Làm sao để một sĩ tử không thích học văn vẫn đạt 9,25 trong kỳ thi THPTQG?

Dưới đây là "bí kíp" đạt 9,25 điểm văn của một bạn học sinh trong lớp học văn của chị Hiên. Chúng tôi xin chia sẻ lại để các bạn tham khảo.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Từ nhỏ mình đã không phải là một người yêu thích môn Văn, thậm chí còn rất sợ nó, đặc biệt là phần kiến thức nền các tác phẩm. Mỗi khi nhìn thấy những phần kiến thức này mình thực sự rất mệt và không biết phải bắt đầu từ đâu. Nó quá dài và khiến mình cảm thấy hoang mang, mất định hướng. Nhưng nhờ việc tìm được phương pháp học phù hợp mà mình đã đạt được số điểm 9.25 trong kì thi THPT QG năm 2021. Hôm nay mình sẽ chia sẻ cho các bạn phương pháp học của mình nhé!

1. Học các ý chính của từng bài

Việc học các ý chính giúp mình có thể ghi nhớ được kiến thức một cách hệ thống cũng như việc ghi nhớ sẽ không còn quá khó khăn nữa. Mỗi khi học hay ôn một tác phẩm văn học, mình sẽ đi từ cái khái quát nhất là bố cục tác phẩm, sau đó đến các ý lớn ở từng phần và cuối cùng là gạch ra các ý nhỏ. Bộ Sổ tay văn học của Học văn chị Hiên đã giúp mình làm điều này rất dễ dàng vì trong đó đã chia ra nội dung từng phần của tác phẩm và các ý chính trong bài theo bảng, cột nên rất dễ nhìn và dễ học. Mình chỉ cần đọc lại những kiến thức được tổng hợp trong sổ tay, sau đó thiết kế một sơ đồ tư duy vừa xinh, vừa khoa học trình bày tất cả các ý chính đó để thuận tiện hơn cho việc học. Với cách học như vậy, mình đã học môn văn với đúng ý nghĩa là hiểu bài chứ không phải là học thuộc.

2. Take note và vẽ sơ đồ tư duy

Để học thuộc được hết từng câu, từng chữ trong một bài phân tích văn học thì thật sự rất khó nên mình chọn cách học thuộc bằng các từ khóa và nhớ ý chính. Với mỗi tác phẩm mình sẽ cố gắng tìm ra từ khóa quan trọng, dùng bút đánh dấu tô lại những từ khóa đó và học thuộc. Mình thường xem chị Happy Hidari hay trang Thích văn học trên Tiktok để học cách ghi chép cũng như trình bày. Mình cũng hay dùng sổ của KLong và bút của Muji hay Deli vì combo này rất hữu dụng trong việc học Văn.

Lam-sao-de-nguoi-khong-thich-hoc-van-van-dat-9-25-trong-ky-thi-THPTQG-0

Sổ còn có thể thêm bớt giấy tùy thích, những chiếc bút viết êm, đều mực có thể khiến việc take note trở nên cực kì đơn giản và tiện lợi. Ngoài ra, mình cũng luyện Calligraphy để vừa thư giãn vừa giúp mình yêu thích việc học bài hơn. Những trang take note màu sắc và trình bày rõ ràng thường sẽ gây nhiều cảm hứng học bài hơn là những trang viết chỉ toàn những chữ cái đơn điệu.

3. Chuẩn bị sẵn sàng mở bài và kết bài

Mở bài và kết bài là hai phần cực kì quan trọng trong mỗi bài nghị luận văn học nhưng lại thường không được chú trọng, đặc biệt là phần kết bài. Do đó mình luôn chuẩn bị sẵn hai phần này để mỗi khi đi thi mình chỉ mất 5-7 phút cho mỗi phần. Bộ tài liệu NLVH của chị Hiên đã cho mình rất nhiều gợi ý về mở bài kết bài hay giúp mình gây ấn tượng với giáo viên rất tốt. Mình cũng hay tìm tòi, sưu tầm trong các group hay các page về văn học để có được cho mình những tip làm mở bài, kết bài ưng ý nhất.

