Đối ngược với Thần Tài là Thần Nghèo, vậy vị thần này trong dân gian là ai?

Thần Tài là một trong những vị thần phổ biến trong dân gian, đặc biệt là ở Trung Quốc và Việt Nam. Trái ngược với Thần Tài, có vị thần mà không ai thích đón nhận đó là… Thần Nghèo. Vậy vì thần này trong dân gian là ai?

Hoa Nguyễn
Hoa Nguyễn 20/07
Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Thần Nghèo từng là... vua

Truyền thuyết Trung Quốc kể rằng Thần Nghèo có tên là Chuyên Húc, còn gọi là Huyền Đế hay Cao Dương Thị, ông là một vị vua có thật thời cổ đại. Trong khi đó, văn học dân gian lại cho rằng Thần Nghèo chính là vợ của của Khương Tử Nha.

Ngoài ra, trong truyền thuyết Trung Quốc còn có một vị Thần Nghèo gọi là Cùng thần. Vào thời nhà Thanh, Bồ Tùng Linh viết Trừ nhật tế cùng thần văn, còn Đái Danh Thế thì viết quyển Cùng quỷ truyện, cả hai đều nhắc đến Thần Nghèo như là một con ma nghèo.

Trang Baidu cho biết, theo truyền thống ở Trung Quốc, vào ngày thứ ba của năm mới, người Quảng Đông tổ chức ngày Tống cùng nhật, tức ngày tống tiễn cái nghèo, bao gồm trí cùng, học cùng, văn cùng, mệnh cùng và giao cùng.

doi-nguoc-voi-than-tai-la-than-ngheo-vay-vi-than-nay-la-ai-3

Người Khách Gia gọi ngày này là Tống cùng hoặc Sanh trùng, tức ngày sâu bọ. Người Phúc Kiến cũng gọi ngày này là Cùng quỷ nhật hay Xích quỷ nhật.

Riêng ngày mùng 6 tháng Giêng âm lịch là ngày Ngọ, thời xưa gọi là ngày Diệc, mọi người bắt đầu tiến hành công việc vào ngày này. Do từ đầu tháng Giêng âm lịch, người ta không vệ sinh nhà cửa cho đến ngày mùng 5 tháng Giêng âm lịch, nên đến ngày mùng 6 thì họ tổng vệ sinh và làm sạch nhà xí.

Ngày này cũng có nghĩa là ngày mà những người nông dân thời xưa bắt đầu ra đồng, chuẩn bị cho việc cày cấy. Ngày mùng 6 tháng Giêng âm lịch còn là ngày cúng tế ma nghèo và tống cùng.

Tuy nhiên, tùy theo địa phương, người Trung Quốc tổ chức tiễn cái nghèo vào những ngày khác nhau, có thể là ngày mùng 3 hoặc mùng 5. Tuy cách tổ chức có chút khác nhau song mọi người đều thức dậy vào lúc bình minh, đốt pháo và dọn dẹp, với mong muốn là xua đuổi ma quỷ, tai họa, đón chào may mắn.

Theo Tuế Thời Quảng Ký của Bác Văn Lục, một biên niên sử về lễ hội dân gian được biên soạn vào thời Nam Tống, thì “Ngày 29 tháng Giêng âm lịch là ngày Tống cùng, người nghèo quét sạch bụi bẩn trong nhà rồi ném xuống nước, gọi là 'tiễn cái nghèo'". Đây là tục lệ hình thành từ việc kết hợp “cho cái nghèo ra đi” với “vệ sinh gia đình”. Nó không chỉ giúp cải thiện vệ sinh môi trường mà còn xóa bỏ vận đen cho gia đình.

Tục lệ tống tiễn vợ của Khương Tử Nha

Ngày nay, ở Lữ Thuận, Trang Hà thuộc thành phố Phúc Châu tỉnh Phúc Kiến và những nơi khác vẫn còn tục “Tống Khương Tử Nha lão bà”. Nhiều người treo một dải vải đỏ lên khung cửa, đồng thời buộc những dải vải đỏ khác trên cổng và tay nắm cửa trông khá vui mắt.

