phách hoành tráng là”Chí kim tư Hạng Vũ, bất khẳng quá giang Đông”, có nghĩa là, “Nhớ Hạng Vũ đến nay, không chịu vượt Giang Đông.” Nhân cách của nhà thơ Lý Thanh Chiếu không mềm mại kín đáo, không hùng mạnh, sự lãng mạn của cả hai phong cách này khiến người đời phải tưởng nhớ nàng suốt hàng ngàn năm.

Cái Đạo phải có sự tham gia của muôn vật, sự thống nhất hài hòa của muôn vật, mới có thể tạo nên sự đẹp đẽ rộng mở của trần gian. Quay trở lại với gốc tùng cô đơn rắn chắc, lại ngắm nhìn ngọn núi cheo leo, cả hai mãi mãi hoà thành một khối dưới ánh hoàng hôn, trông chúng cao thấp to nhỏ thật là thú vị. Lòng tôi cảm thấy khuây khỏa.

Xem thêm: Đứng trước ngưỡng cửa tuổi 18 - Bài văn đạt điểm tối đa của thí sinh Hồ Bắc 2009

Đọc thêm

“Con người ta chỉ sợ khiếm khuyết tâm hồn, đó là mầm tai họa, còn bất cứ khiếm khuyết nào trên cơ thể cũng không đáng sợ nếu ta dũng cảm đối diện và vượt qua để trở thành người không khiếm khuyết”, thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký.

Bài văn hay về lời tâm sự của thầy Nguyễn Ngọc Ký: 'Con người ta chỉ sợ khiếm khuyết tâm hồn'
0 Bình luận

Nhân sinh hoàn mỹ không tách rời những ngón chân kiễng lên của chúng ta. Hãy kiễng chân lên... để cảm nhận!

Hãy kiễng chân lên - bài văn đạt điểm tối đa của thí sinh tỉnh Hồ Nam 2009
0 Bình luận

"Thường thức là cơ sở sinh tồn của mọi người, là cơ sở của sự phát triển khoa học, ý nghĩa của thường thức còn quan trọng hơn cả lương khô...".

Hai bài văn đạt điểm tối đa của thí sinh Quảng Đông 2009 với đề bài về thường thức
0 Bình luận


Bài mới

Gợi ý 10 mẫu mở bài Chí Phèo thức tỉnh, mời bạn cùng tham khảo!

Trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, quá trình thức tỉnh của Chí Phèo chính là đoạn thể hiện rõ nét giá trị nhân đạo và ý nghĩa nhân văn. Hãy cùng tham khảo 10 mở bài cho phân đoạn này nhé.

Bắt trend nghị luận xã hội về 'lối sống thư giãn'

Lối sống thư giãn "Chill guy" đang là cụm từ được tìm kiếm rất nhiều trên mạng xã, hãy cùng tham khảo một bài NLXH về lối sống này nhé!

LLVH: 'Đọc thơ, cảm được âm điệu, xem như đã nhập được vào cái hồn thơ...'

Bằng những hiểu biết về Thơ mới đã được học hãy bình luận ý kiến: "Đọc thơ, cảm được âm điệu...".

Hé lộ cách chuyển ý mượt mà trong bài NLXH

Nếu bạn chưa biết cách chuyển ý từ đoạn văn này sang đoạn văn khác thì đừng bỏ qua bài viết này nhé. Lưu ngay lại để vận dụng!

Gợi ý viết nghị luận văn học 200 chữ về thơ

Nghị luận văn học 200 chữ về thơ không khó viết, song bạn cần phải biết được phương pháp để có bài viết chuẩn chỉ và hấp dẫn nhất. Hãy cùng tham khảo nhé!

Chí Phèo và bi kịch khi bị cự tuyệt quyền làm người

Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người đó là sự mâu thuẫn giữa khát vọng quay trở lại làm một con người, khát khao được đối xử như một con người nhưng không được của Chí Phèo.

Cuộc đời Lão Hạc chồng chất bi kịch: Bi kịch làm cha và bi kịch làm người

Phân tích truyện ngắn Lão Hạc để làm rõ nhận định: Cuộc đời lão Hạc chồng chất những bi kịch: bi kịch làm cha và bi kịch làm người.

10 cách kết bài cho mọi đề NLXH của HSG

Viết kết bài trở nên đơn giản hơn nếu bạn biết vận dụng những cách làm dưới đây. Cùng tham khảo nhé!

Gợi ý kết bài cho mọi dạng so sánh hai tác phẩm văn học

Nếu bạn còn đang loay hoay không biết kết bài cho dạng đề so sánh như thế nào thì đừng bỏ qua bài viết gợi ý dưới đây nhé!

Gợi ý cách trả lời câu hỏi đọc hiểu để đạt điểm tối đa

Đọc hiểu là phần kiến thức quan trọng giúp các bạn học sinh dễ dàng "ăn điểm". Tuy nhiên, để trả lời chính xác cũng cần có phương pháp khoa học.

Gợi ý cách từng đoạn trong bài văn phân tích

Nếu bạn đang loay hoay không biết viết bài văn phân tích thế nào thì đây sẽ là gợi ý hữu ích dành cho bạn.

Gợi ý 7 mở bài áp dụng cho lý luận văn học

Hãy cùng tham khảo 7 mở bài dưới đây để đúc rút ra kinh nghiệm, kỹ năng cho chính bản thân mình khi viết mở bài lý luận văn học nhé!

Khi 'triết lý sống' của các quốc gia đi vào NLXH

Bạn biết không, mỗi quốc gia trên thế giới sẽ có những triết lý sống độc đáo, mang ý nghĩa đặc biệt riêng. Hãy cùng tìm hiểu để áp dụng cho bài NLXH của mình nhé.

Ưu điểm và nhược điểm của các nhân vật trong văn chương

Nhân vật văn chương thường phản ánh sâu sắc tính cách nhân loại. Vậy nên các nhân vật được xây dựng với nhiều nét ưu - nhược để phù hợp với hoàn cảnh, thời đại.

Tóm tắt quá trình thức tỉnh của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên

Quá trình thức tỉnh của Chí Phèo là nội dung được khắc họa rõ nét nhất, phản ánh tội ác của xã hội phong kiến xưa. Qua đó thể hiện ý nghĩa nhân văn sâu sắc về khát vọng sống tốt đẹp của con người.

Phân tích nhân vật Thị Nở để làm rõ quan điểm 'công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...'

Giải thích ý kiến: "Công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...". Hãy phân tích nhân vật Thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao để làm rõ ý kiến trên. 

Đề xuất