NLXH: Hãy cháy lên!

Nếu tôi không cháy lên. Nếu anh không cháy lên. Nếu chúng ta không cháy lên. Thì làm sao bóng tối trở thành ánh sáng.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Tôi chợt nhớ đến Prometheus trong truyện thần thoại Hy Lạp – người đã dám chống lại vị thần Zeus tối cao, lén đánh cắp ngọn lửa để mang đến ánh sáng, văn hóa cho nhân loại. Dù sau đó, chàng đã bị trừng phạt thảm khốc, nhưng vẫn dõng dạc lên án Zeus. Phải chăng, khi mỗi người dám đứng lên chống lại những giới hạn, những điều xấu xa, thì ngay trong chính con người họ đã bùng cháy lên một ngọn lửa, mà như Nazim Hikmet đã mạnh mẽ cất tiếng:

“Nếu tôi không cháy lên

Nếu anh không cháy lên

Nếu chúng ta không cháy lên

Thì làm sao bóng tối trở thành ánh sáng?”

Vì vậy: “Hãy cháy lên”!

Trong cuộc sống, “cháy lên” là khi ta dám bứt phá khỏi những giới hạn, những lề lối xưa cũ để đứng lên và đoạt lấy những điều tốt đẹp, có ích hơn. Như Prometheus, chàng chính là một ngọn lửa đang cháy lên để bảo vệ cho loài người. Song, “cháy lên” liệu đã đủ ? Trong bài thơ, tác giả đã chỉ ra các chủ thể “tôi”, “anh”, “chúng ta”, đó phải chăng cũng chính là vòng tròn quan hệ cơ bản của cuộc sống? Cả bài thơ với điệp từ “không” ở mỗi câu đã gửi gắm cho chúng ta thông điệp: hãy đứng lên để màn đêm phải tàn lụi trước ánh sáng, mỗi chúng ta hãy là một ngọn lửa nhỏ để hòa chung vào cái lửa lớn của cộng đồng, dân tộc. “Nếu tôi không cháy lên / Nếu anh không cháy lên / Nếu chúng ta không cháy lên / Thì làm sao bóng tối trở thành ánh sáng?”.

nlxh-hay-chay-len-7

“Hãy cháy lên” là cách tốt nhất để khiến cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn. Đó có thể là sự bất bình khi thấy một người bạn của mình bị ức hiếp. Là niềm ấm ức, phẫn nộ trước một xã hội bị tha hóa, đang ngày một đi xuống. Nhưng những điều ấy chỉ mới dừng lại ở sự cháy lên trong tư tưởng. Điều quan trọng hơn hết mà Nazim Hikmet muốn nhắn nhủ đến chúng ta đó là cần phải hành động, cần phải để ngọn lửa ấy làm động lực tiếp sức cho chúng ta, để thay đổi cuộc sống, xã hội, hay chỉ đơn giản là thay đổi chính con người mình, để không còn lạc bước vào những cạm bẫy u uẩn của cuộc đời. Muốn tạo nên một ngọn lửa lớn thì cần phải xuất phát từ những đốm tàn nhỏ, đó không chỉ là công việc của một cá nhân, của riêng “tôi” hay riêng “anh” mà là nhiệm vụ chung của tất cả mọi người. Sáng, hãy sáng cháy lên đi khi tuổi trẻ chưa trôi qua, có như vậy thì “bóng tối” mới trở thành “ánh sáng”, xã hội sẽ ngày một văn minh, phát triển hơn.

Nazim Hikmet như muốn khẳng định lý tưởng sống của ông chính là: “Hãy cháy lên”. Chỉ khi chúng ta dám trầm mình trong ngọn lửa, dám cháy để bảo vệ những tư tưởng, đạo đức, đó mới là một chuyến hành trình sống đầy ý nghĩa. Khi chúng ta “cháy lên”, dám chiến đấu cho một đạo lý tốt đẹp nào đó, những việc làm, hành vi của chúng ta có thể sẽ không thay đổi sự việc hoàn toàn như ý muốn. Nhưng điều quan trọng của một đám lửa không phải là nó đã thiêu đốt bao nhiêu cánh rừng mà là cách nó để lại “sức nóng” trong lòng người khác như thế nào. Chúng ta mạnh mẽ can đảm, nói lên sự thật, có thể sẽ không nhận được sự hồi đáp ngay lập tức. Nhưng hành động của chúng ta sẽ được thâm tâm mỗi người ghi nhận, từ đó họ sẽ suy nghĩ, sẽ trăn trở và nếu tư tưởng của ta là hoàn toàn đúng đắn, họ sẽ học hỏi và lan tỏa điều ấy. Ngọn lửa ấy đang ngày một lớn hơn.

