Loạt tượng đài Sài Gòn trước 1975 tồn tại đến nay: Hằn in dấu ấn thời gian

Tại những nút giao thông quan trọng bậc nhất của Sài Gòn trước 1975 có rất nhiều tượng đài lớn. Dù nhiều lần tu sửa, chúng vẫn giữ được thiết kế ban đầu.

Thùy Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Theo chỉ thị của Thủ tướng Nguyễn Cao Kỳ, các tượng đài kỷ niệm được xây dựng khắp Sài Gòn, tọa lạc ở vị trí đắc địa, nổi bật bậc nhất. Những bức tượng được xây dựng thời điểm đó phải kể đến gồm:  

Tượng An Dương Vương – Thánh tổ Pháo Binh đặt trước công trường Diên Hồng, Thượng viện đường bến Chương Dương. 

Tượng Phù Đổng Thiên Vương – Thánh tổ Thiết Giáp  nằm ngay vòng xuyến Ngã 6 Sài Gòn.

Tượng Trần Nguyên Hãn – Thánh tổ Truyền Tin tại vòng xuyến Quách Thị Trang ngay trước chợ Bến Thành.

Tượng Phan Đình Phùng – Thánh tổ Quân cụ tọa lạc ngay bưu điện Chợ Lớn.

Tượng Trần Hưng Đạo – Thánh tổ Hải Quân được xây dựng tại công trường Mê Linh.

Ngày nay, có rất nhiều bức tượng vẫn còn qua nhiều lần tu sửa. Qua nhiều tháng năm, chúng vẫn giữ được nhiều nét đặc trưng ban đầu. 

Tượng An Dương Vương

Tượng đài An Dương Vương nằm tại nút vòng xoay ngã 6 đường Nguyễn Tri Phương, Nguyễn Chí Thanh, Ngô Gia Tự. Tượng đài tiếp giáp quận 5 và quận 10, nhưng chủ yếu nằm trên địa bàn quận 5. 

loat-tuong-dai-sai-gon-truoc-1975-ton-tai-den-nay-2

Bức tượng nằm trên ranh giới giữa quận 5 và quận 10, cũng là ranh giới mang tính tương đối giữa hai khu người Hoa và người Việt. Do đó, nó còn trở thành nơi giao nhau giữa hai khu vực văn hóa đặc sắc của Sài Gòn.  

Tượng Phù Đổng Thiên Vương

Tượng đài Phù Đổng Thiên Vương nằm tại ngã 6 đường Nguyễn Trãi. Tượng đài này nổi tiếng đến mức, nó được đặt tên cho cả giao lộ, vòng xuyến.

loat-tuong-dai-sai-gon-truoc-1975-ton-tai-den-nay-3

Bức tượng này được dựng năm 1966. Theo đó, bức tượng là hình ảnh Thánh Gióng khi còn là một cậu bé, cầm cây tre và ngồi trên lưng ngựa sắt. Chính nhờ sự khác biệt này, tượng đài Phù Đổng Thiên Vương ở Sài Gòn càng trở nên đặc biệt. Bức tượng giúp nhấn mạnh truyền thống yêu nước, quyết tâm bảo vệ Tổ quốc của dân tộc ta. 

Tượng đài Trần Hưng Đạo

Tượng đài Trần Hưng Đạo được xây dựng trên một bệ đá cao, nằm ngay công trường Mê Linh, Quận 1. 

Thời Pháp thuộc, công trường này được xây dựng, đặt tên là Rigault de Genouilly. Đây là tên của Đô đốc thủy quân người Pháp và từng là Thống đốc Nam Kỳ. Thời điểm đó, chính quyền từng đặt một bức tượng của viên đô đốc tại công trường. 

loat-tuong-dai-sai-gon-truoc-1975-ton-tai-den-nay-4

Sau khi người Pháp rút khỏi Việt Nam, năm 1962, chính quyền Ngô Đình Diệm đã thay thế tượng đô đốc bằng tượng Hai Bà Trưng. Bấy giờ, người Sài Gòn vẫn quen gọi tượng đài ở đây là tượng Hai Bà.  