Theo truyền thuyết, phong tục dán vải màu này có liên quan đến vợ của Khương Tử Nha. Do nhà nghèo nên Khương Tử Nha bị vợ bỏ. Sau khi gặp Văn Vương của nhà Chu, Khương Tử Nha mới thực hiện được tham vọng của mình.

doi-nguoc-voi-than-tai-la-than-ngheo-vay-vi-than-nay-la-ai-4

Khi ông được phong thần, người vợ cũ đến xin ấn, Khương Tử Nha ban cho người này chức… “Cùng thần” và nói: ““Cô có thể đi bất cứ nơi đâu, ngoại trừ nơi cô được ban phúc”. Do đó, trong lễ hội mùa xuân, người ta thường dán chữ “phúc” để ngăn chặn Cùng thần đến.

Khương Tử Nha sợ Cùng thần đi chơi tết Nguyên Đán, mang lại xui xẻo cho người khác nên quy định cô chỉ được đến nhà của người giàu. Khi biết chuyện, tất cả các gia đình dù giàu hay nghèo đều treo giẻ lên cửa để ngăn không cho vị thần Nghèo vào nhà.

Xem thêm: Đi tìm nguồn gốc của điển tích “con cà con kê” trong dân gian

Đọc thêm

“Con cà con kê” là điển tích để chỉ những người hay chuyện, nói dai, nói dài từ chuyện này đến chuyện khác. Vậy điển tích này bắt nguồn từ đâu?

Đi tìm nguồn gốc của điển tích “con cà con kê” trong dân gian
0 Bình luận

Câu nói “ăn hại đái nát” dùng để chỉ người vô tích sự, chẳng được việc gì. Ăn hại thì ai cũng biết, nhưng ít ai biết “đái nát” liên quan đến việc đi đòi nợ.

Thành ngữ dân gian “Ăn hại đái nát” bắt nguồn từ đâu?
0 Bình luận

Cassandra Latham-Jones, 71 tuổi, là người đầu tiên được phép sử dụng thuật ngữ phù thuỷ một cách công khai, thậm chí ghi trên giấy tờ khai thuế tại Anh.

Nữ phù thủy chính thức đầu tiên ở Anh: Có 30 kinh nghiệm, dùng phép thuật dân gian để giúp đỡ mọi người
0 Bình luận

Tin liên quan

“Kiếp sau của phú ông và chàng ngốc” là câu chuyện dân gian mang lại cho chúng ta nhiều bài học đáng suy ngẫm. Dường như một người ngốc ở đời thường phải chịu nhiều thiệt thòi hơn so với người khôn khéo, nhưng sự thực đôi khi khác nhiều so với điều người ta vẫn nghĩ…

“Kiếp sau của phú ông và chàng ngốc” – Chuyện dân gian đáng suy ngẫm về thiện ác ở đời
0 Bình luận

Cúng ông Táo (hay ông Công ông Táo) là nghi lễ rất quan trọng trong những ngày cuối năm. Vậy, theo tín ngưỡng dân gian, cúng ông Táo vào khung giờ nào là tốt nhất?

Theo tín ngưỡng dân gian nên cúng ông Táo vào khung giờ nào ngày 23 tháng Chạp là tốt nhất?
0 Bình luận

Nhiều quốc gia châu Á quan niệm, động vật khi sống cạnh con người quá lâu sẽ hiểu và học hành vi con người, thậm chí là thành tinh. Tại Nhật Bản, loài mèo tồn tại nhiều giai thoại đáng sợ, thậm chí là biểu tượng kinh dị trong văn hóa nước này.

Loài mèo: Ác quỷ đáng sợ trong văn hóa dân gian Nhật Bản
0 Bình luận


Bài mới

Gợi ý 10 mẫu mở bài Chí Phèo thức tỉnh, mời bạn cùng tham khảo!

Trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, quá trình thức tỉnh của Chí Phèo chính là đoạn thể hiện rõ nét giá trị nhân đạo và ý nghĩa nhân văn. Hãy cùng tham khảo 10 mở bài cho phân đoạn này nhé.

