Hành trình thoát gông cùm, trở lại cầm súng chiến đấu của nữ biệt động Sài Gòn mang bí danh "con thoi sắt"

Bị ba trắc đập đầu, điện kẹp núm vú, lươn chui cửa mình, mẻ chai rạch thịt, xăng tẩm đốt sống người... Thế nhưng nữ biệt động Sài Gòn mang bí danh "con thoi sắt" quyết im lặng không khai báo. Sau khi trốn thoát gông cùm tiếp tục chiến đấu.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Nữ biệt động mang bí danh "con thoi sắt"

Nữ biệt động Sài Gòn huyền thoại năm ấy là bà Nguyễn Thị Mai (SN 1943, quê ở Quảng Nam), hiện đang trú tại hẻm nhỏ trên đường Bàu Cát, quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh. Giã từ chiến tranh, bà Mai trở về cuộc sống như một người dân bình thường, sống bằng nghề làm xôi khuôn và bán bánh rọ. 

Nói về quá trình hoạt động cách mạng, bà Mai kể: Năm 1965, khi chiến tranh miền Nam đang ngày càng trở nên ác liệt, lãnh đạo biệt động Sài Gòn - Gia Định lệnh cho các cơ sở, địa phương bố trí thêm người. Đơn vị biệt động 90C cử người về tận huyện Đại Lộc (Quảng Nam) để tuyển quân. Năm ấy, cô gái Nguyễn Thị Mai được tuyển chọn vì đủ các tiêu chí. Khi đó, Mai đang làm giao liên cho huyện đội Đại Lộc.

nu-biet-dong-mang-bi-danh-con-thoi-sat-la-ai-8
Hạnh phúc viên mãn của nữ biệt động Nguyễn Thị Mai sau khi chiến tranh qua đi, hòa bình lập lại

Trước khi lên Sài Gòn, điều bà Mai nhớ nhất là lời dặn của má: "Lần này vào Sài Gòn má con mình ít có dịp gặp lại, con nghe má dặn đây. Có bị lộ, bị bắt thì dù thế nào đi nữa cũng phải chịu đựng, không được phản lại tổ chức, phản lại đồng đội nghe con”.

Sau những ngày vượt biển, con tàu cũng đã đến nơi an toàn, Bữa cơm đầu tiên của cô giao liên quanh năm chân đất là cơm trắng, cải chua và cá mắm. Trước giờ Mai chỉ biết ăn khoai lang, khoai mì, hột mít luộc... Lần đầu tiên trong đời được ăn món ngon như thế. Hôm sau có người mang đến cho đôi để Mai.. tập đi. 

Đêm đến, đèn đường Sài Gòn sáng trưng, Mai khi đó khờ đến độ phải thắc mắc:  Không biết đèn thắp bằng dầu gì mà sáng quá? Cùng ngày, các cô chú bảo Mai chuẩn bị đồ đạc, sẽ có người đến chở đi nhận công tác.

Chở Mai đi trên chiếc xe gắn máy là 1 người đàn ông dáng gầy, vui tính. Xuất phát từ xóm lao động nghèo chợ Vườn Chuối qua chợ Bình Thới. Đến nơi, Mai xuống xe mới phát hiện chiếc dép đã rời khỏi chân lúc nào chẳng hay. Mai được huấn luyện tại Bình Thới trước khi nhận công tác. 

nu-biet-dong-mang-bi-danh-con-thoi-sat-la-ai-7
Chân dung nữ biệt động Sài Gòn mang bí danh "con thoi sắt" thời còn trẻ

Sau khi hoàn thành khóa học bà Mai nhận lệnh cấp trên bắt tay vào xây dựng cơ sở bỉ mật và liên lạc với nhiều cơ sở ở Hóc Môn, Củ Chi, Đức Hòa... Sáng sớm hôm này, Mai cũng có nhiệm vụ lên chợ Củ Chi để "có người mặc áo màu đỏ, đưa gì thì mang về cái đó”.

Ban đầu Mai chỉ biết nhận lệnh của chỉ huy, không biết người đưa đồ cho mình là ai, trong đó có thứ gì. Những lần sau đó, khi đã thảo việc, người trong đơn vị mới bật mí đó là tài liệu của Biệt động Sài Gòn - Gia Định, mất nó có nghĩa là mất tất cả. Từng chuyến xe rau, bên dưới là vũ khí được chuyển từ Hóc Môn, Củ Chi về nội thành nhờ sự khéo léo của cô. 