Chu Văn An – một nhà Nho, nhà hiền triết, một người thầy mẫu mực. Ông đã “cháy lên” vì công lý, dám thực hiện một việc làm táo bạo nhưng vô cùng nhân nghĩa, đó là dâng sớ cho nhà vua xin chém bảy nịnh thần. Chính việc làm ấy khiến ông trở nên thật khác biệt, không tầm thường, thậm chí là đáng trách như những vị quan khác cùng thời của ông – những kẻ xu nịnh mong kiếm được ham danh lợi lộc phù du. Chu Văn An đã treo ấn từ quan nhằm “giữ lòng thanh bạch”, bảo vệ đạo lý khi nhà vua không đồng ý phê duyệt tấu sớ của ông. Ông về quê dạy học, sống một cuộc đời “minh triết bảo thân”, bỏ lại sau lưng bao “lao xao”, “phú quý” của vòng vây danh lợi. Qua câu chuyện về cuộc đời của Chu Văn An, ta hoàn toàn có thể nhận thấy chính sự suy tàn của xã hội, trong việc chính trị đất nước đã không tạo cơ hội cho tài năng của Chu Văn An có dịp cống hiến. Nhưng phải chăng đã có một ngọn lửa cháy lên từ đó, dù chỉ là một người thầy giáo giản dị nhưng ông lại được muôn dân tôn kính, nhớ ơn đời đời vì đã dám tạo nên những điều khác biệt để bảo vệ chính nghĩa. “Ngọn lửa” ấy đã sống mãi cho đến tận hôm nay, dù đã trải qua ngàn năm lịch sử.

Trong bài thơ “Vô đề”, nhà văn Văn Cao từng viết:

“Đoàn người đi qua

để lại bóng …”

Tôi tự hỏi, “cái bóng” ấy liệu có thể hình thành nếu chỉ có một người đi qua? Không, không thể. Dù chỉ là một cái bóng, nhưng sẽ rất khác nếu đó là những gì của một đoàn người, một nhóm người để lại. Đó chính là sức mạnh của tinh thần đoàn kết, tập thể. Ngọn lửa của xã hội, đám đông mới là bước đệm tốt nhất để thay đổi thời đại. “Một cây làm chẳng nên non / Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”, một ngọn lửa rồi sẽ vội tắt khi gió ngang qua, nhưng một đám lửa lớn thì khó có cách gì dập tắt được. Khi ấy, “tôi”, “anh”, “chúng ta” sẽ cùng tạo nên những điều tốt đẹp nhất, bảo vệ cho sự sống của chúng ta, thế giới của chúng ta và cả con em – tương lai của chúng ta.

Thật xúc động khi là một người dân Việt Nam, được tận mắt chứng kiến đồng bào đang thắp lên những ngọn lửa của tình yêu quê hương, đất nước. Người dân tỉnh Quảng Nam, những con người đã gắn liền với biển cả, sinh sống và làm việc trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Nơi đây không chỉ là kế sinh nhai của họ, đó còn là Tổ quốc, là đất mẹ thân thương, là nền văn hiến ngàn đời của cha ông. Khi nghe tin Trung Quốc đang tiến hành đưa giàn khoan vào hai quần đảo chính của nước ta, những con người ấy, tuy thô sơ nhưng lại vĩ đại một ngọn lửa thiêng liêng của tình yêu đất nước, yêu dân tộc. Trên biển cả mênh mông, một ngọn lửa vững mạnh được kết nên qua những ngọn cờ quốc kỳ rực sắc đỏ cắm trên mỗi chiếc thuyền. Ôi! Đó còn gì đáng quý hơn bằng sự tự ý thức, tự bảo vệ, đấu tranh cho quê hương, đất nước của mình. Ngọn lửa ấy như trấn giữ cả vùng trời lãnh thổ, như tiếp thêm niềm tin yêu cho hàng triệu trái tim người Việt Nam trong và ngoài nước. Đây mới đích thực là “ánh sáng”, “ánh sáng” trong mỗi người Việt Nam đã chiến thắng “bóng đêm” kia, mãi mãi.

Và hỡi những ai còn mãi lẳng lặng trong cõi đời, như những bóng ma vô hồn chẳng ai hay biết. Tuổi trẻ có còn gì để ta mải miết chần chừ mà không cháy lên để thể hiện cá tính của bản thân. Hãy cháy lên đi vì chúng ta không phải là những cành củi khô héo. Chúng ta sống cần phải có mục đích, ý nghĩa, cần khẳng định giá trị của con người mình và bảo vệ cái tốt, cái đẹp.

Trong quyển sách “Nếu biết trăm năm là hữu hạn”, Phạm Lữ Ân có viết: “Chúng ta không thể hít một hơi dài quá khá năng của bản thân, nhưng có thể hít thật sâu hết khả năng trong từng hơi thở”. Nếu đã biết trăm năm là hữu hạn, cớ gì ta không sống thật sâu? Cuộc đời vốn ngắn ngủi, hãy cháy lên hết mình khi còn có thể. Chúng ta cháy lên không chỉ để mang ánh sáng đến với cuộc sống mà còn là khẳng định: “Tôi đang sống chứ không đang tồn tại”. “Nếu tôi không cháy lên”, thật buồn sao khi đến cuối đời, trong tôi chỉ toàn những bóng đêm cùng tiếc nuối, ân hận.

(NGUYỄN NGUYÊN THU HÀ, LỚP 11CV - TRƯỜNG THTH ĐHSP, NĂM HỌC 2019 - 2020)

Xem thêm: NLXH 200 chữ: Tầm quan trọng của giáo dục

Đọc thêm

Đề bài: Viết một đoạn văn 200 chữ trình bày suy nghĩ của em về vấn đề môi trường đang bị hủy hoại bởi bàn tay con người.

