Khi cái "vặt vãnh" cóp nhặt nên "bụi vàng"

"Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn". Đúng vậy, tất thảy những thiên truyện, trang thơ là sự khẳng định tầm vóc của người nghệ sĩ bằng những chi tiết nhỏ tưởng như rất "vặt vãnh".

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Chi tiếttuy là thành tố nhỏ nhất trong một chỉnh thể nghệ thuật nhưng lại được xem là "linh hồn" của tác phẩm nghệ thuật. Hãy cùng điểm qua những chi tiết đóng vai trò như "hạt sương để thấy cả bầu trời" trong các tác phẩm văn học:

NHỮNG NGỌN ĐÈN TRONG "HAI ĐỨA TRẺ"

Hai đứa trẻ" như "con bướm non tơ" kể về cuộc sống nơi phố huyện nghèo của những kiếp người vất vả, cơ cực. Bóng tối xuất hiện với tần suất dày đặc, bao trùm lên cuộc sống tối tăm, ngột ngạt của những năm trước Cách mạng Tháng Tám. Nhưng đối mặt với màn đêm bao phủ là thứ ánh sáng bé nhỏ, leo lắt và yếu ớt. Gia đình chị Tí, cửa hàng của chị em Liên hay bác Siêu bán phở, tất cả họ đều có một ngọn đèn nhưng là những ngọn đèn tù mù, chỉ đủ tạo nên những "khe sáng", "hột sáng", "quầng sáng", "chấm lửa vàng lơ lửng" trong một "Hà Nội sáng rực, vui vẻ và huyên náo". 

Khi-cai-vat-vanh-cop-nhat-nen-bui-vang-0

Đó như phản ánh một hiện thực tăm tối và ước mơ về một kiếp người tươi sáng trong thứ hiện thực nhỏ nhoi, mịt mù. Những ngọn đèn thôi không còn là nhựa sống trong thân cây khô héo, là viên than âm ỉ trong đống tro tàn mà ngọn đèn là điểm tựa cho niềm vui của những đứa trẻ trong phố huyện, là sự gửi gắm cho tình yêu, khao khát về một xã hội ấm no, đủ đầy và hạnh phúc của Thạch Lam. 

CÁI VÁI LẠY CỦA VIÊN QUẢN NGỤC TRONG "CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ"

“Có những cái cúi đầu làm cho con người ta trở nên hèn hạ, có những cái vái lạy làm cho con người ta đê tiện." (Nguyễn Đăng Mạnh) Viên quản ngục ngay sau khi tìm thấy thứ ánh sáng thiên lương trong lời di huấn thiêng liêng của Huấn Cao đã vái lạy cùng ba chữ "xin lĩnh ý" đầy tôn kính. Cái vái lạy như tất cả sự kính trọng, cảm phục tuyệt đối của quản ngục dành cho Huấn Cao, người nghệ sĩ tài hoa đã giúp ông bừng ngộ ánh sáng trong sâu thẳm tâm hồn bấy lâu đã bị bóng tối nhơ nhuốc vây kín. 

Khi-cai-vat-vanh-cop-nhat-nen-bui-vang-8

Chi tiết "vái lạy" không làm cho nhân vật trở nên đê tiện, hèn hạ mà Nguyễn Tuân đã vẽ nên cái đẹp bất diệt, giúp hai tâm hồn sớm đã quyện vào nhau trên phương diện nghệ thuật. Để rồi chi tiết đắt giá là cầu nối cho người đọc càng nâng niu và khuất phục trước uy quyền của cái đẹp trong nhân cách con người.

CỦI MỘT CÀNH KHÔ LẠC MẤY DÒNG" TRONG "TRÀNG GIANG"

Tại sao chẳng phải là cành củi khô "trôi mấy dòng" mà nhất thiết phải là "lạc mấy dòng"? Có chăng ấy là sự gửi gắm kín đáo của Huy Cận dưới lớp áo ngôn từ để tỏ bày nỗi bơ vơ, lạc lõng và trôi nổi của một kiếp người? “Cái tôi” cô đơn của dòng thơ lãng mạn dường như đã tìm thấy sự tương đồng của nó trong chi tiết "củi một cành khô lạc mấy dòng". "Cành khô" chỉ như nói lên cái sự sống kia dần bị vắt cạn kiệt, khô héo, nó mang theo nỗi sầu vô định mà trôi nổi, bập bềnh, "lạc trên mấy dòng". Cớ sao lại trớ trêu thế khi "một cành khô" trôi dạt trên "mấy dòng", đó chỉ càng nhấn mạnh sự đơn côi, lẻ bóng của củi trên hành trình chìm nổi đầy gian nan của mình. 

Khi-cai-vat-vanh-cop-nhat-nen-bui-vang-5

"Cái tôi" xuất hiện mà tận chiều sâu đáy lòng của nó vẫn mang một ý nghĩa sâu sắc, hơn bao giờ hết, con người, hay chính ra là những người thưởng nghệ thuật có thể tìm về những cảm xúc của lòng mình trong từng áng thơ ca. 

Xem thêm: Chi tiết nghệ thuật - thứ "tuy nhỏ nhưng có võ" trong văn học

Đọc thêm

“Văn chương có quyền nhưng không chỉ miêu tả cái xấu xa, cái ghê tởm, cái hèn nhát. Thanh nam châm thu hút mọi thế hệ vẫn là cái cao thượng, cái tốt đẹp, cái thuỷ chung”...