Địa ngục trần gian

Đầu năm 1965, chiếc xe lam ì ạch chở đầy khách và những giỏ hàng từ chợ Phước Thịnh (Củ Chi) chạy đến cầu Xáng thì bị một tốp lính chặn lại. Tất cả hành khách bị dồn xuống đường, trong đó có Mai.

Một nữ kiểm soát giơ cây ba trắc chỉ thẳng vào Mai yêu cầu đến chốt kiểm soát. Tại đây, Mai bị kiểm tra cả người, trước nguy cơ tập đơn tuyên tryền bị cất giấu trong người bị phát hiện, Mai quyết định hành động. Mai cho chúng vào miệng nhai hòng nuốt xuống bụng nhưng bị mấy tên cảnh sát bóp cổ, banh miệng móc xấp giấy ra, Nhưng lúc này tất cả đã nhàu nát. Lúc bị bắt, trong người Mai có 9 lá thư mật của anh em và 30 kíp nổ trong giỏ đựng khổ qua (mướp đắng). Cũng từ đây, nữ biệt động Sài Gòn rơi vào "địa ngục trần gian".

Nữ biệt động Sài Gòn bị dẫn về bốt Hàng Keo - bốt khét tiếng với những gã "đồ tể" nhà nghề đi kèm với những hình thức tra tấn tàn độc, bì ổi, man rợ. 

nu-biet-dong-mang-bi-danh-con-thoi-sat-la-ai-9

"Mày mang tài liệu và kíp nổ cho ai", tên cảnh sát hỏi. "Tôi đi lạc lên đây, trên đường có người mang vác đồ nặng nên nhờ tôi mang hộ. Họ chưa kịp dặn dò gì hết thì thấy người của ông nên bỏ chạy. Tôi sợ mất đồ đạc của họ, phải giữ để hy vọng gặp lại họ mà trả". Viên cảnh sát trau mày, vung tay định tát Mai song hắn lại rút tay lại. Hắn nhỏ nhẹ: "Tao cho mày cơ hội cuối cùng. Quê quán mày ở đâu, làm nghề gì?". "Quê tôi ở Đại Lộc, Quảng Nam, sống bụi đời không cha mẹ". "Ai đưa mày vô đây?". "Bạn bè dẫn tôi vô". "Ở đâu?". "Sống lăn lóc ở chợ Cầu Muối".

Tên cảnh sát và Mai một đối một từ sáng đến trưa nhưng hắn chẳng khai thác được gì. Mai như đã viết sẵn kịch bản trong đầu, nói trơn tru không để lộ ra nất kỳ manh mối nào. Khi đã hết kiên nhẫn mềm mỏng, bọn giặc cướp nước và tay sai bắt đầu những màn tra tấn man rợ.

“Nó đánh đá hả hê rồi nó kẹp vào hai bên ngực, hai bên tai tra điện. Mình chết tươi rồi nó tạt nước cho tỉnh lại, nó tra tiếp. Rồi chúng lấy tăm chống hai mí mắt lên, dùng đèn pha công xuất lớn chiếu thẳng vào, nó nhức nhối như muốn nổ hai con ngươi ra ngoài, đầu óc quay cuồng. Bên tai tôi nghe văng vẳng những câu hỏi cung: Vũ khí này mày chuyển đi đâu? Chỉ huy của mày là ai? Đồng đội của mày tên gì? Đơn vị mày đóng ở đâu?...”, bà Mai nhớ lại.

Trước sự kiên cường của nữ biệt động Sài Gòn, quân địch quyết định dùng đến "tuyệt chiêu" tra tấn khét tiếng của bốt Hàng keo. Rắn lươn được điều chuyển đến phòng cực hình. Một màn tra tấn bỉ ổi của bọn ác ôn được sắp sẵn để nhắm vào Mai. Bọn chúng cầm con lươn ngoe nguẩy trước mặt Mai rồi giở giọng an ủi: "Em còn trẻ, khai đi anh cho về lấy chồng, tội gì hủy hoại đời mình cho Việt cộng".

nu-biet-dong-mang-bi-danh-con-thoi-sat-la-ai-2
Giấy chứng nhận lần bị tù

Nhưng Mai im lặng, quyết từ chối mọi lời ngon ngọt. Không moi được gì, lũ ác ôn bắt đầu bấm đuôi con lươn tiến hành thủ đoạn tra tấn man rợ. Cả lũ cười hả hê trước sự đau đớn của cô gái đang tuổi xuân thì. Có lúc đau quá, Mai ngất lịm đi. Nhưng nhờ lời mẹ dặn trước lúc vào Nam, Mai lại quyết không khai, quyết không phải bội tổ chức.