4. Chú trọng vào liên hệ mở rộng

Để đạt được số điểm 4-4,5/5 trong bài NLVH không chỉ dựa vào phần kiến thức nền mà còn phải phụ thuộc vào phần liên hệ mở rộng. Ban đầu mình không hề biết phải liên hệ mở rộng như thế nào cho hay, cho đúng và rất khó để ghi nhớ các nhận định. Mình thường hay tham khảo các nhận định trên trang “vnkienthuc” và trang “vanchuongviet”.  Ngoài ra bộ Sổ tay văn học của chị Hiên cũng liệt kê rất nhiều nhận định hay, liên hệ đặc sắc giúp mình luyện tập phần này dễ dàng hơn. Nhìn vào sổ mình sẽ dễ dàng thấy được dẫn chứng này vận dụng như thế nào, dùng cho phần nào, đưa vào phần nào trong bài là hợp lý.

5. Kết hợp nghe audio văn học

Nếu bạn cảm thấy học Văn qua những trang sách quá khô khan thì mình bày cho các bạn một cách cực kỳ hay ho này nha. Đó chính là học qua audio văn học! Bên cạnh việc ghi chép các kiến thức nền tảng thì mình thường kết hợp với việc nghe audio để có thể tăng khả năng ghi nhớ bài. Sau khi đã học được các ý chính thì mình sẽ dành thời gian nghe audio như là để ôn lại bài luôn. Nghe audio giúp mình khái quát tác phẩm và hiểu về tác phẩm rất nhanh chóng. Mình thường sẽ nghe audio vào buổi sáng sớm lúc mới ngủ dậy và tối trước khi đi ngủ hoặc bất kỳ khi nào rảnh bởi những lúc này mình rất lười để ngồi vào bàn học. Mỗi bài trong bộ Sổ tay văn học đều có phần audio để kết hợp nghe trên app Học văn chị Hiên. Chỉ cần quét mã, đeo tai nghe và thư giãn để “chữ tự đi vào đầu” thôi. Những bản audio rất nhẹ nhàng, có chèn thêm nhạc du dương và chất giọng ấm áp của chị Hiên nên mình cảm thấy rất dễ nghe, dễ ngấm bài.

(Nguồn: Văn Học Chị Hiên)

Xem thêm: Mách cách diễn đạt hình ảnh trong văn nghị luận xã hội

Đọc thêm

Nhà văn Đặng Thùy Trâm - nữ bác sĩ dũng cảm, dám đương đầu với sóng gió cuộc đời để rút ra chân lý sống cho mình: Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố.

Đời phải trải qua giông tố, nhưng không được cúi đầu trước giông tố
0 Bình luận

Khi làm NLVH nhiều bạn thường sa vào lối kể dài dòng, thiếu lý luận, nhận định. Vì thế, chúng tôi xin chia sẻ một số nhận định hay để giúp bạn viết văn tốt hơn.

Top 30 lời nhận định phê bình giúp tăng cường lý luận cho bài viết
0 Bình luận

Đọc "Hai đứa trẻ" của Thạch Lam không thể không nhớ về hình ảnh "chuyến tàu đêm" qua phố; còn đọc "Vợ nhặt" của Kim Lân thì không thể không ám ảnh bởi hình ảnh "lá cờ đỏ sao vàng" ở cuối truyện.

Hai đứa trẻ và Vợ nhặt: Ý nghĩa phía sau hình ảnh 'chuyến tàu đêm' và 'lá cờ đỏ sao vàng'
0 Bình luận


Bài mới

Gợi ý 10 mẫu mở bài Chí Phèo thức tỉnh, mời bạn cùng tham khảo!

Trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, quá trình thức tỉnh của Chí Phèo chính là đoạn thể hiện rõ nét giá trị nhân đạo và ý nghĩa nhân văn. Hãy cùng tham khảo 10 mở bài cho phân đoạn này nhé.

