"Ông bố quốc dân" của Về nhà đi con - NSND Trung Anh sẽ làm gì sau khi nghỉ hưu?

NSND Trung Anh đã chính thức chia tay Nhà hát Kịch Việt Nam sau 43 năm gắn bó. Có không ít khán giả thắc mắc, "ông bố quốc dân" của Về nhà đi con sẽ làm gì sau khi nghỉ hưu?

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Theo chia sẻ của NSƯT Xuân Bắc, NSND Trung Anh đã có quyết định nghỉ hưu vào ngày 1/10 sau hơn 40 năm gắn bó với Nhà hát Kịch Việt Nam. Cùng ngày, phía Nhà hát đã tổ chức buổi lễ chia tay nam nghệ sĩ với nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau.

“NSND Trung Anh vừa là đàn anh, vừa là bậc thầy trong công việc. Cách đây không lâu, Nhà hát Kịch Việt Nam đã tổ chức buổi chia tay với NSND Việt Thắng, trước đó nữa là NSƯT Phú Đôn và hôm nay là NSND Trung Anh. Dưới con mắt của thế hệ sau, dù các anh đã nghỉ hưu nhưng chưa bao giờ nghĩ rằng sẽ xa Nhà hát. Qua nửa đời người, các anh đã gắn bó với Nhà hát, với biết bao vai diễn, biết bao đêm diễn, biết bao cống hiến cho Nhà hát Kịch Việt Nam”, Xuân Bắc chia sẻ.

nsnd-trung-anh-se-lam-gi-sau-khi-nghi-huu-6
Nghệ sĩ Nhà hát Kịch Việt Nam chia tay NSND Trung Anh

Việc NSND Trung Anh về hưu đã được anh bật mí một chút từ hồi tháng 7 khi vừa ra mắt phim "Mặt nạ hạnh phúc". Khi đó "ông bố quốc dân" từng tiết lộ rằng đã sớm có kế hoạch nghỉ hưu.

Được biết, NSND Trung Anh gắn bó với Nhà hát Kịch Việt Nam cùng với thế hệ các nghệ sĩ như NSND Việt Thắng, NSƯT Phú Đôn. Trung Anh được phong danh hiệu NSƯT năm 2007. Tên tuổi anh gắn với nhiều vở diễn của Nhà hát Kịch Việt nam như: Tội lỗi, Đêm của bóng tối, Mỹ nhân và Anh hùng, Hàng xóm chung cư, Hồn Trương Ba da hàng thịt, Hamlet, Thầy và trò, Khát vọng. Anh được phong tặng danh hiệu NSND năm 2019.

NSND Trung Anh từng giành Huy chương Vàng tại Hội diễn sân khấu Kịch nói chuyên nghiệp toàn quốc (vai Trần Cảnh trong vở Trần Thủ Độ, năm 2009). Năm 2015 Bông sen Vàng dành cho Nam diễn viên chính xuất sắc tại LHP Việt Nam lần thứ 19 với Những đứa con của làng. Năm 2016 Huy chương vàng tại LH Quốc tế Sân khấu thử nghiệm Hà Nội lần thứ 2 với vai Claudius trong vở Hamlet (đạo diễn NSND Anh Tú).

nsnd-trung-anh-se-lam-gi-sau-khi-nghi-huu-9

Với NSND Trung Anh "sân khấu là tình yêu lớn nhất trong cuộc đời". Dù vài năm gần đây, nam nghệ sĩ đi phim nhiều hơn nhưng chưa bao giờ vơi vai tình yêu với sân khấu. Bây giờ, khi đã lùi về phía cánh gà, nam nghệ sĩ vẫn 1 lòng sắt son với tình yêu này. 

Còn nhớ, có thời Nhà hát Kịch Việt Nam tin tưởng "đẩy" NSND Trung Anh lên vị trí lãnh đạo. Thế nhưng chức tước chưa bao giờ là cái đích tối tượng của nghệ sĩ say sân khấu này. Ông trước sau vẫn kiên định với tình yêu sân khấu, chỉ mong được sống hết mình với nghề. 

