Ôn thi tốt nghiệp THPT: Gợi ý 7 mở bài "Việt Bắc" theo cách trực tiếp

Lưu lại bộ tài liệu 7 mở bài "Việt Bắc" theo cách trực tiếp dưới đây để áp dụng vào ôn tập và thi cử nhé các bạn 2k6.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Mẫu số 1

Tố Hữu được biết đến với một tiếng thơ mang đậm chất trữ tình - chính trị, Ông là một nhà thơ xuất sắc đã đóng góp không ít những tác phẩm giàu giá trị cho kho tàng văn học Việt Nam. Những vấn đề mang tính chính trị khi qua ngòi bút của ông đều mang theo âm hưởng của sự ngọt ngào, thiết tha. Điều này đã được thể hiện rõ nét qua  bài thơ " Việt Bắc" - một khúc ca hào hùng về nghĩa tình quân dân gắn bó son sắt, thủy chung.

Mẫu số 2

“Việt Bắc” là một bài thơ trữ tình đằm thắm, đậm đà tính dân tộc, thể hiện tình nghĩa sâu nặng thuỷ chung son sắt của người cán bộ cách mạng sắp về xuôi đối với nơi chiến khu  Việt Bắc chứa đựng biết bao kỉ niệm khó quên. Đây là một bài thơ trường thiên dài ra đời vào khoảng tháng 10 năm 1954, là thời điểm cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp giành được thắng lợi, miền Bắc hoàn toàn giải phóng, Chính phủ Đảng và Nhà nước đã quyết định rời  Việt Bắc chuyển về thủ đô Hà Nội.

Mẫu số 3

“Việt Bắc” là một đỉnh cao trong sự nghiệp văn học của Tố Hữu. Tác phẩm được sáng tác vào cuối năm 1954, khi hòa bình lập lại, miền Bắc nước ta được giải phóng. Khi ấy, nhà thơ đã cùng Trung ương Đảng rời khu căn cứ địa trở về miền xuôi, trong khoảnh khắc chia tay đầy xúc động Tố Hữu đá sáng tác bài thơ như để nói lời tạm biệt nơi núi rừng đại ngàn. Với thể thơ dân tộc kết hợp cùng đối đáp quen thuộc, qua đó đã thể hiện nỗi niềm đầy thương nhớ của người cán bộ với cảnh và người nơi  Việt Bắc thân thương.

goi-y-7-mo-bai-viet-bac-theo-cach-truc-tiep-0
Nhà thơ Tố Hữu

Mẫu số 4

Tố Hữu – lá cờ đầu và là người tiên phong cho phong trào thơ ca cách mạng và kháng chiến, không những thế ông còn là một nhà thơ lớn trong nền văn học Việt Nam nói chung và trong mảng văn học cách mạng nói riêng. Trong thơ của Tố Hữu có một sự liên kết, một sự thống nhất hài hòa giữa cuộc đời cách mạng và cuộc đời thơ. Chính vì vậy mà khi đọc các tác phẩm của Tố Hữu, người ta không chỉ thấy được tài năng, phong cách nghệ thuật cũng như thế giới tâm hồn tình cảm của ông gửi gắm trong những lời thơ mà qua đó dường như nhà thơ đã ghi lại một cách rõ nét nhất những dấu mốc lịch sử quan trọng xuyên suốt quá trình kháng chiến bảo vệ nền độc lập của dân tộc ta. Chính vì vậy mà độc giả có thể thấy được trọn vẹn những trang sử hào hùng vẻ vang của đất nước như những thước phim lịch sử quay chậm. Cùng phân tích bài thơ  Việt Bắc để thấy rõ điều đó nhé.

Mẫu số  5

Trong nền văn học Việt Nam, ta không thể không nhắc đến Tố Hữu – một nhà thơ tiêu biểu với tiếng thơ mang đậm chất trữ tình – chính trị. Những cột mốc lịch sử quan trọng đều được ông đưa vào những tác phẩm thơ ca, điều đặc biệt là những dấu mốc lịch sử cứng nhắc ấy khi đi vào thơ ông đều mang âm hưởng của sự ngọt ngào, tha thiết. Điều này  đã được thể hiện rõ nét qua bài thơ “Việt Bắc” – một bài ca về tình quân dân thắm thiết, gắn bó thủy chung, son sắt.

Mẫu số 6

Tố Hữu một nhà thơ trữ tình chính trị tiêu biểu và là lá cờ tiên phong của thơ ca cách mạng Việt Nam. Thơ của Tố Hữu thể hiện một lẽ sống lớn, chứa chan tình cảm của con người Cách mạng. Thơ ông mang đậm đà bản sắc dân tộc cả về nội dung và hình thức thể hiện. Bài thơ “Việt Bắc” là đỉnh cao trong sự nghiệp thơ ca của Tố Hữu và cũng là bài thơ tiêu biểu của thơ ca kháng chiến chống Pháp. Qua lời đối đáp tâm tình của nhân vật trữ tình “mình – ta”, bài thơ đã trở thành một bài ca bất hủ nói về những năm tháng kháng chiến chống Pháp gian khổ, hào hùng mà nghĩa tình son sắt, thuỷ chung. Tất cả những giá trị nội dung và nghệ thuật đặc sắc nhất của  Việt Bắc đã được ngòi bút của Tố Hữu tập trung thể hiện một cách tinh tế qua đoạn thơ… (tùy vào đề bài để dẫn dắt tiếp)

Mẫu số 7

“Việt Bắc” là bài thơ trữ tình xen lẫn chính trị mang âm hưởng đằm thắm thiết tha thể hiện ân tình sâu nặng thuỷ chung của người cán bộ cách mạng với người dân  Việt Bắc nghĩa tình. Bài thơ này được Tố Hữu viết vào năm 1954, đúng vào thời điểm Đảng và Nhà nước ta sắp rời chiến khu Việt Bắc trở về Hà Nội sau khi quân dân ta đã giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, hòa bình được lập lại, miền Bắc nước ta đã hoàn toàn giải phóng.