Thấy lươn không ăn thua, quân địch lại dùng chiêu mới gọi là 'đi tàu bay". Chúng cột hai chân Mai treo ngược lên đánh đập khảo cung. Một lúc sau, móc khóa long ra và Mai rơi xuống, đầu đạp vào nền xi măng bất tỉnh. 

“Tôi bị nứt sọ và để lại di chứng thần kinh thường xuyên bị co giật cho tới bây giờ. Nó bảo đi “tàu bay” là vậy đó”, bà Mai kể.

Thể nhưng đau đớn thể xác không làm bà Mai nhụt chí. Người nữ biệt động trung kiên ấy thà chế chứ không làm lộ bí mật của tổ chức, không làm hại đồng đội. Và một lần nữa, quân địch phải "chào thua" trước nữ Việt công gan lì này. 

Bọn chúng lồng lộn tức giận, một tên lẩm bẩm: "Tao không thau đâu". Rồi chúng bật nắp chai nước vừa nhìn Mai vừa uống ừng ực cho hả cơn giận. Hắn vung tay đập vỡ đáy chai, hăm he: “Giờ mày khai không? Không khai tao sẽ tống cái cổ chai này vào mày”.

Lúc này, Mai không nói gì mà dương mắt nhìn hắn đầy khinh bỉ... Tên ác ôn tức đến phát điên, vung tay tiếp tục màn tra tấn nhưng vẫn không cạy được nửa lời từ Mai. Không kết được án, chúng phải ghi vào hồ sơ là “án mù”.

"Con thoi sắt" hành động

Trước nữ Việt cộng gan góc, trung kiên này, bọn ác ôn phải bỏ cuộc. Mai được đưa vào Bệnh viện Chợ Quán điều trị. Vị bác sĩ khám bệnh chỉ biết lắc đầu tặc lưỡi: “Các ông tra tấn thế này thì chúng tôi không có khả năng chữa trị”. Rồi họ đưa cô qua Bệnh viện Nguyễn Thái Học (nay là Bệnh viện Nhân Dân Gia Định).

nu-biet-dong-mang-bi-danh-con-thoi-sat-la-ai-4
Khi được đưa đi viện chữa trị, bà Mai vẫn nung nấu ý định bỏ trốn, trở về với đồng đội để tiếp tục hoạt động

Mai nằm viện cũng không được yên, chúng còng chân vào thành giường và luôn có một tên cảnh sát "chăm sóc" đặc biệt 24/24. Thế nhưng, trong đầu "con thoi sắt" Nguyễn Thị Mai vẫn luôn nung nấu ý định trốn viện.

Đêm về, đợi tên lính ngủ sau, Mai lén lấy chìa khóa đeo ở lưng quần của hắn rồi với tay choàng áo kín đôi chân, tay mò mẫm mở còng. Tiếng chiếc còng khua làm hắn trở mình nhưng lại thiếp đi. Mai thở phào ngồi lồm cồm dậy, giả vờ bưng ca nước của một bệnh nhân khác đi nhẹ ra cổng bệnh viện, men theo đường rừng trở về căn cứ trong sự xót thương, nhói đau của tất cả đồng đội.

6 tháng sau, đã bước qua năm 1966, Mai mới trở lại Sài Gòn. Vừa tới nơi, Mai nhận lệnh tiêu diệt tên ác ôn khét tiếng lúc bấy giờ. Tên này đã lập nhiều công trạng cho Tổng nha cảnh sát nên rất được trọng dụng. Hắn chạy xe ngựa quanh khu vực Ông Tạ nhưng công việc chính là theo dõi người của ta đi đâu, về đâu để báo cáo.

Phát hiện cơ sở nào khả nghi là hắn báo cho cảnh sát đến bắt bớ, tra tấn. Trước đó, hắn đã giết, bắn nhiều người dân vô tội, hãm hiếp áp bức phụ nữ… Nhiều laxnhd dạo của ta cũng bị bắn chỉ vì hắn chỉ điểm. 

Hắn tên Ba, chạy xe ngựa nên người ta gọi là "Ba xe ngựa". Trước đó, “Ba xe ngựa” cũng bị người của ta tìm cách tiêu diệt hai lần nhưng không thành. Từ đó hắn càng ác độc hơn, điên cuồng hơn. Thời gian này, nhiều tên ác ôn khác cũng đã bị cách mạng thủ tiêu. 

nu-biet-dong-mang-bi-danh-con-thoi-sat-la-ai-6

Trước tình hình căng thẳng, chúng hoạt động kín đáo hơn, gải dạng đủ hạng người để theo dõi nên nhiệm vụ tiêu diệt tên “Ba xe ngựa” không phải là nhiệm vụ đơn giản. Đơn vị Biệt động 90C còn phải tính đến chuyện “bứt dây động rừng” nếu kế hoạch ám sát không thành.

