Ôn thi tốt nghiệp: Như thế nào là một mở bài hay?

Với môn văn, một môn hơi mang tính chủ quan xíu thì việc nhận được thiện cảm từ người chấm đã là một thành công rất lớn. Từ những thiện cảm ban đầu sẽ mang lại cho người chấm một sự hứng thú nhất định với bài của mình và ít nhiều cũng sẽ giúp họ quên đi những lỗi sai nho nhỏ của bài viết.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Vậy như nào là một mở bài hay?

Muốn hay trước tiên phải đúng đã. Không được phép sai những thông tin mà chúng ta đưa vào như tên tác giả, tác phẩm, năm ra đời, phong cách,... Không biết chính xác thì không nên đưa vào. 

Hay là khi đủ. Mở bài đủ là có chứa tên tác phẩm, tác giả và phần đề bài yêu cầu. 

Mở bài hay. Một tip mà mình hay dùng đó là mở bài bằng một câu thơ, câu hát hay nhận định nào đó có liên quan đến vấn đề mà đề yêu cầu. Từ đó dẫn thêm vào cùng với phong cách tác giả, liên hệ so sánh với những tác phẩm hay tác giả cùng nội dung. Sau đó là túm lại nội dung tác phẩm một cách ngắn gọn bằng 1, 2 câu gì đó. Cuối cùng không thể thiếu là yêu cầu bài ra.

Một số mở bài về thơ để các bạn tham khảo

Tây Tiến

Có một nhà thơ từng mơ ước được làm “Mây ở đầu ô, mây lang thang”. Người yêu thơ mệnh danh thi sĩ ấy là “thi sĩ tài hoa của xứ Đoài mây trắng”. Ông đã dành phần lớn cuộc đời và những trang viết của mình để ca ngợi sắc xanh áo lính. Thơ ông nằm giữa ranh giới giữa thực và mơ, như khói như mây, mờ mờ ảo ảo, như tiếng vọng từ chân trời xa vắng. Ông là ai nếu không phải Quang Dũng - cha đẻ của những bản giao hưởng về nỗi nhớ người lính. Cũng chính là hành khúc lãng mạn và hào hùng thời hoa lửa, bài thơ “Tây Tiến”.

Việt Bắc

Nhà thơ Chế Lan Viên từng viết “Khi ta ở, đất chỉ là nơi ở. Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn”. Và có một mảnh đất tình người đã hóa thân thành nỗi nhớ trong lòng người cán bộ về xuôi. Đó là mảnh đất ân tình Việt Bắc - quê hương của kháng chiến, của những con người áo chàm nghèo khó mà “đậm đà lòng son” khiến ai đã từng đến đây cũng phải bồi hồi xao xuyến. Nơi đây đã trở thành niềm thương nỗi nhớ, thành cảm hứng dạt dào cho thi ca, nhạc họa. Và có một thi phẩm đã ra đời vì mảnh đất yêu thương nghĩa tình ấy - bài thơ Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu. Như nỗi lòng của chính tác giả gửi gắm nơi đã che chở, yêu thương và cùng quân ta vượt qua bao gian khổ để chiến thắng kẻ thù.

on-thi-tot-nghiep-nhu-the-nao-la-mot-mo-bai-hay-8

Đất nước

Trải suốt chiều dài lịch sử văn học, hình tượng đất nước đã bắt nhịp trái tim của không biết bao nhiêu nghệ sĩ để đi vào thơ với vẻ đẹp thiêng liêng và niềm tin yêu sâu sắc. Chúng ta bắt gặp đất nước chìm trong đau thương mất mát qua thơ Hoàng Cầm. Thấy đất nước đang đổi mới từng ngày qua thơ Nguyễn Đình Thi. Nhưng có lẽ đất nước được nhìn từ nhiều khía cạnh, đầy đủ, trọn vẹn nhất qua bài “Đất Nước” của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm. Hình hài đất nước từ khi sinh ra chó đến khi trải qua bao chiến tranh được tái diễn sinh động qua một hồn thơ tinh tế, phóng khoáng của Nguyễn Khoa Điềm. Tác giả nhìn đất nước qua nhiều khía cạnh, qua bao thăng trầm lịch sử. “Đất Nước” là tên gọi thiêng liêng, bình dị nhưng chất chứa bao ngọn nguồn cảm xúc của tác giả.

Sóng

Từ trước đến nay, tình yêu luôn là thứ không thể thiếu trong cuộc sống mỗi con người. Đến nỗi nhà thơ Xuân Diệu đã phải thốt lên rằng “Làm sao sống được mà không yêu/ Không nhớ không thương một kẻ nào”. Viết về tình yêu chính là viết lên tiếng lòng đang thổn thức của trái tim rạo rực tuổi xuân thì. Và khi nhắc về tình yêu, ta chẳng thể quên được tên tuổi Xuân Quỳnh - một tâm hồn nhiều trắc ẩn nhưng da diết, hồn nhiên với những khao khát hạnh phúc đời thường. Tiếng thơ của bà là tiếng nói nhân hậu, thủy chung, giàu trực cảm và tha thiết. Một trong số những tác phẩm xuất sắc nhất của bà phải kể đến tập “Hoa dọc chiến hào” với linh hồn là bài thơ “Sóng” được Xuân Quỳnh viết nhân một chuyến đi thực tế ở vùng biển Diêm Điền - Thái Bình năm 1967.