NLXH 200 chữ: Ý nghĩa khát vọng sống của con người
0 Bình luận

Đoạn văn nghị luận dưới đây sẽ giúp bạn có thêm nhiều tư liệu và góc nhìn cho việc học văn, viết văn.

Đoạn NLXH 200 chữ từ câu chuyện đáng suy ngẫm
0 Bình luận

Sống không hối tiếc: Một cuộc đời. Chỉ một cuộc đời" này mà thôi" - Mary Oliver.

NLXH 200 chữ: Sống không hối tiếc
0 Bình luận


Bài mới

Gợi ý 10 mẫu mở bài Chí Phèo thức tỉnh, mời bạn cùng tham khảo!

Trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, quá trình thức tỉnh của Chí Phèo chính là đoạn thể hiện rõ nét giá trị nhân đạo và ý nghĩa nhân văn. Hãy cùng tham khảo 10 mở bài cho phân đoạn này nhé.

Bắt trend nghị luận xã hội về 'lối sống thư giãn'

Lối sống thư giãn "Chill guy" đang là cụm từ được tìm kiếm rất nhiều trên mạng xã, hãy cùng tham khảo một bài NLXH về lối sống này nhé!

LLVH: 'Đọc thơ, cảm được âm điệu, xem như đã nhập được vào cái hồn thơ...'

Bằng những hiểu biết về Thơ mới đã được học hãy bình luận ý kiến: "Đọc thơ, cảm được âm điệu...".

Hé lộ cách chuyển ý mượt mà trong bài NLXH

Nếu bạn chưa biết cách chuyển ý từ đoạn văn này sang đoạn văn khác thì đừng bỏ qua bài viết này nhé. Lưu ngay lại để vận dụng!

Gợi ý viết nghị luận văn học 200 chữ về thơ

Nghị luận văn học 200 chữ về thơ không khó viết, song bạn cần phải biết được phương pháp để có bài viết chuẩn chỉ và hấp dẫn nhất. Hãy cùng tham khảo nhé!

Chí Phèo và bi kịch khi bị cự tuyệt quyền làm người

Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người đó là sự mâu thuẫn giữa khát vọng quay trở lại làm một con người, khát khao được đối xử như một con người nhưng không được của Chí Phèo.

Cuộc đời Lão Hạc chồng chất bi kịch: Bi kịch làm cha và bi kịch làm người

Phân tích truyện ngắn Lão Hạc để làm rõ nhận định: Cuộc đời lão Hạc chồng chất những bi kịch: bi kịch làm cha và bi kịch làm người.

10 cách kết bài cho mọi đề NLXH của HSG

Viết kết bài trở nên đơn giản hơn nếu bạn biết vận dụng những cách làm dưới đây. Cùng tham khảo nhé!

Gợi ý kết bài cho mọi dạng so sánh hai tác phẩm văn học

Nếu bạn còn đang loay hoay không biết kết bài cho dạng đề so sánh như thế nào thì đừng bỏ qua bài viết gợi ý dưới đây nhé!

Gợi ý cách trả lời câu hỏi đọc hiểu để đạt điểm tối đa

Đọc hiểu là phần kiến thức quan trọng giúp các bạn học sinh dễ dàng "ăn điểm". Tuy nhiên, để trả lời chính xác cũng cần có phương pháp khoa học.

Gợi ý cách từng đoạn trong bài văn phân tích

Nếu bạn đang loay hoay không biết viết bài văn phân tích thế nào thì đây sẽ là gợi ý hữu ích dành cho bạn.

Gợi ý 7 mở bài áp dụng cho lý luận văn học

Hãy cùng tham khảo 7 mở bài dưới đây để đúc rút ra kinh nghiệm, kỹ năng cho chính bản thân mình khi viết mở bài lý luận văn học nhé!

Khi 'triết lý sống' của các quốc gia đi vào NLXH

Bạn biết không, mỗi quốc gia trên thế giới sẽ có những triết lý sống độc đáo, mang ý nghĩa đặc biệt riêng. Hãy cùng tìm hiểu để áp dụng cho bài NLXH của mình nhé.

Ưu điểm và nhược điểm của các nhân vật trong văn chương

Nhân vật văn chương thường phản ánh sâu sắc tính cách nhân loại. Vậy nên các nhân vật được xây dựng với nhiều nét ưu - nhược để phù hợp với hoàn cảnh, thời đại.

Tóm tắt quá trình thức tỉnh của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên

Quá trình thức tỉnh của Chí Phèo là nội dung được khắc họa rõ nét nhất, phản ánh tội ác của xã hội phong kiến xưa. Qua đó thể hiện ý nghĩa nhân văn sâu sắc về khát vọng sống tốt đẹp của con người.

Phân tích nhân vật Thị Nở để làm rõ quan điểm 'công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...'

Giải thích ý kiến: "Công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...". Hãy phân tích nhân vật Thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao để làm rõ ý kiến trên. 

Đề xuất