Nghệ sĩ kể: NSND Trần Nhượng và lần "chết lâm sàng" suốt 20 phút khiến đoàn phim hoảng loạn

NSND Trần Nhượng gặp tai nạn bất tỉnh 20 phút khiến đoàn làm phim hốt hoảng. May thay, ông đã vượt qua cửa tử trong gang tấc.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

NSND Trần Nhượng sinh năm 1952 trong một gia đình thuần nông ở xã Duy Tân, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương. Ông trưởng thành từ Đoàn ca múa kịch Hải Hưng và từng có nhiều vai diễn "đóng đinh" trong lòng khán giả từ những năm 80 của thế kỷ trước.

NSND Trần Nhượng từng chia sẻ về cái duyên với nghệ thuật. Ông nói rằng, thuở bé chứng kiến tình cảm của nhân dân với nghệ sĩ và thường xuyên được xem những chương trình biểu diễn của các đoàn nghệ thuật về sơ tán. Năm học xong cấp 3, ông đăng ký vào khoa Toán trường ĐH Tổng hợp nhưng không đỗ. Chẳng ngờ việc đó lại như cái duyên đưa ông tới với đam mê nghệ thuật. Khi ấy, Đoàn ca múa kịch Hải Hưng tuyển diễn viên. Dù ban đầu có chút ngại ngần nhưng nhờ có bạn động viên nên ông đã đi ứng tuyển.

NSND Trần Nhượng từng bị gia đình ngăn cấm chuyện theo nghệ thuật. Bởi nếu theo nghệ thuật, ông sẽ phải đánh đổi nhiều thứ, trong đó có cả việc lấy vợ. 

nsnd-tran-nhuong-tro-ve-sau-tai-nan-truong-quay-7
NSND Trần Nhượng

Sau khi đi theo nghệ thuật, ông chuyển từ Hải Dương lên Hà Nội và hoạt động trong Đoàn kịch Công an nhân dân. Tại dây, nam nghệ sĩ thu được nhiều thành công trên sân khấu kịch và bắt đầu lấn sân sang lĩnh vực điện ảnh, trở thành diễn viên truyền hình, phim truyện nhựa được khán giả cả nước biết đến. Các bộ phim ghi dấu ấn của NSND Trần Nhượng là: ệt sáng ngược, Ai giận ai thương, Đêm hội Long Trì, Khát chữ, Chủ tịch tỉnh; Khi đàn chim trở về,...

Dù đã có tuổi nhưng NSND Trần Nhượng vẫn rất đam mê diễn xuất, chưa có ý định nghỉ ngơi. Và mỗi lần đi diễn đều để lại kỷ niệm đáng nhớ với ông.

Vừa qua, khi đang quay cảnh rượt đuổi trong chương trình truyền hình, NSND Trần Nhượng đã gặp tai nạn bất tỉnh 20 phút khiến đoàn phim hốt hoảng. May thay ông đã vượt qua cửa tử trong gang tấc.

NSND Trần Nhượng kể lại, tai nạn xảy ra khi đoàn phim đang quay tại huyện Thạch Thất, Hà Nội. Buổi quay hôm ấy là cảnh tên cướp xông vào nhà hàng xóm lấy một chiếc xe máy, nhân vật của NSND Trần Nhượng phải đuổi theo. Đường bê tông tại vùng quê có rêu, nhân vật của ông đi dép để rượt đuổi, cảnh đuổi bắt này khiến cho ông bị ngã và ngất xỉu.

“Lúc đó trời đất tối sầm, tôi ngất đi, hoàn toàn không biết gì. Lúc tỉnh dậy mới biết mình đã “chết lâm sàng” suốt 20 phút khiến cả đoàn làm phim hoảng loạn”, NSND Trần Nhượng cho biết.

nsnd-tran-nhuong-tro-ve-sau-tai-nan-truong-quay-4
Sau cú ngã, ông vẫn tiếp tục quay lại diễn phần vai của mình vì không muốn để đoàn phim chờ đợi

Đoàn làm phim chia sẻ, khi NSND Trần Nhượng bị ngất, địa điểm quay là ở làng nên đoàn đã ngay lập tức tiến hành sơ cứu và gọi xe cấp cứu, đưa nam nghệ sĩ đến trạm y tế địa phương. Đến nơi thì Trần Nhượng tỉnh và được lau rửa vết thương trầy xước. Sau khi nghỉ ngơi, nam nghệ sĩ thấy ổn nên đã quay lại trường quay để không làm gián đoạn công việc của cả đoàn. 