Xem thêm: Ôn thi tốt nghiệp: Nét tính cách hung bạo và trữ tình của dòng Sông Đà

Đọc thêm

Lưu lại bộ tài liệu 7 mở bài "Việt Bắc" theo cách trực tiếp dưới đây để áp dụng vào ôn tập và thi cử nhé các bạn 2k6.

Ôn thi tốt nghiệp THPT: Gợi ý 7 mở bài 'Việt Bắc' theo cách trực tiếp
0 Bình luận

Hiện nay có nhiều bài đăng chỉ trích quan điểm "chữa lành" của giới trẻ. Họ nói đây là thế hệ dễ tổn thương, thế hệ "sướng quá hóa rồ". Nhưng thật ra, không phải đến tận bây giờ chúng ta mới cần chữa lành!

Chữa lành dưới góc nhìn văn học
0 Bình luận

Để có thể thành công, chúng ta cần phải biết nhiều kỹ năng sống và tôi luyện bản thân mình. Trong quá trình học hỏi đó, kỹ năng đầu tiên mà xã hội dạy chúng ta có lẽ chính là phép lịch sự khi giao tiếp và hành xử. 

NLXH: Phép lịch sự là tấm giấy thông hành
0 Bình luận


Bài mới

Gợi ý 10 mẫu mở bài Chí Phèo thức tỉnh, mời bạn cùng tham khảo!

Trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, quá trình thức tỉnh của Chí Phèo chính là đoạn thể hiện rõ nét giá trị nhân đạo và ý nghĩa nhân văn. Hãy cùng tham khảo 10 mở bài cho phân đoạn này nhé.

Bắt trend nghị luận xã hội về 'lối sống thư giãn'

Lối sống thư giãn "Chill guy" đang là cụm từ được tìm kiếm rất nhiều trên mạng xã, hãy cùng tham khảo một bài NLXH về lối sống này nhé!

LLVH: 'Đọc thơ, cảm được âm điệu, xem như đã nhập được vào cái hồn thơ...'

Bằng những hiểu biết về Thơ mới đã được học hãy bình luận ý kiến: "Đọc thơ, cảm được âm điệu...".

Hé lộ cách chuyển ý mượt mà trong bài NLXH

Nếu bạn chưa biết cách chuyển ý từ đoạn văn này sang đoạn văn khác thì đừng bỏ qua bài viết này nhé. Lưu ngay lại để vận dụng!

Gợi ý viết nghị luận văn học 200 chữ về thơ

Nghị luận văn học 200 chữ về thơ không khó viết, song bạn cần phải biết được phương pháp để có bài viết chuẩn chỉ và hấp dẫn nhất. Hãy cùng tham khảo nhé!

Chí Phèo và bi kịch khi bị cự tuyệt quyền làm người

Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người đó là sự mâu thuẫn giữa khát vọng quay trở lại làm một con người, khát khao được đối xử như một con người nhưng không được của Chí Phèo.

Cuộc đời Lão Hạc chồng chất bi kịch: Bi kịch làm cha và bi kịch làm người

Phân tích truyện ngắn Lão Hạc để làm rõ nhận định: Cuộc đời lão Hạc chồng chất những bi kịch: bi kịch làm cha và bi kịch làm người.

10 cách kết bài cho mọi đề NLXH của HSG

Viết kết bài trở nên đơn giản hơn nếu bạn biết vận dụng những cách làm dưới đây. Cùng tham khảo nhé!

Gợi ý kết bài cho mọi dạng so sánh hai tác phẩm văn học

Nếu bạn còn đang loay hoay không biết kết bài cho dạng đề so sánh như thế nào thì đừng bỏ qua bài viết gợi ý dưới đây nhé!

Gợi ý cách trả lời câu hỏi đọc hiểu để đạt điểm tối đa

Đọc hiểu là phần kiến thức quan trọng giúp các bạn học sinh dễ dàng "ăn điểm". Tuy nhiên, để trả lời chính xác cũng cần có phương pháp khoa học.

Gợi ý cách từng đoạn trong bài văn phân tích

Nếu bạn đang loay hoay không biết viết bài văn phân tích thế nào thì đây sẽ là gợi ý hữu ích dành cho bạn.

Gợi ý 7 mở bài áp dụng cho lý luận văn học

Hãy cùng tham khảo 7 mở bài dưới đây để đúc rút ra kinh nghiệm, kỹ năng cho chính bản thân mình khi viết mở bài lý luận văn học nhé!

Khi 'triết lý sống' của các quốc gia đi vào NLXH

Bạn biết không, mỗi quốc gia trên thế giới sẽ có những triết lý sống độc đáo, mang ý nghĩa đặc biệt riêng. Hãy cùng tìm hiểu để áp dụng cho bài NLXH của mình nhé.

Ưu điểm và nhược điểm của các nhân vật trong văn chương

Nhân vật văn chương thường phản ánh sâu sắc tính cách nhân loại. Vậy nên các nhân vật được xây dựng với nhiều nét ưu - nhược để phù hợp với hoàn cảnh, thời đại.

Tóm tắt quá trình thức tỉnh của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên

Quá trình thức tỉnh của Chí Phèo là nội dung được khắc họa rõ nét nhất, phản ánh tội ác của xã hội phong kiến xưa. Qua đó thể hiện ý nghĩa nhân văn sâu sắc về khát vọng sống tốt đẹp của con người.

Phân tích nhân vật Thị Nở để làm rõ quan điểm 'công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...'

Giải thích ý kiến: "Công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...". Hãy phân tích nhân vật Thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao để làm rõ ý kiến trên. 

Đề xuất