Nghi án phức tạp nhất lịch sử Việt Nam: Đỗ Thích - kẻ báo thù, hay bình phong?

Có không ít ý kiến nhận xét rằng, Đỗ Thích ám sát Đinh Tiên Hoàng và Nam Việt vương Đinh Liễn là 1 trong những nghi án phúc tạp nhất lịch sử Việt Nam. Đỗ Thích là kẻ báo thù hay bình phong? Đằng sau Đỗ Thích còn ai không?

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Đỗ Thích giết vua - đòn chí mạng vào triều đình nhà Đinh

Đỗ Thích (? - 979) là một viên quan thời nhà Đinh. Chính sử nhận định ông là người ám sát vua Đinh Tiên Hoàng và Nam Việt vương Đinh Liễn giáng một đòn chí mạng vào bộ máy đầu não của triều đình nhà Đinh, đẩy dòng họ Đinh vào thế suy yếu. Đồng thời gợi lên sự nhòm ngó từ các thể lực bên trong và bên ngoài Đại Cồ Việt. Từ đó dẫn đến 1 cuộc xâm lược và 1 cuộc chính biến thay triều đổi đại. 

Đại Việt sử lược, tài liệu lịch sử sớm nhất được cho là soạn thời nhà Trần, đề cập sự kiện "Đỗ Thích giết vua" vắn tắt như sau: Mùa đông, tháng Mười một [năm Kỷ Mão 979], ban đêm vua [Đinh Tiên Hoàng] ngự tiệc thì bị Phúc hầu hoằng Đỗ Thích giết, giết luôn cả Việt vương Liễn".

Sách Đại Việt sử ký toàn thư soạn thời nhà Lê cũng mô tả tương tự: "Mùa đông, tháng Mười [năm Kỷ Mão 979], Chi hậu nội nhân Đỗ Thích giết vua ở sân cung". 

do-thich-thi-dinh-dinh-nghi-an-phuc-tap-nhat-lich-su-viet-nam
Sập rồng trước đền vua Đinh (bưu thiếp năm 1961). Đinh Tiên Hoàng được cho là bị ám sát khi ngủ ngoài trời như thế này

Về nguyên do ám sát vua, các cứ liệu lịch sử thời phong kiến chép rằng: Khi Đỗ Thích còn làm chức lại ở Đồng Quan, đêm nằm trên cầu, bỗng thấy sao rơi vào miệng, từ đó nảy sinh ý định giết vua. Song sau khi Đinh Tiên Hoàng và Nam Việt vương Đinh Liễn bị sát hại, triều thần đều truy lùng kẻ giết vua. Đỗ Thích phải trèo lên nằm trong máng nước ở trong cung suốt ba ngày liền chịu đói khát.

Khi trời đổ mưa, Đỗ Thích thò tay hứng nước mà uống, cung nữ nhìn thấy nên đi báo. Định Quốc công Nguyễn Bặc sai người bắt xuống và đem đi chém. Theo học giả Đào Duy Anh, khi bắt được Đỗ Thích, Nguyễn Bặc cho đem chém rồi đập tan xương và cắt thịt chia cho nhân dân bắt họ phải ăn.

Sau khi Đỗ Thích chết, triều thần tôn Vệ vương Đinh Toàn mới 6 tuổi lên làm vua, sử gọi là Đinh đế Toàn. Cùng lúc này, triều đình rơi vào cảnh tranh giành quyền lực giữa Thập đạo tướng quân Lê Hoàn và các đại thần khác Nguyễn Bặc, Đinh Điền, Phạm Hạp. Cuối cùng, với sự ủng hộ của Phạm Cự Lượng và Thái hậu, Lê Hoàn giành được phần thắng, giết được cả Nguyễn Bặc, Đinh Điền, Phạm Hạp, không lâu sau tự lập làm vua, sử gọi là Đại Hành hoàng đế, mở ra triều đại mà về sau gọi là nhà Tiền Lê.

Tuy nhiên, sau này hậu thế cũng không ít lần đặt ra câu hỏi: Biến cố tầm cơ như vậy được tuyên bố là do một viên quan Chi hậu nội nhân tầm thường một tay mưu tính và thực hiện, có đáng tin hay không?