Khi chính quyền Ngô Đình Diệm sụp đổ, nhiều người đã giật đổ bức tượng vì cho rằng nó có nét giống mẹ con bà Trần Lệ Xuân – phu nhân của cố vấn Ngô Đình Nhu. Mãi 5 năm sau, tượng Trần Hưng Đạo mới được thiết kế, dựng lên thay thế. Qua nhiều năm, bức tượng này vẫn tồn tại sừng sững như một phần không thể thiếu của Sài Gòn.  

Tượng đài Trần Nguyên Hãn

Tượng danh tướng Trần Nguyên Hãn được xây dựng từ năm 1965. Tượng mô tả danh tướng đang cưỡi ngựa, đứng trên một bệ đá cao ở vòng xoay trước chợ Bến Thành. Tuy nhiên, câu chuyện về bức tượng lại là một câu chuyện buồn. 

loat-tuong-dai-sai-gon-truoc-1975-ton-tai-den-nay-5

4 năm trước, tượng được di dời khỏi vị trí trước chợ Bến Thành để phục vụ cho việc thi công nhà ga metro Bến Thành – Suối Tiên. Bức tượng được bảo quản tại công viên Phú Lâm, quận 6. 

Hiện tại, trước chợ Bến Thành chỉ còn công trường thi công khổng lồ với rào chắn, máy móc hoạt động ầm ĩ bên trong. Tượng đã có nhiều dấu hiệu xuống cấp sau nhiều năm chịu tác động của môi trường. Tại công viên Phú Lâm, tượng cũng được phủ một lớp bạt để che chắn, bảo quản. 

Xem thêm: Ảnh cũ của đường Võ Di Nguy - một trong những con đường xưa nhất Sài Gòn

Đọc thêm

Hình ảnh Sài Gòn tháng 5/1975 tràn đầy niềm vui, sự hân hoan, khiến bất kỳ ai khi nhìn lại cũng cảm thấy bồi hồi đến lạ.

Rạng rỡ hình ảnh Sài Gòn tháng 5/1975: Thống nhất hai miền Nam - Bắc, đất nước trọn niềm vui
0 Bình luận

Nhiều người sẽ dễ nhầm lẫn bởi Sài Gòn có tới hai đường Võ Di Nguy. Một con đường ở Phú Nhuận, một con đường khác ở quận 1.

Ảnh cũ của đường Võ Di Nguy - một trong những con đường xưa nhất Sài Gòn
0 Bình luận

Cách sử dụng từ ngữ hai miền Bắc Nam có nhiều điều khác biệt. Đặc biệt ở Sài Gòn và miền Nam xưa, có nhiều từ ngữ thông dụng một thời đã dần trôi vào dĩ vãng…

Những từ ngữ thông dụng của Sài Gòn và miền Nam xưa: Bạn biết bao nhiêu từ?
0 Bình luận

Đường thiên lý hay còn gọi là đường cái quan, đường quan lộ, đường quan báo là một con đường dài chạy dọc từ Bắc xuống Nam Việt Nam. Con đường này chủ yếu được đắp vào đầu thế kỷ XIX.

Câu chuyện ít người biết về những con đường thiên lý đầu tiên trên đất Sài Gòn
0 Bình luận


Bài mới

Gợi ý 10 mẫu mở bài Chí Phèo thức tỉnh, mời bạn cùng tham khảo!

Trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, quá trình thức tỉnh của Chí Phèo chính là đoạn thể hiện rõ nét giá trị nhân đạo và ý nghĩa nhân văn. Hãy cùng tham khảo 10 mở bài cho phân đoạn này nhé.

