Nghệ sĩ kể: 'Ông Tấn' trong 'Hương vị tình thân' và chuyện trung tá công an 'chuyên trị' vai giang hồ, máu lạnh

"Ông Tấn" - NSƯT Hồ Phong được các đạo diễn "đo ni đóng giày" với các vai diễn giang hồ, máu lạnh. Khi còn trẻ, vào vai con quan ăn chơi trác táng; đến khi có tuổi một chút thì đóng vai giang hồ, quan tham...

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Trung tá chuyên trị vai phản diện

NSƯT Hồ Phong tên thật là Hồ Quốc Phong. Nam nghệ sĩ hiện đang mang hàm Trung tá công an và đã được tặng danh hiệu nghệ sĩ ưu tú vào năm 2019.

NSƯT Hồ Phong quen mặt với khán giả truyền hình thập niên 1990 và 2000. Anh tham gia nhiều bộ phim như: Cảnh sát hình sự; Đất và Người; Bí mật tam giác vàng; Khi đàn chim trở về... Hầu hết các vai diễn của anh đều là nhân vật phản diện. 

nsut-ho-phong-la-ai-dong-vai-gi-trong-huong-vi-tinh-than-0
Hồ Phong được tặng danh hiệu nghệ sĩ ưu tố vào năm 2019 (Ảnh: Vietnamnet)

Có một cái duyên lạ là từ trước đến nay NSƯT Hồ Phong dường như luôn được các đạo diễn Việt 'đo ni đóng giày' cho các vai diễn giang hồ máu lạnh. Ít ai biết được, khi còn trẻ anh vào vai con lãnh đạo ăn chơi trác táng. Khi có tuổi một chút anh 'hóa' thành đầu gấu, đệ tử của các ông trùm hay buôn lậu, buôn ma túy. Còn giờ, anh được mời vào vai quan tham, chạy chức chạy quyền, đại gia hoạt động trong mặt trái của xã hội...

Những vai mà NSƯT Hồ Phong hóa thân vào đều rất tự nhiên, diễn như không diễn. Và đây có lẽ cũng là 1 trong số hàng chục lý do mà các đạo diễn tin tưởng giao cho anh các vai phải diện.

Và chính NSƯT Hồ Phong cũng từng nói rằng, anh thích các vai phản diện: "Tôi thích đóng phản diện, tôi là một diễn viên công an, được đào tạo nghiệp vụ của ngành nên dễ nhận biết được những mặt trái của xã hội. Tư duy của tội phạm, kẻ xấu là luôn đưa ra những cái tốt, giấu cái xấu để lừa người. Người gian bao giờ cũng thể hiện rất giống người tử tế để thực hiện hành vi của mình. Tôi cảm thấy thú vị khi vào vai các nhân vật với hình thức bên ngoài như thế này nhưng thực chất là cái khác".

nsut-ho-phong-la-ai-dong-vai-gi-trong-huong-vi-tinh-than-85
Một vai diễn thời trẻ của Hồ Phong

Không chỉ để lại dấu ấn ở mảng phim truyền hình, NSƯT Hồ Phong còn được đánh giá cao ở mảng sân khấu. Anh từng gây chú ý khi đảm nhận vai cụ Nguyễn Nghiễm trong bộ phim tài liệu nghệ thuật "Đại thi hào Nguyễn Du". 

Nếu trên phim trường, NSƯT Hồ Phong hầm hố bao nhiêu thì ở ngoài đời thật anh lại có cuộc sống bình dị bấy nhiêu. Hiện anh đang có cuộc sống rất hạnh phúc bên bà xã kém 7 tuổi cùng 2 cô con gái và 1 cậu con trai.

NSƯT Hồ Phong từng tự nhận bản thân là một người của gia đình, thích ăn cơm vợ nấu, thích tan việc về nhà với con hơn là đi nhậu nhẹt. Trên facebook cá nhân anh cũng thường xuyên chia sẻ những bộ ảnh gia đình, khoảnh khắc hạnh phúc bên vợ con. 

nsut-ho-phong-la-ai-dong-vai-gi-trong-huong-vi-tinh-than-81
Gai đình nhỏ của NSƯT Hồ Phong

“Làm nghề cũng đã nhiều năm, thật sự chưa một giây, một phút nào mảy may nghĩ mình là người của công chúng. Thầm lặng làm phim, tham gia sàn diễn sân khấu với mục đích chính là mưu sinh bình thường như những con người bình thường khác trong xã hội. Cố gắng chỉn chu và nghiêm túc nhất, có trách nhiệm cao nhất với công việc của mình”, nam diễn viên chia sẻ trên trang cá nhân của mình.

"Ông Tấn" - vai diễn đánh dấu sự trở lại đầy ấn tượng của NSƯT Hồ Phong

Phần 2 của bộ phim "Hương vị tình thân" xuất hiện rất nhiều nhân vật mới. Trong đó đáng chú ý là "ông Tấn" do NSƯT Hồ Phong thủ vai. "Ông Tấn" là một mắt xích quan trọng trong mối liên hệ với mẹ con Sa (NSƯT Thu Hạnh) và quan hệ quá khứ của ông Sinh (NSƯT Võ Hoài Linh).