Bắt trend nghị luận xã hội về 'lối sống thư giãn'

Lối sống thư giãn "Chill guy" đang là cụm từ được tìm kiếm rất nhiều trên mạng xã, hãy cùng tham khảo một bài NLXH về lối sống này nhé!

LLVH: 'Đọc thơ, cảm được âm điệu, xem như đã nhập được vào cái hồn thơ...'

Bằng những hiểu biết về Thơ mới đã được học hãy bình luận ý kiến: "Đọc thơ, cảm được âm điệu...".

Hé lộ cách chuyển ý mượt mà trong bài NLXH

Nếu bạn chưa biết cách chuyển ý từ đoạn văn này sang đoạn văn khác thì đừng bỏ qua bài viết này nhé. Lưu ngay lại để vận dụng!

Gợi ý viết nghị luận văn học 200 chữ về thơ

Nghị luận văn học 200 chữ về thơ không khó viết, song bạn cần phải biết được phương pháp để có bài viết chuẩn chỉ và hấp dẫn nhất. Hãy cùng tham khảo nhé!

Chí Phèo và bi kịch khi bị cự tuyệt quyền làm người

Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người đó là sự mâu thuẫn giữa khát vọng quay trở lại làm một con người, khát khao được đối xử như một con người nhưng không được của Chí Phèo.

Cuộc đời Lão Hạc chồng chất bi kịch: Bi kịch làm cha và bi kịch làm người

Phân tích truyện ngắn Lão Hạc để làm rõ nhận định: Cuộc đời lão Hạc chồng chất những bi kịch: bi kịch làm cha và bi kịch làm người.

10 cách kết bài cho mọi đề NLXH của HSG

Viết kết bài trở nên đơn giản hơn nếu bạn biết vận dụng những cách làm dưới đây. Cùng tham khảo nhé!

Gợi ý kết bài cho mọi dạng so sánh hai tác phẩm văn học

Nếu bạn còn đang loay hoay không biết kết bài cho dạng đề so sánh như thế nào thì đừng bỏ qua bài viết gợi ý dưới đây nhé!

Gợi ý cách trả lời câu hỏi đọc hiểu để đạt điểm tối đa

Đọc hiểu là phần kiến thức quan trọng giúp các bạn học sinh dễ dàng "ăn điểm". Tuy nhiên, để trả lời chính xác cũng cần có phương pháp khoa học.

Gợi ý cách từng đoạn trong bài văn phân tích

Nếu bạn đang loay hoay không biết viết bài văn phân tích thế nào thì đây sẽ là gợi ý hữu ích dành cho bạn.

Gợi ý 7 mở bài áp dụng cho lý luận văn học

Hãy cùng tham khảo 7 mở bài dưới đây để đúc rút ra kinh nghiệm, kỹ năng cho chính bản thân mình khi viết mở bài lý luận văn học nhé!

Khi 'triết lý sống' của các quốc gia đi vào NLXH

Bạn biết không, mỗi quốc gia trên thế giới sẽ có những triết lý sống độc đáo, mang ý nghĩa đặc biệt riêng. Hãy cùng tìm hiểu để áp dụng cho bài NLXH của mình nhé.

Ưu điểm và nhược điểm của các nhân vật trong văn chương

Nhân vật văn chương thường phản ánh sâu sắc tính cách nhân loại. Vậy nên các nhân vật được xây dựng với nhiều nét ưu - nhược để phù hợp với hoàn cảnh, thời đại.

Tóm tắt quá trình thức tỉnh của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên

Quá trình thức tỉnh của Chí Phèo là nội dung được khắc họa rõ nét nhất, phản ánh tội ác của xã hội phong kiến xưa. Qua đó thể hiện ý nghĩa nhân văn sâu sắc về khát vọng sống tốt đẹp của con người.

Phân tích nhân vật Thị Nở để làm rõ quan điểm 'công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...'

Giải thích ý kiến: "Công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...". Hãy phân tích nhân vật Thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao để làm rõ ý kiến trên. 

Đề xuất