Đạo diễn Nguyễn Lớp cho biết, NSND Trần Nhượng là một nghệ sĩ yêu nghề, làm việc chuyên nghiệp hơn so với lứa tuổi của ông. Đó là chuyện ít ai làm được. Đạo diễn Nguyễn Lớp còn chia sẻ rằng, NSND Trần Nhương "là một người thầy trong nghề của tôi".

"Tôi thích cách thầy chỉn chu trong công việc, luôn nghiên cứu rất kỹ kịch bản và lo lắng đảm bảo trang phục của mình trước khi đến quay. Cái mà tôi luôn thèm khát và lo lắng là giữ được hình ảnh, được con người của thế hệ diễn viên gạo cội để lớp diễn viên sau nhìn vào mà phấn đấu, cố gắng. May thay, thầy lúc nào cũng đắm đuối với nghề, tâm huyết với từng cảnh quay và hơn hết, luôn chỉ bảo các nghệ sĩ trẻ cách diễn xuất cũng như các tương tác với bạn diễn trong phim”, đạo diễn Nguyễn Lớp tâm sự.

nsnd-tran-nhuong-tro-ve-sau-tai-nan-truong-quay-0
Gia đình NSND Trần Nhượng

Ở tuổi U70, NSND Trần Nhượng là một trong số ít nghệ sĩ còn giữ được phong độ diễn xuất và đam mê với nghề. Ông không ngại các cảnh quay nguy hiểm và cũng từng gặp nhiều tình huống nguy hiểm trên trường quay, không ít lần quay cảnh cháy nổ bị cát bắn lên mặt, có khi nhảy xuống đất gặp rắn rết, vắt trong rừng, những cú trượt chân ngã ở rừng là chuyện như cơm bữa. 

Nhưng nghệ sĩ cũng chia sẻ rằng, lần "chết lâm sàng" 20 phút vừa qua quả là có hơi nguy hiểm, khiến ông phải cân nhắc hơn nữa trong quá trình quay phim sau này để tránh những tai nạn đáng tiếc, làm ảnh hưởng đến nhiều người.

Xem thêm: Nghệ sĩ kể: Chủ tịch Khang trong "Hương vị tình thân" và "kho báu" 3 lần đảm nhận vai Tướng Giáp

Đọc thêm

"Ông Tấn" - NSƯT Hồ Phong được các đạo diễn "đo ni đóng giày" với các vai diễn giang hồ, máu lạnh. Khi còn trẻ, vào vai con quan ăn chơi trác táng; đến khi có tuổi một chút thì đóng vai giang hồ, quan tham...

Nghệ sĩ kể: 'Ông Tấn' trong 'Hương vị tình thân' và chuyện trung tá công an 'chuyên trị' vai giang hồ, máu lạnh
0 Bình luận

Nghệ sĩ Quang Tèo sống bằng nghề diễn, 1 mình "gánh" cả gia đình. Sắp 60 tuổi nhưng ông vẫn đóng phim, chạy "sô" khắp các tỉnh thành.

Nghệ sĩ kể: Quang Tèo gần 60 tuổi nhưng vẫn đắt 'sô' vì có 2 chữ này
0 Bình luận

MC Anh Tuấn lần đầu tiên tiết lộ từng thi tuyển phi công vì sợ học xong Nhạc viện sẽ thất nghiệp. Thế nhưng, ước mơ bay bổng này của anh đã bị loại từ "vòng gửi xe".

Nghệ sĩ kể: MC Anh Tuấn tiết lộ từng thi tuyển phi công nhưng bị loại từ 'vòng gửi xe'
0 Bình luận


Bài mới

Gợi ý 10 mẫu mở bài Chí Phèo thức tỉnh, mời bạn cùng tham khảo!

Trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, quá trình thức tỉnh của Chí Phèo chính là đoạn thể hiện rõ nét giá trị nhân đạo và ý nghĩa nhân văn. Hãy cùng tham khảo 10 mở bài cho phân đoạn này nhé.

Bắt trend nghị luận xã hội về 'lối sống thư giãn'

Lối sống thư giãn "Chill guy" đang là cụm từ được tìm kiếm rất nhiều trên mạng xã, hãy cùng tham khảo một bài NLXH về lối sống này nhé!

LLVH: 'Đọc thơ, cảm được âm điệu, xem như đã nhập được vào cái hồn thơ...'

Bằng những hiểu biết về Thơ mới đã được học hãy bình luận ý kiến: "Đọc thơ, cảm được âm điệu...".

Hé lộ cách chuyển ý mượt mà trong bài NLXH

Nếu bạn chưa biết cách chuyển ý từ đoạn văn này sang đoạn văn khác thì đừng bỏ qua bài viết này nhé. Lưu ngay lại để vận dụng!

Gợi ý viết nghị luận văn học 200 chữ về thơ

Nghị luận văn học 200 chữ về thơ không khó viết, song bạn cần phải biết được phương pháp để có bài viết chuẩn chỉ và hấp dẫn nhất. Hãy cùng tham khảo nhé!

Chí Phèo và bi kịch khi bị cự tuyệt quyền làm người

Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người đó là sự mâu thuẫn giữa khát vọng quay trở lại làm một con người, khát khao được đối xử như một con người nhưng không được của Chí Phèo.

Cuộc đời Lão Hạc chồng chất bi kịch: Bi kịch làm cha và bi kịch làm người

Phân tích truyện ngắn Lão Hạc để làm rõ nhận định: Cuộc đời lão Hạc chồng chất những bi kịch: bi kịch làm cha và bi kịch làm người.

10 cách kết bài cho mọi đề NLXH của HSG

Viết kết bài trở nên đơn giản hơn nếu bạn biết vận dụng những cách làm dưới đây. Cùng tham khảo nhé!

Gợi ý kết bài cho mọi dạng so sánh hai tác phẩm văn học

Nếu bạn còn đang loay hoay không biết kết bài cho dạng đề so sánh như thế nào thì đừng bỏ qua bài viết gợi ý dưới đây nhé!

Gợi ý cách trả lời câu hỏi đọc hiểu để đạt điểm tối đa

Đọc hiểu là phần kiến thức quan trọng giúp các bạn học sinh dễ dàng "ăn điểm". Tuy nhiên, để trả lời chính xác cũng cần có phương pháp khoa học.

Gợi ý cách từng đoạn trong bài văn phân tích

Nếu bạn đang loay hoay không biết viết bài văn phân tích thế nào thì đây sẽ là gợi ý hữu ích dành cho bạn.

Gợi ý 7 mở bài áp dụng cho lý luận văn học

Hãy cùng tham khảo 7 mở bài dưới đây để đúc rút ra kinh nghiệm, kỹ năng cho chính bản thân mình khi viết mở bài lý luận văn học nhé!

Khi 'triết lý sống' của các quốc gia đi vào NLXH

Bạn biết không, mỗi quốc gia trên thế giới sẽ có những triết lý sống độc đáo, mang ý nghĩa đặc biệt riêng. Hãy cùng tìm hiểu để áp dụng cho bài NLXH của mình nhé.

Ưu điểm và nhược điểm của các nhân vật trong văn chương

Nhân vật văn chương thường phản ánh sâu sắc tính cách nhân loại. Vậy nên các nhân vật được xây dựng với nhiều nét ưu - nhược để phù hợp với hoàn cảnh, thời đại.

Tóm tắt quá trình thức tỉnh của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên

Quá trình thức tỉnh của Chí Phèo là nội dung được khắc họa rõ nét nhất, phản ánh tội ác của xã hội phong kiến xưa. Qua đó thể hiện ý nghĩa nhân văn sâu sắc về khát vọng sống tốt đẹp của con người.

Phân tích nhân vật Thị Nở để làm rõ quan điểm 'công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...'

Giải thích ý kiến: "Công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...". Hãy phân tích nhân vật Thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao để làm rõ ý kiến trên. 

Đề xuất