Hình tượng "Đất Nước" trong những vần thơ hay 

"Đất Nước" - hai tiếng ấy thiêng liêng ấy đã được các nhà văn, nhà thơ đưa vào các tác phẩm văn học một cách hết sức tinh tế, nhẹ nhàng nhưng đầy chất chiêm nghiệm, sâu lắng.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Khi guồng quay của những bộn bề đã xoay vần chúng ta, khiến ta có đôi lần bị đắm chìm trong những thông tin tiêu cực, trong mớ hỗn độn của tranh đấu và những trỗi dậy của sự thất vọng, rạn vỡ tin yêu; khi nhiều giá trị của cuộc sống đã dần bị lãng quên, nhiều điều xưa chuyện cũ đã dần lùi sâu vào tuổi thơ của mỗi người mà chẳng cách nào vãn hồi nguyên vẹn; từ tất cả, những tác phẩm văn học với sứ mệnh truyền dẫn kí ức, gợi hồi dĩ vãng, niềm tự hào và yêu thương luôn là những tác phẩm có giá trị vượt qua sự băng hoại của thời gian, nó làm cho người gần người hơn, nó khích lệ con người hiện đại, nó gợi lên một thuở hào hùng với lòng tự tôn dân tộc đằm sâu trong mỗi người. Để rồi, ta biết yêu hơn những gì thuộc về hiện tại, ta thấy mình cũng gắn bó hơn với mảnh đất ta đang đứng, ngôi nhà ta đang ở, quê hương mình gọi tên. Từ đó, lòng yêu nước lan tỏa sâu trong tâm khảm, bộc bạch qua cách ta gọi tên Tổ quốc với ánh mắt đầy tự hào và thương yêu... 

????. “Đất nước thức vạn đêm không ngủ

Cho bầu trời và tiếng hát hôm nay

Con hãy nhìn: thành phố, màu cây

Con hãy nhìn những mặt người sạm nắng

Dẫu chưa quen đã trở thành ruột thịt

Đã cùng nhau chiến đấu mấy mươi năm

Những anh hùng không thể kể hết tên

Đã bền bỉ, hi sinh và chiến thắng

Những lớp người nối nhau cầm súng

Như ông bà con mùa thu ấy lên đường

Mái tóc xanh giờ đã trắng hoa râm

Như cô, bác bạn cha, bạn mẹ

Trong lửa đạn hiến dâng tuổi trẻ

Dâng tấm lòng như lửa cháy khôn nguôi” 

(Viết cho con ngày chiến thắng, Xuân Quỳnh) 

????. “Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi...”. Ta không hiểu được hết thảy gian lao mà thế hệ Ông Cha đã trải, những dòng thơ này là để cho chúng ta một lần khắc khoải. Về ngày xưa - về những ngày “mẹ thường hay kể”, “những buổi ngày xưa vọng nói về”.

“Đêm đêm

những người con ngỡ đã đi thật xa

đang lặng lẽ trở về 

họ lẫn vào gió vào sương đêm

không cần an ủi

họ chẳng ồn ào như lời ca sôi sục ngày ra đi

họ còn nguyên tuổi trẻ

những người lính chưa tiêu phí một xu mơ ước

chưa tiêu hoài một đồng thanh xuân

họ trở về tìm lại 

trang sách học trò đêm đêm còn thao thức

trên cánh đồng tiếng Việt ngàn năm

Mẹ lại thấy chúng con về 

như cánh cò tuổi thơ lưu lạc

đã bao ngày phải xa rời thôn ổ yêu thương

chúng con trở về tìm lại

giọt nước mắt xót xa và đắng cay của mẹ

một bên là núi sông ngăn cách

còn bên kia là bóng đêm chiến tranh

vẫn biết đạn bom không có mắt

vẫn biết hận thù không thể phân biệt nổi 

đâu là hoa sen và đâu là bùn tối

nhưng các anh vẫn phải ra đi...”.

(“Thời đất nước gian lao”, Nguyễn Việt Chiến).  

hinh-tuong-dat-nuoc-trong-nhung-van-tho-hay-6

????.  “Phút người lính đứng bật lên cắm chặt chân vào đất

Phút ấy, đất dưới chân anh là Tổ Quốc

Quả đạn rời nòng trong chớp mắt

Xe tăng cháy ngang đồi lũ giặc lùi xa

Anh lính trẻ mỉm cười lau mồ hôi trên mặt

Gương mặt dịu lành như Tổ Quốc chúng ta”.

(“Tổ Quốc”, Thanh Thảo).  

????.  Trời thu xanh trong biêng biếc như một nàng thiếu nữ yêu kiều thướt tha trong màu áo mới tinh khôi; núi đồi, bờ tre phấp phới; ruộng đồng thơm mùa lúa chín, những âm thanh rộn rã niềm vui. Những kiếp đời nô lệ tăm tối đứng lên làm chủ bản thân, làm chủ thiên nhiên, làm chủ xã hội, làm chủ cuộc đời:

“Trời xanh đây là của chúng ta

Núi rừng đây là của chúng ta

Những cánh đồng thơm ngát

Những ngã đường bát ngát

Những dòng sông chở nặng phù sa.”