Ông Tấn thực chất là người yêu cũ năm xưa của bà Sa. Nhưng vì bà Sa bị cưỡng hiếp đến có con (là Thy - Thu Quỳnh) nên hai người buộc phải chia tay. Dẫu vậy, bà Sa và ông Tấn vẫn lén lút liên lạc qua lại và Dũng (Sỹ Hưng) chính là kết quả của mối tình vụng trộm này.

nsut-ho-phong-la-ai-dong-vai-gi-trong-huong-vi-tinh-than-7
NSƯT Hồ Phong vào vai ông Tấn trong Hương vị tình thân 2 (Ảnh: Vietnamnet)

Đáng chú ý, trong quá khứ, ông Tấn chính là người sát hại chồng bà Sa rồi bỏ đi biệt xứ, đẩy mọi tội lỗi cho ông Sinh. Sau bao năm dài đằng đẵng, cuối cùng ông Tấn quyết định trở lại với mục đích lớn nhất là đoàn tụ cùng mẹ con bà Sa.

Theo đoàn làm phim, trong Hương vị tình thân 2, ông Tấn có nhiều đất diễn. Ông Tấn không từ thủ đoạn nào để đạt được mục đích của mình. Thậm chí có thể xuống tay với bất kỳ ai làm vật cản ngang đường.

Ông Tấn chính là vai diễn đánh dấu sự trở lại của NSƯT Hồ Phong. Vai diễn này được khán giả đánh giá là rất ấn tượng. Đây cũng là vai diễn phù hợp với phong cách mà trước giờ NSƯT Hồ Phong vẫn thích "vai phản diện".

nsut-ho-phong-la-ai-dong-vai-gi-trong-huong-vi-tinh-than-8

Để đóng được bộ dạng đểu cáng, ranh mãnh của 1 tên xã hội đội lốt doanh nhân, NSƯT Hồ Phong đã phải để râu, đầu tư trang phục hoàn toàn khác so với ngoài đời. Anh vốn hoạt động trong lực lượng Công an nhân dân nên phải tuân thủ điều lệnh, bởi vậy, khi vào vai nhân vật này, nam diễn viên phải xin phép và được sự đồng ý của cấp mới để ria mép, cắt tóc.

Nhiều năm quen với bộ quần áo lính, giờ đóng vai đại gia tiền tỷ, NSƯT Hồ Phong phải tốn "một mớ" cho trang phục biểu diễn. Anh cũng phải lục lọi các phụ kiện sao cho phù hợp nhất với nhân vật để không tạo cảm giác lố. 

Việc sắm sửa trang phục cũng không hề dễ dàng, bởi đúng thời điểm các cửa hàng thời trang đều phải đóng cửa chấp hành Chỉ thị 16 về phòng chống dịch COVID-19 của Chính phủ.

nsut-ho-phong-la-ai-dong-vai-gi-trong-huong-vi-tinh-than-91
NSƯT Hồ Phong chụp ảnh cùng NSƯT Thu Hạnh và Sỹ Hưng

Trong phim "Hương vị tình thân" phần 2, Hồ Phong tương tác nhiều nhất với bà Sa (NSƯT Thu Hạnh). Bộ phim này cũng đánh dấu sự trở lại của NSƯT Thu Hạnh sau nhiều năm vắng bóng. Anh và NSƯT Thu Hạnh từng có duyên đóng cùng nhau trong phim "Khi đàn chim trở về" của đạo diễn Danh Dũng và cũng vào vai yêu nhau.

NSƯT Hồ Phong từng bật mí, nụ hôn đầu tiên trên màn ảnh của anh cũng là nụ hôn với NSƯT Thu Hạnh. Ngoài làm phim, cả hai còn học chung lớp đạo diễn ở Đại học Sân khấu Điện Ảnh nên khi quay "Hương vị tình thân" càng dễ dàng hơn trong các phân cảnh tình cảm. 

Từng đóng chung series “Cảnh sát hình sự” nên khi gặp lại nhau trong “Hương vị tình thân”, NSƯT Hồ Phong và NSƯT Võ Hoài Nam cũng đều rất vui vẻ, thân thiết.

Xem thêm: Nghệ sĩ kể: Chủ tịch Khang trong "Hương vị tình thân" và "kho báu" 3 lần đảm nhận vai Tướng Giáp

Đọc thêm

Nghệ sĩ Quang Tèo sống bằng nghề diễn, 1 mình "gánh" cả gia đình. Sắp 60 tuổi nhưng ông vẫn đóng phim, chạy "sô" khắp các tỉnh thành.

Nghệ sĩ kể: Quang Tèo gần 60 tuổi nhưng vẫn đắt 'sô' vì có 2 chữ này
0 Bình luận

MC Anh Tuấn lần đầu tiên tiết lộ từng thi tuyển phi công vì sợ học xong Nhạc viện sẽ thất nghiệp. Thế nhưng, ước mơ bay bổng này của anh đã bị loại từ "vòng gửi xe".