Nhận được nhiệm vụ, Mai cùng với anh Bảy lùm (tức anh Võ Triết) lên kết hoạch ám sát tên này. Mất nhiều ngày lên phương án rồi trình lãnh đạo. Trời chạng vạng tối, anh Bảy đến đón Mai ở cơ sở chợ Ông Tạ, đi thẳng đến nhà tên ác ôn. 

Xe anh Bảy đậu cách đó vài căn nhà, Mai đi bộ vào trong ngõ cửa. Nghe thấy tiếng gõ cửa, từ trong nhà, Ba hỏi dồn: "Ai vậy? Tìm ai?”. Mai tỉnh táo: “Khách quen mà anh Ba, em còn mấy chuyến lá gần chợ, anh Ba chở giúp em. Biết trời tối, giờ anh Ba nghỉ ngơi nhưng đi xe khác không quen”. Nghe lọt tai, “Ba xe ngựa” đáp: “Đợi tôi mặc áo cái đã”.

Từ xa, ánh sáng lọt qua cửa sổ nhà gần đó đủ để Bảy lùn nhìn thấy ngón trỏ của Mai đưa lên, ý nói kế hoạch tiếp cận thành công. Mai nghĩ thầm, phen này là tiêu đời mày rồi - thằng ác ôn “Ba xe ngựa”. Tiếng lách cách mở khóa cửa sắt bên trong, Mai đưa tay vào túi chuẩn bị hành động. Mai nép người sang một bên, hắn vừa ló mặt ra, viên đạn từ khẩu côn 12 xuyên mặt tên “Ba xe ngựa”. Mai nhảy phóc lên xe Bảy lùn vọt mất hút.

"Con thoi sắt" Nguyễn Thị Mai trở thành một trong những người lính biệt động kiên trung, bất khuất, góp phần làm nên đại thắng mùa Xuân năm 1975.  Bà được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Chiến công, Huân chương kháng chiến khác và nhiều bằng khen, giấy khen của Chính phủ và TP HCM.

(Theo Dân trí, Giáo dục TP HCM)

Xem thêm: Cái bĩu môi khinh bỉ của 'Tiểu long nữ' Phùng Ngọc Anh sau khi bị kẻ địch nhúng 2 bàn tay vào axit

Đọc thêm

Để sinh tồn trong hoàn chiến tranh vô cùng khắc nghiệt, các chiến sĩ bộ đội Cụ Hồ luôn mang trên người 10 "bảo bối" dưới đây.

10 'bảo bối' bất khả li thân của bồ đội Cụ Hồ, vật số 5 là huyền thoại đến giờ vẫn 'hot'
0 Bình luận

Trước hàng loạt đòn tra tấn dã man và cả những lời dụ dỗ bằng vật chất, "người thép" Nguyễn Văn Thương không hề lung lay ý chí. Thiếu tá tình báo 6 lần bị cưa chân đã khiến quân địch thét lên: "Tao thua mày, mày là sinh vật thép".

Huyền thoại 'người thép' Nguyễn Văn Thương 6 lần bị địch cưa chân
0 Bình luận

Tên lính lê dương bắt chị, chị không chết, vẫn hát. Đôi mắt chị nhìn thẳng vào bọn lính khiến chúng khiếp sợ không dám bắt tiếp. Chị hiên ngang, quật cường ngay cả khi đương đầu với cái chết...

Chuyện chưa kể về giây phút cuối đời của nữ tử tù cộng sản huyền thoại
0 Bình luận


Bài mới

Tình anh em – Câu chuyện nhân văn cảm động

Qua câu chuyện của bố và chú tôi nhận ra rằng, chỉ cần mình đặt cái tôi xuống một chút thì mọi tổn thương trong các mối quan hệ đều được chữa lành và tình anh em cũng thế.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 2 ngày trước
Trưởng công an xã xây nhà cho dân bằng tiền tiết kiệm

Thương cho cảnh khó khăn của bốn bà cháu phải sống trong căn nhà dột nát, trưởng công an xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa, Gia Lai đã tự bỏ 60 triệu tiền tiết kiệm để hỗ trợ.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 2 ngày trước
Thắng đời 2 - 0: Jenny Huỳnh vừa đỗ đại học top 1 nước Mỹ, vừa đỗ đại học top 1 Trung Quốc 

Jenny Huỳnh vừa trở thành sinh viên trao đổi tại ĐH Bắc Kinh sau 2 năm theo học tại  Đại học Stanford, ngôi trường xếp hạng 6 thế giới (theo xếp hạng của QS World University Ranking 2025).