(Đất nước – Nguyễn Đình Thi)

Con người dang rộng tầm tay để đón nhận không gian mênh mông, mở rộng tầm mắt để cảm nhận sắc xanh của mây trời, của núi rừng, và xanh cả những ước mơ, sắc vàng của cánh đồng trong mùa thu hoạch ngan ngát hương lúa chín, sắc đỏ của phù sa miệt mài chảy mãi khôn thôi. Đã từ lâu, vẻ đẹp quê hương gắn liền với hình ảnh giếng nước gốc đa, những dòng sông hiền hòa bốn mùa in mảng mây trời, cánh cánh cò trắng bay qua đồng chiều. Thế nhưng, nét đặc sắc riêng của đất nước là không khí độc lập tự do đã thấm trong từng trong hơi thở, con người cảm nhận bằng tâm thế của người làm chủ cuộc đời mình nên màu trời cũng khác, hương vị cảm nhận cũng khác. Cuộc đời rộng mở với “những ngã đường bát ngát” để mọi người hoà nhịp cuộc sống mới và tận hưởng tất cả vẻ đẹp thiêng liêng đó, muốn ôm trọn vào lòng bằng tình yêu thiết tha.

 (Trịnh Tâm Anh - Khoa Ngữ văn, Đại học Sài Gòn).  

????.  “Đất nước

Ta hát mãi bài ca đất nước

Cho tuổi thanh xuân sáng bừng lên như ngọc

Cho mắt ta nhìn tận cùng trời

Và cho chân ta đi tới cuối đất

Ôi Tổ quốc mà ta yêu quý nhất

Chúng con chiến đấu cho Người sống mãi Việt Nam ơi”. 

(Nam Hà).

????.  “Một ngày Khi con nếm trên môi, 

Con sẽ thấy máu mình vị mặn. 

Bởi trong máu luôn có phần nước mắt 

Ta hiểu căm thù, ta biết yêu thương. 

Của đất nước bốn nghìn năm không ngủ 

Để điều này lớn lên con hiểu 

Bây giờ, ba phải kể cùng con”. 

(Những huyết cầu Tổ quốc, Đinh Vũ Hoàng Nguyên). 

????. “Cái dải đất giống như nàng tiên múa

Lại có hình ngọn lửa lúc cuồng phong

Lịch sử thành văn trên mình ngựa

Con trẻ mà mang áo giáp đồng

Dân tộc lạ lùng lần đầu chiến đấu

Lại cử chú bé vừa sinh cưỡi ngựa sắt xông ra

Lại cử hai người đàn bà cưỡi voi cầm giáo

Tráng sĩ mà sao phải giữ nhà?

[...]

Mẹ ơi, từ bất kì điểm nào trên trái đất

Ai cũng thấy mẹ sinh nhiều con trai

Khi đất nước Việt Nam mang dáng hình tia chớp

Rạch chân trời một lối đến tương lai”. 

(Trường ca Đất nước hình tia chớp, Trần Mạnh Hảo).

????. “Tổ quốc là tiếng mẹ

Ru ta từ trong nôi

Qua nhọc nhằn năm tháng

Nuôi lớn ta thành người

[...]

Tổ quốc là câu hát

Chảy bao miền sông quê

Quan họ rồi ví dặm

Nước non xưa vọng về

Tổ quốc là tiếng mẹ

Trải bao mùa bão giông

Thắp muôn ngọn lửa ấm

Trên điệp trùng núi sông”.

(Tổ quốc là tiếng mẹ, Nguyễn Việt Chiến)

????. “Có máu ngấm vào đá tai mèo

cho chuối rừng nhú lên màu hoa đỏ

có mẹ già quá nửa đời khô héo tìm con

nước mắt chảy bợt bạc rêu phong từng hàng bia mộ”.

(Trích trường ca: Lòng tôi biên giới, Nguyễn Minh Cường)

????????. “Mỗi chú bé đều nằm mơ ngựa sắt

Trăm con sông đều muốn hóa Bạch Đằng”. 

(Chế Lan Viên)

Hãy tin rằng, trong dải đất dài hình chữ S luôn đầy rẫy những điều tốt đẹp, giá trị của tình người, của sự đoàn kết, của dòng máu nóng Lạc Hồng vẫn chưa từng nguôi ngoai. Chỉ là, ta cần sống sâu hơn, sống chậm lại để lặng nhìn cuộc sống mình đang sống, và hơn thế, hãy cảm nhận hình tượng đất nước bằng tất cả yêu thương trong trái tim mình qua những vần thơ hay để viết về tác phẩm “Đất Nước” sâu sắc và trọn vẹn hơn.

(Nguồn: Thưởng Thức Sách)

Xem thêm: Bài thi văn khối C năm 2005 về đề tài Đất Nước đạt 10 điểm

Đọc thêm

Chất liệu văn hóa dân gian trong đoạn thơ Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm được sử dụng chất liệu dân gian vừa quen vừa mới lạ. 