Xem thêm: 6 cách mở bài về giá trị nhân đạo trong Chí Phèo và Hai đứa trẻ

Đọc thêm

 Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho các em một số "mẹo vặt" khi viết mở bài. Bài viết gồm 2 phần: Phần hướng dẫn chung và phần một số mẹo bỏ túi cho học sinh yếu.

Cách mở bài 'đốn tin' giám khảo mà không cần phải là dân 'chuyên văn'
0 Bình luận

Hãy cùng tham khảo một số mở bài của các bạn học sinh giỏi để áp dụng cho mình nhé!

Học sinh giỏi viết mở bài nghị luận xã hội như thế nào?
0 Bình luận

Để có thể làm tốt một bài văn hay đoạn văn nghị luận xã hội, các bạn học sinh nhớ lưu vào sổ tay bí kíp chống "bí" này nhé!

10 cách chống 'bí' khi viết mở bài nghị luận xã hội
0 Bình luận


Bài mới

Gợi ý 10 mẫu mở bài Chí Phèo thức tỉnh, mời bạn cùng tham khảo!

Trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, quá trình thức tỉnh của Chí Phèo chính là đoạn thể hiện rõ nét giá trị nhân đạo và ý nghĩa nhân văn. Hãy cùng tham khảo 10 mở bài cho phân đoạn này nhé.

Bắt trend nghị luận xã hội về 'lối sống thư giãn'

Lối sống thư giãn "Chill guy" đang là cụm từ được tìm kiếm rất nhiều trên mạng xã, hãy cùng tham khảo một bài NLXH về lối sống này nhé!

LLVH: 'Đọc thơ, cảm được âm điệu, xem như đã nhập được vào cái hồn thơ...'

Bằng những hiểu biết về Thơ mới đã được học hãy bình luận ý kiến: "Đọc thơ, cảm được âm điệu...".

Hé lộ cách chuyển ý mượt mà trong bài NLXH

Nếu bạn chưa biết cách chuyển ý từ đoạn văn này sang đoạn văn khác thì đừng bỏ qua bài viết này nhé. Lưu ngay lại để vận dụng!

Gợi ý viết nghị luận văn học 200 chữ về thơ

Nghị luận văn học 200 chữ về thơ không khó viết, song bạn cần phải biết được phương pháp để có bài viết chuẩn chỉ và hấp dẫn nhất. Hãy cùng tham khảo nhé!

Chí Phèo và bi kịch khi bị cự tuyệt quyền làm người

Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người đó là sự mâu thuẫn giữa khát vọng quay trở lại làm một con người, khát khao được đối xử như một con người nhưng không được của Chí Phèo.

Cuộc đời Lão Hạc chồng chất bi kịch: Bi kịch làm cha và bi kịch làm người

Phân tích truyện ngắn Lão Hạc để làm rõ nhận định: Cuộc đời lão Hạc chồng chất những bi kịch: bi kịch làm cha và bi kịch làm người.

10 cách kết bài cho mọi đề NLXH của HSG

Viết kết bài trở nên đơn giản hơn nếu bạn biết vận dụng những cách làm dưới đây. Cùng tham khảo nhé!

Gợi ý kết bài cho mọi dạng so sánh hai tác phẩm văn học

Nếu bạn còn đang loay hoay không biết kết bài cho dạng đề so sánh như thế nào thì đừng bỏ qua bài viết gợi ý dưới đây nhé!

Gợi ý cách trả lời câu hỏi đọc hiểu để đạt điểm tối đa

Đọc hiểu là phần kiến thức quan trọng giúp các bạn học sinh dễ dàng "ăn điểm". Tuy nhiên, để trả lời chính xác cũng cần có phương pháp khoa học.

Gợi ý cách từng đoạn trong bài văn phân tích

Nếu bạn đang loay hoay không biết viết bài văn phân tích thế nào thì đây sẽ là gợi ý hữu ích dành cho bạn.

Gợi ý 7 mở bài áp dụng cho lý luận văn học

Hãy cùng tham khảo 7 mở bài dưới đây để đúc rút ra kinh nghiệm, kỹ năng cho chính bản thân mình khi viết mở bài lý luận văn học nhé!

Khi 'triết lý sống' của các quốc gia đi vào NLXH

Bạn biết không, mỗi quốc gia trên thế giới sẽ có những triết lý sống độc đáo, mang ý nghĩa đặc biệt riêng. Hãy cùng tìm hiểu để áp dụng cho bài NLXH của mình nhé.

Ưu điểm và nhược điểm của các nhân vật trong văn chương

Nhân vật văn chương thường phản ánh sâu sắc tính cách nhân loại. Vậy nên các nhân vật được xây dựng với nhiều nét ưu - nhược để phù hợp với hoàn cảnh, thời đại.

Tóm tắt quá trình thức tỉnh của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên

Quá trình thức tỉnh của Chí Phèo là nội dung được khắc họa rõ nét nhất, phản ánh tội ác của xã hội phong kiến xưa. Qua đó thể hiện ý nghĩa nhân văn sâu sắc về khát vọng sống tốt đẹp của con người.

Phân tích nhân vật Thị Nở để làm rõ quan điểm 'công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...'

Giải thích ý kiến: "Công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...". Hãy phân tích nhân vật Thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao để làm rõ ý kiến trên. 

Đề xuất