Bắt trend nghị luận xã hội về 'lối sống thư giãn'

Lối sống thư giãn "Chill guy" đang là cụm từ được tìm kiếm rất nhiều trên mạng xã, hãy cùng tham khảo một bài NLXH về lối sống này nhé!

LLVH: 'Đọc thơ, cảm được âm điệu, xem như đã nhập được vào cái hồn thơ...'

Bằng những hiểu biết về Thơ mới đã được học hãy bình luận ý kiến: "Đọc thơ, cảm được âm điệu...".

Hé lộ cách chuyển ý mượt mà trong bài NLXH

Nếu bạn chưa biết cách chuyển ý từ đoạn văn này sang đoạn văn khác thì đừng bỏ qua bài viết này nhé. Lưu ngay lại để vận dụng!

Gợi ý viết nghị luận văn học 200 chữ về thơ

Nghị luận văn học 200 chữ về thơ không khó viết, song bạn cần phải biết được phương pháp để có bài viết chuẩn chỉ và hấp dẫn nhất. Hãy cùng tham khảo nhé!

Chí Phèo và bi kịch khi bị cự tuyệt quyền làm người

Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người đó là sự mâu thuẫn giữa khát vọng quay trở lại làm một con người, khát khao được đối xử như một con người nhưng không được của Chí Phèo.

Cuộc đời Lão Hạc chồng chất bi kịch: Bi kịch làm cha và bi kịch làm người

Phân tích truyện ngắn Lão Hạc để làm rõ nhận định: Cuộc đời lão Hạc chồng chất những bi kịch: bi kịch làm cha và bi kịch làm người.

10 cách kết bài cho mọi đề NLXH của HSG

Viết kết bài trở nên đơn giản hơn nếu bạn biết vận dụng những cách làm dưới đây. Cùng tham khảo nhé!

Gợi ý kết bài cho mọi dạng so sánh hai tác phẩm văn học

Nếu bạn còn đang loay hoay không biết kết bài cho dạng đề so sánh như thế nào thì đừng bỏ qua bài viết gợi ý dưới đây nhé!

Gợi ý cách trả lời câu hỏi đọc hiểu để đạt điểm tối đa

Đọc hiểu là phần kiến thức quan trọng giúp các bạn học sinh dễ dàng "ăn điểm". Tuy nhiên, để trả lời chính xác cũng cần có phương pháp khoa học.

Gợi ý cách từng đoạn trong bài văn phân tích

Nếu bạn đang loay hoay không biết viết bài văn phân tích thế nào thì đây sẽ là gợi ý hữu ích dành cho bạn.

Gợi ý 7 mở bài áp dụng cho lý luận văn học

Hãy cùng tham khảo 7 mở bài dưới đây để đúc rút ra kinh nghiệm, kỹ năng cho chính bản thân mình khi viết mở bài lý luận văn học nhé!

Khi 'triết lý sống' của các quốc gia đi vào NLXH

Bạn biết không, mỗi quốc gia trên thế giới sẽ có những triết lý sống độc đáo, mang ý nghĩa đặc biệt riêng. Hãy cùng tìm hiểu để áp dụng cho bài NLXH của mình nhé.

Ưu điểm và nhược điểm của các nhân vật trong văn chương

Nhân vật văn chương thường phản ánh sâu sắc tính cách nhân loại. Vậy nên các nhân vật được xây dựng với nhiều nét ưu - nhược để phù hợp với hoàn cảnh, thời đại.

Tóm tắt quá trình thức tỉnh của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên

Quá trình thức tỉnh của Chí Phèo là nội dung được khắc họa rõ nét nhất, phản ánh tội ác của xã hội phong kiến xưa. Qua đó thể hiện ý nghĩa nhân văn sâu sắc về khát vọng sống tốt đẹp của con người.

Phân tích nhân vật Thị Nở để làm rõ quan điểm 'công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...'

Giải thích ý kiến: "Công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...". Hãy phân tích nhân vật Thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao để làm rõ ý kiến trên. 

Đề xuất