Lỗ hổng trong tuyên bố buộc tội

Theo báo Thanh Niên, tư liệu đầu tiên về vụ Đỗ Thích ám sát Đinh Tiên Hoàng và Đinh Liễn được ghi trong Đại Việt sử lược (biên soạn vào thời nhà Trần). Vào năm Thái Bình thứ 10 (979), sách này chép: “Mùa đông, tháng 11, vua [Đinh Tiên Hoàng] ăn yến ban đêm, bị tên phúc hầu hoành Đỗ Thích giết cùng với Việt vương Liễn. Vốn trước Thích làm lại ở Đồng Quan, ban đêm nằm ở trên cầu, thấy sao rơi vào mồm. Thích cho là điềm tốt, bèn sinh lòng phản nghịch. Khi vua đã bị giết hại, Đỗ Thích ngầm vào trong cung, trốn ở dưới máng nước. Quá ba ngày, khát quá, Thích thò tay hứng nước mưa để uống, bị cung nữ trông thấy, báo với Định Quốc công Nguyễn Bặc bắt giết đi. Bặc cùng tướng quân Lê Hoàn phò Vệ vương Toàn lên ngôi hoàng đế”.

Câu chuyện này cũng được chép ở trong Đại Việt sử ký toàn thư và nhiều sách sử khác. Một lời sấm được cho là đã xuất hiện từ năm Thái Bình thứ 5 (974) đã dự báo về việc “ Đỗ Thích thí Đinh Đinh”. Tuy nhiên, càng ngày câu chuyện “Đỗ Thích thí Đinh Đinh” càng bị chất vấn về mặt logic.

Mục tiêu ám sát của Đỗ Thích là một vị hoàng đến và 1 vị vương nắm nhiều thực quyền. Đã là yếu nhân tất phải có sự bảo vệ nghiêm ngặt từ phía binh lính và hầu cận. Thêm nữa, bản thân Đinh Tiên Hoàng và Đinh Liễn lại là những vị tướng giỏi, dẹp loạn 12 sứ quân. Một mình Đỗ Thích đối đầu với hai vị tướng giỏi thì liệu kế hoạch ám sát có thành công hay không? 

do-thich-thi-dinh-dinh-nghi-an-phuc-tap-nhat-lich-su-viet-nam-7
Tranh minh họa Đỗ Thích ám sát Đinh Tiên Hoàng và Đinh Liễn

Có lẽ chính sử thần Ngô Sĩ Liên cũng thấy Đỗ Thích không có bản lĩnh cao cường đến vậy. Trong câu chuyện của mình, Ngô Sĩ Liên phải nêu thêm hai chi tiết: 

- Một là Đỗ Thích nhân lúc Đinh Tiên HOàng "say nằm trong" mới ra tay.

- Hai là, nội cung nhà Đinh canh phòng vô cùng lỏng lẻo.

Thế nhưng, Ngô Sĩ Liên lại quên mất rằng, bấy nhiêu đó chỉ đủ để Đỗ Thích ám sát Đinh Tiên Hoàng, còn Đinh Liễn thì sao? Trong truyện thơ Thiên Nam ngữ lục soạn vào thời Lê Trung hưng phải “chữa cháy” rằng ngay cả Đinh Liễn cũng say, nên Đỗ Thích mới dễ dàng đâm chết cả hai người. Vậy còn vệ binh thì sao? Cung nữ, nội thị thì sao? Bọn họ đi đâu hết rồi, hay toàn bộ đều “say”?

Có thể thấy, những tuyên bố chính thống của sử cũ có nhiều điểm khó có thể chấp nhận được. Một số nguồn truyện dân gian đã phải thay đổi bằng một số cách giải thích khác như: Đỗ Thích không trực tiếp ra tay ám át mà hạ độc vào thức ăn. 

Song vấn đề nằm ở chỗ, dù mô tả cách gây án của Đỗ Thích có logic đến thế nào đi nữa, ta vẫn vấp phải những điều khó lý giải. Đỗ Thích vốn chỉ là một Chi hậu nội nhân bé nhỏ, không chỗ dựa, không thế lực chống lưng. Dựa vào cái gì để y nghĩ rằng có thể ám sát hai nhân vật lớn nhất nhì nhà Đinh?

Nhà nghiên cứu Nguyễn Duy Hinh nói rất đúng: “Không thể giải thích việc giết vua của Đỗ Thích bằng giấc mơ thấy sao sa vào miệng, y không có điều kiện làm vua”. Lại nói như Đinh Công Vĩ: “Nếu giết vua chỉ đem lại cái chết, còn kẻ khác tọa hưởng”. Chính từ thực tế này mà xuất hiện hai cách lý giải: Một, Đỗ Thích có động cơ khác; Hai, Đỗ Thích chỉ là bình phong che đậy sự thật.