Bắt trend nghị luận xã hội về 'lối sống thư giãn'

Lối sống thư giãn "Chill guy" đang là cụm từ được tìm kiếm rất nhiều trên mạng xã, hãy cùng tham khảo một bài NLXH về lối sống này nhé!

LLVH: 'Đọc thơ, cảm được âm điệu, xem như đã nhập được vào cái hồn thơ...'

Bằng những hiểu biết về Thơ mới đã được học hãy bình luận ý kiến: "Đọc thơ, cảm được âm điệu...".

Hé lộ cách chuyển ý mượt mà trong bài NLXH

Nếu bạn chưa biết cách chuyển ý từ đoạn văn này sang đoạn văn khác thì đừng bỏ qua bài viết này nhé. Lưu ngay lại để vận dụng!

Gợi ý viết nghị luận văn học 200 chữ về thơ

Nghị luận văn học 200 chữ về thơ không khó viết, song bạn cần phải biết được phương pháp để có bài viết chuẩn chỉ và hấp dẫn nhất. Hãy cùng tham khảo nhé!

Chí Phèo và bi kịch khi bị cự tuyệt quyền làm người

Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người đó là sự mâu thuẫn giữa khát vọng quay trở lại làm một con người, khát khao được đối xử như một con người nhưng không được của Chí Phèo.

Cuộc đời Lão Hạc chồng chất bi kịch: Bi kịch làm cha và bi kịch làm người

Phân tích truyện ngắn Lão Hạc để làm rõ nhận định: Cuộc đời lão Hạc chồng chất những bi kịch: bi kịch làm cha và bi kịch làm người.

10 cách kết bài cho mọi đề NLXH của HSG

Viết kết bài trở nên đơn giản hơn nếu bạn biết vận dụng những cách làm dưới đây. Cùng tham khảo nhé!

Gợi ý kết bài cho mọi dạng so sánh hai tác phẩm văn học

Nếu bạn còn đang loay hoay không biết kết bài cho dạng đề so sánh như thế nào thì đừng bỏ qua bài viết gợi ý dưới đây nhé!

Gợi ý cách trả lời câu hỏi đọc hiểu để đạt điểm tối đa

Đọc hiểu là phần kiến thức quan trọng giúp các bạn học sinh dễ dàng "ăn điểm". Tuy nhiên, để trả lời chính xác cũng cần có phương pháp khoa học.

Gợi ý cách từng đoạn trong bài văn phân tích

Nếu bạn đang loay hoay không biết viết bài văn phân tích thế nào thì đây sẽ là gợi ý hữu ích dành cho bạn.

Gợi ý 7 mở bài áp dụng cho lý luận văn học

Hãy cùng tham khảo 7 mở bài dưới đây để đúc rút ra kinh nghiệm, kỹ năng cho chính bản thân mình khi viết mở bài lý luận văn học nhé!

Khi 'triết lý sống' của các quốc gia đi vào NLXH

Bạn biết không, mỗi quốc gia trên thế giới sẽ có những triết lý sống độc đáo, mang ý nghĩa đặc biệt riêng. Hãy cùng tìm hiểu để áp dụng cho bài NLXH của mình nhé.

Ưu điểm và nhược điểm của các nhân vật trong văn chương

Nhân vật văn chương thường phản ánh sâu sắc tính cách nhân loại. Vậy nên các nhân vật được xây dựng với nhiều nét ưu - nhược để phù hợp với hoàn cảnh, thời đại.

Tóm tắt quá trình thức tỉnh của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên

Quá trình thức tỉnh của Chí Phèo là nội dung được khắc họa rõ nét nhất, phản ánh tội ác của xã hội phong kiến xưa. Qua đó thể hiện ý nghĩa nhân văn sâu sắc về khát vọng sống tốt đẹp của con người.

Phân tích nhân vật Thị Nở để làm rõ quan điểm 'công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...'

Giải thích ý kiến: "Công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...". Hãy phân tích nhân vật Thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao để làm rõ ý kiến trên. 

Đề xuất