Cúng dường là gì và vì sao phải cúng dường Tam Bảo?

Cúng dường là cung cấp và nuôi dưỡng. Phật tử cung cấp và nuôi dưỡng Tam bảo để Tam bảo được trường tồn làm lợi cho chúng sanh. Cúng dường phải thật thành tâm  tuyệt đối không kiêu căng, cầu phước.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Cúng dường là gì?

Cúng dường vốn là tiếng Trung Hoa, đọc theo âm Hán Việt là cung dưỡng hay cúng dưỡng. Tiếng Việt đọc thành cúng dường. Người miền Bắc còn đọc là cúng dàng.

Hiểu một cách đơn giản, cúng dường có nghĩa là cung cấp hoặc dâng cúng, đồng nghĩa với các từ bố thí, biếu, tặng, dâng, hiến, cho. Nếu xét về mặt nghĩa, tất cả các từ trên đều có nghĩa là lấy những vật thuộc sở hữu cá nhân như tiền bạc, tài sản, ruộng vườn, xe cộ... đem đi cho người khác. Song tùy vào từng đối tượng, địa vị, độ tuổi... mà sử dụng từ khác nhau.

Đối với các chư Tăng dùng từ cúng dường; đối với bố mẹ và những bậc tôn kính dùng từ biết; đối với bạn bè dùng từ tặng; đối với những người dưới thì dùng từ cho hoặc bố thí. Từ hiến được dùng trong trường hợp hiến máu, hiến nội tạng, hiến giác mạc, hiến xác... 

Tại Việt Nam, từ bố thí được dùng cho những người thấp kém, thường sử dụng cho người dưới hoặc người ăn xin. Song nếu chúng ta hiểu theo kinh tạng Nam tông, từ bố thí dùng cho cả chư Tăng, các vị Bà la môn và những người tôn quý.

cung-duong-la-gi
“Cúng dường” có nghĩa là cung cấp, dưỡng nuôi các bậc tôn kính như Thầy, Tổ hay ông bà, cha mẹ…những người có công truyền đạt đạo lý làm người, điều hay lẽ phải như ba ngôi báu Phật, Pháp, Tăng đời đời giúp ta an trụ trong chánh pháp...

Khi đức Phật còn tại thế, các Phật tử cúng dường cho đức Phật và chư Tăng 4 thứ (tứ sự) là y phục, thuốc thang, ngọa cụ và thức ăn. Họ còn cúng cả nơi ở như tịnh xá Trúc Lâm do vua Bình Sa cúng dường, tinh xá Kỳ Viên do trưởng ấp Cấp Cô Độc, vườn xoài do kỹ nữ  Ambapali cúng dường... Những trú xứ của chư Tăng hiện tại, ngoài từ tịnh xá ra, còn được gọi bằng rất nhiều từ khác, chẳng hạn như: tịnh xá, chùa, thiền viện, tu viện, tịnh viện, tịnh thất, già lam, niệm Phật đường... 

Trong quá khứ từng có người Tỳ kheo lạm dụng sự cúng dường của Đàn-na tín thí để nuôi sống bản thân và gia đình. Sau khi chết họ tái sanh trở lại làm người thân phận nghèo nàn. Cả năm người phải ở đợ, phục dịch cho gia đình Hoàng hậu Mạt lợi, phu nhân vua Ba tư nặc.

Một ngày nọ ở tịnh xá có lễ cúng dường chư Tăng, Hoàng hậu Mạt lợi có đến dự dẫn theo đoàn tùy tùng giúp việc, phục vụ cho bà. Sau khi các Phật tử cúng dường tứ sự, đảnh lễ giáo đoàn Như Lai Thế Tôn xong thì vị phu nhân ngồi sang 1 bên, cung kính đảnh lễ bạch hỏi đức Phật nguyên nhân vì sao bà được làm Hoàng hậu.

Đức Phật lúc này đáp, trong quá khứ, bà là một phật tử thuần thành, tín tâm cúng dường cho 5 thầy Tỳ kheo với lòng chí thành, chí kính. Nhờ phước báu đó, ngày này bà được sanh vào gia đình quyền quý và được tại vị ngôi mẫu nghi thiên hạ.

Đức Phật cũng cho biết, 5 vị Tỳ kheo được bà cúng dường đời trước không phải là thầy tu thật mà là 5 vị giả làm Tỳ kheo để ăn của cúng dường. Do vì nghiệp báo giả Tỳ kheo, lạm dụng tài vật cúng dường của đàn na tín thí để nuôi thân và gia đình nên đời sau 5 người ấy sinh ra làm người phải chịu thân phận nghèo hèn. Năm người đó đang trong đoàn người giúp việc, phục dịch Hoàng hậu. 

Nghe đức Phật giảng, bà liền muốn phóng thích cho 5 người này khỏi đoàn tùy tùng để tự do làm ăn, bà xin đức Phật cho biết danh tính của 5 người ấy. Đức Phật nói, bốn người khiêng kiệu và người lo việc sinh riêng cho bà đấy. Sau đó bà lệnh cho 5 người ấy đi tìm công việc làm ăn nhưng cả 5 đều xin phục dịch bà suốt đời.

Từ câu chuyện trên có thể thấy, thực hành bố thí, cúng dường với tâm thành kính, hoan hỷ cho thầy tu giả dối vẫn được phước lành huống hồ cúng dường các vị cao tăng tu hành chân chính.

Vì sao phải cúng dường Tam Bảo?