NSND Trung Anh cũng là người không thích ồn ào. Ông luôn lặng lẽ cống hiến cho nghệ thuật, xây dựng hình ảnh rất sạch và đẹp. Khi phải rơi xa cái nôi nuôi dưỡng mình hơn 40 năm, nam nghệ sĩ không tránh khỏi nỗi niềm bùi ngùi. 

Vậy sau khi chia tay Nhà hát Kịch Việt Nam, NSND Trung Anh sẽ làm gì? Theo một chia sẻ mới nhất, NSND cho biết, sau khi nghỉ hưu vẫn sẵn sàng nhận các vai diễn nếu lãnh đạo Nhà hát mời. 

nsnd-trung-anh-se-lam-gi-sau-khi-nghi-huu-0
NSND Trung Anh với vai diễn "bố Sơn" trong Về nhà đi con

Bên cạnh lời hứa sẽ tiếp tục tham gia diễn xuất, NSND Trung Anh còn bật mý chuyện nhận công việc làm chủ nhiệm một lớp diễn viên mới tại trường Đại học Sân khấu và Điện ảnh Hà nội. Hơn 40 năm tích lũy kinh nghiệm diên xuất, anh dự định truyền lại cho các thế hệ sau giống như cách những người thầy lớn đã từng dìu dắt mình (cố NSND Đoàn Dũng, NSƯT Dương Viết Bát). NSND Trung Anh cho biết, sẽ tiếp tục nhận phim nếu như không làm ảnh hưởng đến thời gian giảng dạy tại trường.

NSND Trung Anh tốt nghiệp Lớp diễn viên khóa 1 Nhà hát Kịch Việt Nam, cùng nhiều nghệ sĩ tên tuổi khác như NSND Trọng Trinh, Lan Hương, NSƯT Quốc Khánh, Quế Hằng. Năm 1982, Trung Anh, Quốc Khánh, Trọng Trinh, Đỗ Kỷ lên đường nhập ngũ trong cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc, sau đó Trung Anh, Quốc Khánh trở lại Nhà hát Kịch Việt Nam và gắn bó cho tới ngày nghỉ hưu.

Xem thêm: Nghệ sĩ kể: Bà Xuân - Quách Thu Phương hé lộ tuyệt chiêu "đánh bại" chứng trầm cảm sau sinh

Đọc thêm

"Ông Tấn" - NSƯT Hồ Phong được các đạo diễn "đo ni đóng giày" với các vai diễn giang hồ, máu lạnh. Khi còn trẻ, vào vai con quan ăn chơi trác táng; đến khi có tuổi một chút thì đóng vai giang hồ, quan tham...

Nghệ sĩ kể: 'Ông Tấn' trong 'Hương vị tình thân' và chuyện trung tá công an 'chuyên trị' vai giang hồ, máu lạnh
0 Bình luận

Nghệ sĩ Quang Tèo sống bằng nghề diễn, 1 mình "gánh" cả gia đình. Sắp 60 tuổi nhưng ông vẫn đóng phim, chạy "sô" khắp các tỉnh thành.

Nghệ sĩ kể: Quang Tèo gần 60 tuổi nhưng vẫn đắt 'sô' vì có 2 chữ này
0 Bình luận

MC Anh Tuấn lần đầu tiên tiết lộ từng thi tuyển phi công vì sợ học xong Nhạc viện sẽ thất nghiệp. Thế nhưng, ước mơ bay bổng này của anh đã bị loại từ "vòng gửi xe".

Nghệ sĩ kể: MC Anh Tuấn tiết lộ từng thi tuyển phi công nhưng bị loại từ 'vòng gửi xe'
0 Bình luận


Bài mới

Gợi ý 10 mẫu mở bài Chí Phèo thức tỉnh, mời bạn cùng tham khảo!

Trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, quá trình thức tỉnh của Chí Phèo chính là đoạn thể hiện rõ nét giá trị nhân đạo và ý nghĩa nhân văn. Hãy cùng tham khảo 10 mở bài cho phân đoạn này nhé.