Nghệ sĩ kể: MC Anh Tuấn tiết lộ từng thi tuyển phi công nhưng bị loại từ 'vòng gửi xe'
0 Bình luận

Phương Oanh đóng 8 phim do VFC sản xuất thì có 1 lần bị e ps duyên, 3 lần lạm dụng. Hầu như không có bộ phim nào có đủ cha mẹ. Yêu đương bị phản bội, làm người thứ 3 hoặc bị gia đình người yêu phản đối...

Nghệ sĩ kể: Phương Oanh và sự nghiệp diễn viên 'không trải hoa hồng'
0 Bình luận


Bài mới

Gợi ý 10 mẫu mở bài Chí Phèo thức tỉnh, mời bạn cùng tham khảo!

Trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, quá trình thức tỉnh của Chí Phèo chính là đoạn thể hiện rõ nét giá trị nhân đạo và ý nghĩa nhân văn. Hãy cùng tham khảo 10 mở bài cho phân đoạn này nhé.

Bắt trend nghị luận xã hội về 'lối sống thư giãn'

Lối sống thư giãn "Chill guy" đang là cụm từ được tìm kiếm rất nhiều trên mạng xã, hãy cùng tham khảo một bài NLXH về lối sống này nhé!

LLVH: 'Đọc thơ, cảm được âm điệu, xem như đã nhập được vào cái hồn thơ...'

Bằng những hiểu biết về Thơ mới đã được học hãy bình luận ý kiến: "Đọc thơ, cảm được âm điệu...".

Hé lộ cách chuyển ý mượt mà trong bài NLXH

Nếu bạn chưa biết cách chuyển ý từ đoạn văn này sang đoạn văn khác thì đừng bỏ qua bài viết này nhé. Lưu ngay lại để vận dụng!

Gợi ý viết nghị luận văn học 200 chữ về thơ

Nghị luận văn học 200 chữ về thơ không khó viết, song bạn cần phải biết được phương pháp để có bài viết chuẩn chỉ và hấp dẫn nhất. Hãy cùng tham khảo nhé!

Chí Phèo và bi kịch khi bị cự tuyệt quyền làm người

Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người đó là sự mâu thuẫn giữa khát vọng quay trở lại làm một con người, khát khao được đối xử như một con người nhưng không được của Chí Phèo.

Cuộc đời Lão Hạc chồng chất bi kịch: Bi kịch làm cha và bi kịch làm người

Phân tích truyện ngắn Lão Hạc để làm rõ nhận định: Cuộc đời lão Hạc chồng chất những bi kịch: bi kịch làm cha và bi kịch làm người.

10 cách kết bài cho mọi đề NLXH của HSG

Viết kết bài trở nên đơn giản hơn nếu bạn biết vận dụng những cách làm dưới đây. Cùng tham khảo nhé!

Gợi ý kết bài cho mọi dạng so sánh hai tác phẩm văn học

Nếu bạn còn đang loay hoay không biết kết bài cho dạng đề so sánh như thế nào thì đừng bỏ qua bài viết gợi ý dưới đây nhé!

Gợi ý cách trả lời câu hỏi đọc hiểu để đạt điểm tối đa

Đọc hiểu là phần kiến thức quan trọng giúp các bạn học sinh dễ dàng "ăn điểm". Tuy nhiên, để trả lời chính xác cũng cần có phương pháp khoa học.

Gợi ý cách từng đoạn trong bài văn phân tích

Nếu bạn đang loay hoay không biết viết bài văn phân tích thế nào thì đây sẽ là gợi ý hữu ích dành cho bạn.

Gợi ý 7 mở bài áp dụng cho lý luận văn học

Hãy cùng tham khảo 7 mở bài dưới đây để đúc rút ra kinh nghiệm, kỹ năng cho chính bản thân mình khi viết mở bài lý luận văn học nhé!

Khi 'triết lý sống' của các quốc gia đi vào NLXH

Bạn biết không, mỗi quốc gia trên thế giới sẽ có những triết lý sống độc đáo, mang ý nghĩa đặc biệt riêng. Hãy cùng tìm hiểu để áp dụng cho bài NLXH của mình nhé.

Ưu điểm và nhược điểm của các nhân vật trong văn chương

Nhân vật văn chương thường phản ánh sâu sắc tính cách nhân loại. Vậy nên các nhân vật được xây dựng với nhiều nét ưu - nhược để phù hợp với hoàn cảnh, thời đại.

Tóm tắt quá trình thức tỉnh của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên

Quá trình thức tỉnh của Chí Phèo là nội dung được khắc họa rõ nét nhất, phản ánh tội ác của xã hội phong kiến xưa. Qua đó thể hiện ý nghĩa nhân văn sâu sắc về khát vọng sống tốt đẹp của con người.

Phân tích nhân vật Thị Nở để làm rõ quan điểm 'công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...'

Giải thích ý kiến: "Công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...". Hãy phân tích nhân vật Thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao để làm rõ ý kiến trên. 

Đề xuất