'Đất Nước' với chất liệu văn hóa dân gian
0 Bình luận

Trong quá trình "nước rút" này, các bạn 2k5 đừng bỏ qua dạng bài so sánh thơ nhé. Và dưới đây là dàn ý bài so sánh 2 đoạn thơ trong Đất Nước và Sóng.

Dàn ý chi tiết so sánh 2 đoạn thơ trong 'Đất Nước' và 'Sóng'
0 Bình luận

Để đạt 9,5+ khi phân tích bài thơ "Đất Nước", các bạn nên cảm thụ theo 2 luận điểm lớn: Từ phương diện lịch sử, văn hóa, chiều sâu không gian, chiều dài thời gian và từ tư tưởng cốt lõi "Đất nước của Nhân dân".

Phân tích nâng cao 'ĐẤT NƯỚC': Mục tiêu lấy 9,5+
0 Bình luận


Bài mới

Gợi ý 10 mẫu mở bài Chí Phèo thức tỉnh, mời bạn cùng tham khảo!

Trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, quá trình thức tỉnh của Chí Phèo chính là đoạn thể hiện rõ nét giá trị nhân đạo và ý nghĩa nhân văn. Hãy cùng tham khảo 10 mở bài cho phân đoạn này nhé.

Bắt trend nghị luận xã hội về 'lối sống thư giãn'

Lối sống thư giãn "Chill guy" đang là cụm từ được tìm kiếm rất nhiều trên mạng xã, hãy cùng tham khảo một bài NLXH về lối sống này nhé!

LLVH: 'Đọc thơ, cảm được âm điệu, xem như đã nhập được vào cái hồn thơ...'

Bằng những hiểu biết về Thơ mới đã được học hãy bình luận ý kiến: "Đọc thơ, cảm được âm điệu...".

Hé lộ cách chuyển ý mượt mà trong bài NLXH

Nếu bạn chưa biết cách chuyển ý từ đoạn văn này sang đoạn văn khác thì đừng bỏ qua bài viết này nhé. Lưu ngay lại để vận dụng!

Gợi ý viết nghị luận văn học 200 chữ về thơ

Nghị luận văn học 200 chữ về thơ không khó viết, song bạn cần phải biết được phương pháp để có bài viết chuẩn chỉ và hấp dẫn nhất. Hãy cùng tham khảo nhé!

Chí Phèo và bi kịch khi bị cự tuyệt quyền làm người

Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người đó là sự mâu thuẫn giữa khát vọng quay trở lại làm một con người, khát khao được đối xử như một con người nhưng không được của Chí Phèo.

Cuộc đời Lão Hạc chồng chất bi kịch: Bi kịch làm cha và bi kịch làm người

Phân tích truyện ngắn Lão Hạc để làm rõ nhận định: Cuộc đời lão Hạc chồng chất những bi kịch: bi kịch làm cha và bi kịch làm người.

10 cách kết bài cho mọi đề NLXH của HSG

Viết kết bài trở nên đơn giản hơn nếu bạn biết vận dụng những cách làm dưới đây. Cùng tham khảo nhé!

Gợi ý kết bài cho mọi dạng so sánh hai tác phẩm văn học

Nếu bạn còn đang loay hoay không biết kết bài cho dạng đề so sánh như thế nào thì đừng bỏ qua bài viết gợi ý dưới đây nhé!

Gợi ý cách trả lời câu hỏi đọc hiểu để đạt điểm tối đa

Đọc hiểu là phần kiến thức quan trọng giúp các bạn học sinh dễ dàng "ăn điểm". Tuy nhiên, để trả lời chính xác cũng cần có phương pháp khoa học.

Gợi ý cách từng đoạn trong bài văn phân tích

Nếu bạn đang loay hoay không biết viết bài văn phân tích thế nào thì đây sẽ là gợi ý hữu ích dành cho bạn.

Gợi ý 7 mở bài áp dụng cho lý luận văn học

Hãy cùng tham khảo 7 mở bài dưới đây để đúc rút ra kinh nghiệm, kỹ năng cho chính bản thân mình khi viết mở bài lý luận văn học nhé!

Khi 'triết lý sống' của các quốc gia đi vào NLXH

Bạn biết không, mỗi quốc gia trên thế giới sẽ có những triết lý sống độc đáo, mang ý nghĩa đặc biệt riêng. Hãy cùng tìm hiểu để áp dụng cho bài NLXH của mình nhé.

Ưu điểm và nhược điểm của các nhân vật trong văn chương

Nhân vật văn chương thường phản ánh sâu sắc tính cách nhân loại. Vậy nên các nhân vật được xây dựng với nhiều nét ưu - nhược để phù hợp với hoàn cảnh, thời đại.

Tóm tắt quá trình thức tỉnh của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên

Quá trình thức tỉnh của Chí Phèo là nội dung được khắc họa rõ nét nhất, phản ánh tội ác của xã hội phong kiến xưa. Qua đó thể hiện ý nghĩa nhân văn sâu sắc về khát vọng sống tốt đẹp của con người.

Phân tích nhân vật Thị Nở để làm rõ quan điểm 'công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...'

Giải thích ý kiến: "Công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...". Hãy phân tích nhân vật Thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao để làm rõ ý kiến trên. 

Đề xuất