Đỗ Thích - kẻ báo thù hay bình phong?

Gia phả họ Đỗ xã Xuân Ninh (Thanh Hóa) có chép rằng: Đỗ Thích là cháu đích tôn của Đỗ Cảnh Thạc - một sứ quân từng cát cứ ở vùng Đỗ Động Giang. Khi Đỗ Cảnh Thạc bị Đinh Bộ Lĩnh tiêu diệt, Đỗ Thích được Đinh Bộ Lĩnh thu nhận cùng với những người khác. Đỗ Thích từ đấy nuôi chí báo thù.

Trương Đình Tưởng cũng nhắc đến cách nói này, nhưng cho rằng Đỗ Thích là con của Đỗ Cảnh Thạc. Cũng phải công nhận rằng, đây là cách lý giải hợp lý. Đỗ Thích có động cơ báo thù. Người  báo thù thì không kể gì đến tính mạng, đó là chuyện thường thấy.

do-thich-thi-dinh-dinh-nghi-an-phuc-tap-nhat-lich-su-viet-nam-0
Một góc khu di tích cố đô Hoa Lư (Ninh Bình)

Song nó lại rất mâu thuẫn với nhiều tài liệu khác, trước hết là chính sử. Nếu Đỗ Thích là con cháu của Đỗ Cảnh Thạc và động cơ là giết người thì sao sau khi bị bắt hắn không khai điều đó?

Những tư liệu về sinh quán của Đỗ Thích cũng được đề cập hết sức khác nhau. Đỗ Thích thường được cho là người xã Đại Đê, huyện Thiên Bản (Nam Định) - không cùng quê với Đỗ Cảnh Thạc. Gia phả họ Đỗ ở Đại Đê và sự tích đền Thảo Mã (xã Thanh Bình, huyện Thanh Liêm) đều nói đến việc Đỗ Thích cõng Đinh Tiên Hoàng chạy trốn khi họ bị Nam Tấn vương nhà Ngô truy đuổi. 

Đinh Công Vĩ nhận xét rằng: “Người cứu vua, lại thành kẻ giết vua thì quả là khó hiểu!?”. Nhà nghiên cứu Mai Khắc Ứng từng nhận xét rằng: “Những người viết sử xưa đơn giản hóa sự cố này: chỉ bởi một giấc mơ hão huyền mà Đỗ Thích trở thành tên sát nhân. Đằng sau Đỗ Thích còn ai không?”. 

Xem thêm: Người bạn thời thơ ấu giúp Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân, dựng cơ nghiệp nhà Đinh là ai?

Đọc thêm

Trong các văn bản ngoại giao với nhà Tống, Đinh Tiên Hoàng giao cho con trai Đinh Liễn đứng tên, hàm ý coi hoàng đế nhà Tống Triệu Khuông Dẫn không khác gì bậc con cháu.

Đinh Tiên Hoàng cho con trai ra mặt giao thiệp với hoàng đế nhà Tống, coi Triệu Khuông Dẫn như bậc... con cháu
0 Bình luận

Đinh Tiên Hoàng chính là người dẹp loạn 12 sứ quân mở ra triều đại nhà Đinh. Song triều đại huy hoàng đó lại kết thúc bi thảm chỉ sau hơn chục năm bởi sai lầm lịch sử "bỏ con trưởng, lập con thứ".

Đinh Tiên Hoàng: Từ chiến công hiển hách mở ra triều đại huy hoàng đến sai lầm lịch sử 'bỏ trưởng lập thứ'
0 Bình luận

Định Quốc Công Nguyễn Bặc là người bạn thuở chăn trâu cắt cỏ của Đinh Tiên Hoàng. Sau này, ông trở thành vị tướng tài giúp Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân, dựng nên cơ nghiệp nhà Đinh.

Người bạn thời thơ ấu giúp Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân, dựng cơ nghiệp nhà Đinh là ai?
0 Bình luận


Bài mới

Tình anh em – Câu chuyện nhân văn cảm động

Qua câu chuyện của bố và chú tôi nhận ra rằng, chỉ cần mình đặt cái tôi xuống một chút thì mọi tổn thương trong các mối quan hệ đều được chữa lành và tình anh em cũng thế.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 3 ngày trước
Trưởng công an xã xây nhà cho dân bằng tiền tiết kiệm

Thương cho cảnh khó khăn của bốn bà cháu phải sống trong căn nhà dột nát, trưởng công an xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa, Gia Lai đã tự bỏ 60 triệu tiền tiết kiệm để hỗ trợ.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 4 ngày trước
Thắng đời 2 - 0: Jenny Huỳnh vừa đỗ đại học top 1 nước Mỹ, vừa đỗ đại học top 1 Trung Quốc 

Jenny Huỳnh vừa trở thành sinh viên trao đổi tại ĐH Bắc Kinh sau 2 năm theo học tại  Đại học Stanford, ngôi trường xếp hạng 6 thế giới (theo xếp hạng của QS World University Ranking 2025).