Bắt trend nghị luận xã hội về 'lối sống thư giãn'

Lối sống thư giãn "Chill guy" đang là cụm từ được tìm kiếm rất nhiều trên mạng xã, hãy cùng tham khảo một bài NLXH về lối sống này nhé!

LLVH: 'Đọc thơ, cảm được âm điệu, xem như đã nhập được vào cái hồn thơ...'

Bằng những hiểu biết về Thơ mới đã được học hãy bình luận ý kiến: "Đọc thơ, cảm được âm điệu...".

Hé lộ cách chuyển ý mượt mà trong bài NLXH

Nếu bạn chưa biết cách chuyển ý từ đoạn văn này sang đoạn văn khác thì đừng bỏ qua bài viết này nhé. Lưu ngay lại để vận dụng!

Gợi ý viết nghị luận văn học 200 chữ về thơ

Nghị luận văn học 200 chữ về thơ không khó viết, song bạn cần phải biết được phương pháp để có bài viết chuẩn chỉ và hấp dẫn nhất. Hãy cùng tham khảo nhé!

Chí Phèo và bi kịch khi bị cự tuyệt quyền làm người

Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người đó là sự mâu thuẫn giữa khát vọng quay trở lại làm một con người, khát khao được đối xử như một con người nhưng không được của Chí Phèo.

Cuộc đời Lão Hạc chồng chất bi kịch: Bi kịch làm cha và bi kịch làm người

Phân tích truyện ngắn Lão Hạc để làm rõ nhận định: Cuộc đời lão Hạc chồng chất những bi kịch: bi kịch làm cha và bi kịch làm người.

10 cách kết bài cho mọi đề NLXH của HSG

Viết kết bài trở nên đơn giản hơn nếu bạn biết vận dụng những cách làm dưới đây. Cùng tham khảo nhé!

Gợi ý kết bài cho mọi dạng so sánh hai tác phẩm văn học

Nếu bạn còn đang loay hoay không biết kết bài cho dạng đề so sánh như thế nào thì đừng bỏ qua bài viết gợi ý dưới đây nhé!

Gợi ý cách trả lời câu hỏi đọc hiểu để đạt điểm tối đa

Đọc hiểu là phần kiến thức quan trọng giúp các bạn học sinh dễ dàng "ăn điểm". Tuy nhiên, để trả lời chính xác cũng cần có phương pháp khoa học.

Gợi ý cách từng đoạn trong bài văn phân tích

Nếu bạn đang loay hoay không biết viết bài văn phân tích thế nào thì đây sẽ là gợi ý hữu ích dành cho bạn.

Gợi ý 7 mở bài áp dụng cho lý luận văn học

Hãy cùng tham khảo 7 mở bài dưới đây để đúc rút ra kinh nghiệm, kỹ năng cho chính bản thân mình khi viết mở bài lý luận văn học nhé!

Khi 'triết lý sống' của các quốc gia đi vào NLXH

Bạn biết không, mỗi quốc gia trên thế giới sẽ có những triết lý sống độc đáo, mang ý nghĩa đặc biệt riêng. Hãy cùng tìm hiểu để áp dụng cho bài NLXH của mình nhé.

Ưu điểm và nhược điểm của các nhân vật trong văn chương

Nhân vật văn chương thường phản ánh sâu sắc tính cách nhân loại. Vậy nên các nhân vật được xây dựng với nhiều nét ưu - nhược để phù hợp với hoàn cảnh, thời đại.

Tóm tắt quá trình thức tỉnh của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên

Quá trình thức tỉnh của Chí Phèo là nội dung được khắc họa rõ nét nhất, phản ánh tội ác của xã hội phong kiến xưa. Qua đó thể hiện ý nghĩa nhân văn sâu sắc về khát vọng sống tốt đẹp của con người.

Phân tích nhân vật Thị Nở để làm rõ quan điểm 'công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...'

Giải thích ý kiến: "Công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...". Hãy phân tích nhân vật Thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao để làm rõ ý kiến trên. 

Đề xuất