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Cổ nhân nói: 4 người này ở cạnh sẽ quyết định sự thành bại của đời bạn

Những người xung quanh có ảnh hưởng khá lớn đến mỗi chúng ta. Vậy nên cổ nhân đã đúc kết và chỉ ra 4 người ở cạnh sẽ quyết thành bại của đời bạn. Đó là ai?

Cổ nhân dạy: “Thiên hạ mạc nhu nhược vu thủy, nhi công kiên cường giả, mạc chi năng thắng”

Câu nói trên của cổ nhân mang ý nghĩa, thiên hạ không có thứ gì có thể mềm yếu như nước, nhưng khi dùng để tấn công kẻ mạnh thì lại cũng không có gì có thể thắng được nước.

Người xưa nói: Bát đại kỵ trước cổng nhà, không lụi bại cũng lao đao

Khi nắm rõ được phong thủy cổng nhà, bạn sẽ biết vì sao người xưa nói: "Bát đại kỵ trước cổng nhà, không lụi cũng bại". 

Chọn chung cư có 5 'tầng vàng': Cuộc sống dễ chịu, giá trị tăng dần theo thời gian

Chọn được căn hộ chung cư ở tầng phù hợp sẽ giúp cho gia đình bạn có cuộc sống thoải mái. Về lâu về dài còn tăng giá trị bất động sản.

Về đây bố nuôi – Câu chuyện nhân văn cảm động

Trải qua nhiều bão tố cuộc đời, nó vẫn vững vàng bước tiếp vì nó biết đằng sau luôn có bố dõi theo với lời khẳng định chắc nịch: “Về đây bố nuôi!”.

Nhớ bát canh chua ngoại nấu – Câu chuyện nhân văn cảm động

Từ ngày ngoại mất, chúng tôi cũng ít về quê hẳn và cũng đã lâu anh em chẳng còn giành nhau chút canh chua còn dư trong bát như ngày còn được ở với ngoại.

Nhà đâu mà về - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Mỗi khi nhìn mẹ, nghe mẹ nói "nhà đâu mà về" rồi nghĩ đến cảnh người ta có nhà, có quê để về mình thì không tôi lại xót xa, thương mẹ vô cùng.

Nam sinh 22 tuổi giành học bổng tiến sĩ tại 11 trường đại học Mỹ

Điểm học tập ấn tượng 3.99/4 cùng niềm say mê nghiên cứu giúp nam sinh Hà Hải Dương, 22 tuổi chinh phục 11 trường đại học, trong đó có 8 trường top đầu Mỹ.

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 công bố đề thi minh họa kỳ thi riêng 2025

Năm 2025, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 tổ chức kỳ thi độc lập để xét tuyển đại học. Đề minh họa của kỳ thi này vừa được nhà trường công bố.

Tri ân tới những “bóng hồng” lặng lẽ sau tiếng chổi tre

Dự án "Light - Ánh sáng đêm" được khởi xướng như một lời tri ân chân thành đối với những người phụ nữ thầm lặng, ngày đêm làm việc dưới ánh đèn đường để giữ gìn sự sạch sẽ, xanh tươi cho thủ đô Hà Nội.

Quản lý tài chính thành công với quy tắc 5 chiếc lọ của người Do Thái

Người Do Thái luôn dạy con cái của họ kỹ năng kiếm tiền và quản lý tài chính để có một tương lai tươi sáng. Và cách nọ quản lý tài nắm nằm ở quy tắc 5 chiếc lọ.

7 kiểu tiết kiệm mà người giàu sẽ không bao giờ làm nhưng người nghèo rất thích làm

Quản lý tài chính tốt sẽ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống. Nhưng những hành động sai lầm có thể khiến bạn phải trải qua những ngày khó khăn, tiền bạc sẽ "không cánh mà bay".

Con dâu cũ – Câu chuyện nhân văn cảm động

Sau những chuyện đã xảy ra, tôi thấy mãn nguyện và nhẹ nhõm vô cùng khi được tận tay tặng quà, chúc phúc cho con dâu cũ của mình.

Đề xuất