Giá trị đích thực của văn chương qua nhận định của Nguyễn Khải
0 Bình luận

Có câu nói rằng: "Nếu ví tác phẩm văn học như một hạt ngọc tròn trặn, ánh ngời thì cái tạo nên nó là hạt cát - hiện thực cuộc sống - và nước mặt hạt trai - công phu của người nghệ sĩ".

Áng văn chương sâu sắc về câu nói: 'Nếu ví tác phẩm văn học như một hạt ngọc tròn trặn...'
0 Bình luận

Những câu chuyện, giá trị mà văn chương mang lại sẽ như một nguồn suối tưới mát tâm hồn cằn cỗi, góp phần thanh lọc, hoàn thiện và đưa con người chạm tay tới những giá trị Chân - Thiện - Mỹ một cách trọn vẹn nhất...

Bàn về chức năng 'chữa lành' của văn chương qua nhận định của Nguyễn Ngọc Tư
0 Bình luận


Bài mới

Gợi ý 10 mẫu mở bài Chí Phèo thức tỉnh, mời bạn cùng tham khảo!

Trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, quá trình thức tỉnh của Chí Phèo chính là đoạn thể hiện rõ nét giá trị nhân đạo và ý nghĩa nhân văn. Hãy cùng tham khảo 10 mở bài cho phân đoạn này nhé.

Bắt trend nghị luận xã hội về 'lối sống thư giãn'

Lối sống thư giãn "Chill guy" đang là cụm từ được tìm kiếm rất nhiều trên mạng xã, hãy cùng tham khảo một bài NLXH về lối sống này nhé!

LLVH: 'Đọc thơ, cảm được âm điệu, xem như đã nhập được vào cái hồn thơ...'

Bằng những hiểu biết về Thơ mới đã được học hãy bình luận ý kiến: "Đọc thơ, cảm được âm điệu...".

Hé lộ cách chuyển ý mượt mà trong bài NLXH

Nếu bạn chưa biết cách chuyển ý từ đoạn văn này sang đoạn văn khác thì đừng bỏ qua bài viết này nhé. Lưu ngay lại để vận dụng!

Gợi ý viết nghị luận văn học 200 chữ về thơ

Nghị luận văn học 200 chữ về thơ không khó viết, song bạn cần phải biết được phương pháp để có bài viết chuẩn chỉ và hấp dẫn nhất. Hãy cùng tham khảo nhé!

Chí Phèo và bi kịch khi bị cự tuyệt quyền làm người

Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người đó là sự mâu thuẫn giữa khát vọng quay trở lại làm một con người, khát khao được đối xử như một con người nhưng không được của Chí Phèo.

Cuộc đời Lão Hạc chồng chất bi kịch: Bi kịch làm cha và bi kịch làm người

Phân tích truyện ngắn Lão Hạc để làm rõ nhận định: Cuộc đời lão Hạc chồng chất những bi kịch: bi kịch làm cha và bi kịch làm người.

10 cách kết bài cho mọi đề NLXH của HSG

Viết kết bài trở nên đơn giản hơn nếu bạn biết vận dụng những cách làm dưới đây. Cùng tham khảo nhé!

Gợi ý kết bài cho mọi dạng so sánh hai tác phẩm văn học

Nếu bạn còn đang loay hoay không biết kết bài cho dạng đề so sánh như thế nào thì đừng bỏ qua bài viết gợi ý dưới đây nhé!

Gợi ý cách trả lời câu hỏi đọc hiểu để đạt điểm tối đa

Đọc hiểu là phần kiến thức quan trọng giúp các bạn học sinh dễ dàng "ăn điểm". Tuy nhiên, để trả lời chính xác cũng cần có phương pháp khoa học.

Gợi ý cách từng đoạn trong bài văn phân tích

Nếu bạn đang loay hoay không biết viết bài văn phân tích thế nào thì đây sẽ là gợi ý hữu ích dành cho bạn.

Gợi ý 7 mở bài áp dụng cho lý luận văn học

Hãy cùng tham khảo 7 mở bài dưới đây để đúc rút ra kinh nghiệm, kỹ năng cho chính bản thân mình khi viết mở bài lý luận văn học nhé!

Khi 'triết lý sống' của các quốc gia đi vào NLXH

Bạn biết không, mỗi quốc gia trên thế giới sẽ có những triết lý sống độc đáo, mang ý nghĩa đặc biệt riêng. Hãy cùng tìm hiểu để áp dụng cho bài NLXH của mình nhé.

Ưu điểm và nhược điểm của các nhân vật trong văn chương

Nhân vật văn chương thường phản ánh sâu sắc tính cách nhân loại. Vậy nên các nhân vật được xây dựng với nhiều nét ưu - nhược để phù hợp với hoàn cảnh, thời đại.

Tóm tắt quá trình thức tỉnh của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên

Quá trình thức tỉnh của Chí Phèo là nội dung được khắc họa rõ nét nhất, phản ánh tội ác của xã hội phong kiến xưa. Qua đó thể hiện ý nghĩa nhân văn sâu sắc về khát vọng sống tốt đẹp của con người.

Phân tích nhân vật Thị Nở để làm rõ quan điểm 'công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...'

Giải thích ý kiến: "Công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...". Hãy phân tích nhân vật Thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao để làm rõ ý kiến trên. 

Đề xuất