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
Cổ nhân nói: 4 người này ở cạnh sẽ quyết định sự thành bại của đời bạn

Những người xung quanh có ảnh hưởng khá lớn đến mỗi chúng ta. Vậy nên cổ nhân đã đúc kết và chỉ ra 4 người ở cạnh sẽ quyết thành bại của đời bạn. Đó là ai?

Cổ nhân dạy: “Thiên hạ mạc nhu nhược vu thủy, nhi công kiên cường giả, mạc chi năng thắng”

Câu nói trên của cổ nhân mang ý nghĩa, thiên hạ không có thứ gì có thể mềm yếu như nước, nhưng khi dùng để tấn công kẻ mạnh thì lại cũng không có gì có thể thắng được nước.

Người xưa nói: Bát đại kỵ trước cổng nhà, không lụi bại cũng lao đao

Khi nắm rõ được phong thủy cổng nhà, bạn sẽ biết vì sao người xưa nói: "Bát đại kỵ trước cổng nhà, không lụi cũng bại". 

Chọn chung cư có 5 'tầng vàng': Cuộc sống dễ chịu, giá trị tăng dần theo thời gian

Chọn được căn hộ chung cư ở tầng phù hợp sẽ giúp cho gia đình bạn có cuộc sống thoải mái. Về lâu về dài còn tăng giá trị bất động sản.

Về đây bố nuôi – Câu chuyện nhân văn cảm động

Trải qua nhiều bão tố cuộc đời, nó vẫn vững vàng bước tiếp vì nó biết đằng sau luôn có bố dõi theo với lời khẳng định chắc nịch: “Về đây bố nuôi!”.

Nhớ bát canh chua ngoại nấu – Câu chuyện nhân văn cảm động

Từ ngày ngoại mất, chúng tôi cũng ít về quê hẳn và cũng đã lâu anh em chẳng còn giành nhau chút canh chua còn dư trong bát như ngày còn được ở với ngoại.

Nhà đâu mà về - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Mỗi khi nhìn mẹ, nghe mẹ nói "nhà đâu mà về" rồi nghĩ đến cảnh người ta có nhà, có quê để về mình thì không tôi lại xót xa, thương mẹ vô cùng.

Nam sinh 22 tuổi giành học bổng tiến sĩ tại 11 trường đại học Mỹ

Điểm học tập ấn tượng 3.99/4 cùng niềm say mê nghiên cứu giúp nam sinh Hà Hải Dương, 22 tuổi chinh phục 11 trường đại học, trong đó có 8 trường top đầu Mỹ.

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 công bố đề thi minh họa kỳ thi riêng 2025

Năm 2025, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 tổ chức kỳ thi độc lập để xét tuyển đại học. Đề minh họa của kỳ thi này vừa được nhà trường công bố.

Tri ân tới những “bóng hồng” lặng lẽ sau tiếng chổi tre

Dự án "Light - Ánh sáng đêm" được khởi xướng như một lời tri ân chân thành đối với những người phụ nữ thầm lặng, ngày đêm làm việc dưới ánh đèn đường để giữ gìn sự sạch sẽ, xanh tươi cho thủ đô Hà Nội.

Quản lý tài chính thành công với quy tắc 5 chiếc lọ của người Do Thái

Người Do Thái luôn dạy con cái của họ kỹ năng kiếm tiền và quản lý tài chính để có một tương lai tươi sáng. Và cách nọ quản lý tài nắm nằm ở quy tắc 5 chiếc lọ.

7 kiểu tiết kiệm mà người giàu sẽ không bao giờ làm nhưng người nghèo rất thích làm

Quản lý tài chính tốt sẽ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống. Nhưng những hành động sai lầm có thể khiến bạn phải trải qua những ngày khó khăn, tiền bạc sẽ "không cánh mà bay".

Con dâu cũ – Câu chuyện nhân văn cảm động

Sau những chuyện đã xảy ra, tôi thấy mãn nguyện và nhẹ nhõm vô cùng khi được tận tay tặng quà, chúc phúc cho con dâu cũ của mình.

Đề xuất