Là Phật tử quy y Tam Bảo hàng ngày sẽ cúng dường Tam Bảo để tự nhắc nhở tâm quy y. Ngoài ra, cúng dường cũng là phương pháp tích lũy công đức rất thù thắng. Không phải vì không cúng dường Phật tử sẽ bị đói khát. Phật vốn không cần phẩm cúng dường của chúng ta. Chỉ là nhờ vào Phật mà khi dâng phẩm cúng dường chúng ta tích lũy được nhiều công đức.

Vật phẩm cúng dường có 2 loại, một là cúng dường bằng phẩm vật cụ thể là bày biện, hai là cúng dường bằng công phu quán tưởng. Cúng dường không phải là việc phức tạp hay tốn kém. Chỉ cần lập 1 bàn thờ đơn giản, không cần nhiều của, có được gì cũng đều có thể dùng làm phẩm cúng dường chư Phật.

cung-duong-la-gi-6
Cúng dường là một phương pháp tích lũy công đức

Vào buổi sáng dâng phẩm cúng dường, đến tối thu dọn, làm cho đúng cách với tâm thật đúng đắn. Nhờ tâm đúng đắn nên khi dâng phẩm cúng dường sẽ tích được nhiều công đức.

Cúng dường Tam Bảo gồm các phần: Cúng dường Phật bảo; Cúng dường Pháp bảo; Cúng dường tăng bảo. 

Thánh tăng ngày xưa chỉ lo tu học kinh kệ trong chùa, do vậy người Phật tử phải cúng dường chư Tăng gồm: y phục, thức ăn, giường và vật trải giường nằm, thuốc thang.

Bốn thứ đó gọi là tứ sự cúng dường. Ngày nay khoa học tiến bộ, Phật tử có thể dâng cúng chư Tăng, Ni những phương tiện để phục vụ cho sự hành đạp dễ dàng hơn, chớ đừng dâng cúng những gì làm cho Tăng, NI tha hóa.

Cúng dường Phật bảo

Tuy Phật đã nhập diệt, nhưng chúng ta vẫn cúng dường Phật những đồ ăn, thức uống để hình dung Đức Phật vẫn còn sống dạy dỗ chúng ta tu học.

Không nên bày biện linh đình, hoang phí. Những món cúng Phật đúng nghĩa là:Hương thơm, Đèn sáng, Hoa tươi, Trái cây, Nước trong . Đôi khi thêm cơm trắng là đủ.

Người Phật tử cũng có thể cúng dường lên Phật 5 món diệu hương:

- Giới hương: ta phải giữ giới thanh tịnh để xứng đáng là con của Phật

- Định hương: Tập định tĩnh tâm hồn, đừng cho xao động, mê nhiễm

- Huệ hương: Chú ý vào văn, tư, tu. Nghĩa là học hỏi giáo pháp của Phật, sau đó suy xét, nghiền ngẫm, và quyết tâm thực hành.

- Giải thoát hương: phá trừ ngã chấp, luôn quán vô ngã, tứ đại là không, nghiệp thức phân biệt cũng là không.

- Giải thoát tri kiến hương: phá trừ luôn pháp chấp, không thấy đất, nước, gió, lửa là thật, vui buồn, sướng khổ là thật.

cung-duong-la-gi-2
Vật phẩm cúng dường Tam Bảo không cần quá cầu kỳ nhưng buộc phải có lòng thành tâm của Phật tử

Cúng dường Pháp bảo

Để cúng dường Pháp bảo, trước hết người Phật tử cần phải học và nghiên cứu giáo pháp của Đức Phật để hiểu rõ sự quý của giáo pháp này. Sau đó có tài chính thì nên xuất tiền ấn tông kinh điển, phổ biến ra nhiều nơi.

Người Phật tử có trình độ học thức thì nên diễn giảng giáo pháp cho mọi người cùng hiểu, hoặc sáng tác các thể loại văn chương, lý luận cho người đọc thấm nhuần, hoặc phiên dịch các bộ kinh từ ngoại ngữ sang tiếng Việt.

Cúng dường tăng bảo

Chư Tăng là những người thay thế Đức Phật mà truyền lại giáo pháp cho chúng ta, vì vậy chúng ta phải cung cấp và nuôi dưỡng chư Tăng.

Thái độ cúng dường phải thành kính, trân trọng, không tự cao, không phân biệt vị Tăng ở chùa nào, xứ nào cả; vị nào ở trong hàng ngũ Tăng đoàn thì chúng ta cứ cúng dường.

Đọc thêm

Đức Phật dạy rằng: "Đạo không nằm trên trời, mà đạo nằm ở trong tim", bởi vậy chỉ những người tự nhận thức được về bản thân thì mới có thể thức tỉnh, lãng quên muộn phiền.

7 lời Phật dạy những người hay phiền muộn nên khắc cốt ghi tâm
0 Bình luận

Dân gian quan niệm, những người đã đứng tuổi nhưng vẫn "muộn chồng, muộn vợ", chuyện tình duyên lận đận thường được coi là do có "duyên âm" với người kiếp trước. 

Duyên âm là gì? Có phải ai cũng cần hóa giải duyên âm không?
0 Bình luận

Theo phong tục của người Việt Nam, việc cúng tuần đầu, cúng 49 ngày, 100 ngày được xem là một việc làm hết sức quan trọng. Những nghi lễ này có từ xa xưa và nó giúp nó vong linh của người khuất có thể an nghỉ nơi chín suối.

Cúng 49 ngày là gì? Tục lệ cúng 49 ngày có ý nghĩa như thế nào?
0 Bình luận

Tin liên quan

Cúng Giao thừa là một trong những nghi lễ quan trọng nhất của người Việt vào khoảnh khắc đất trời chuyển giao từ năm cũ sang năm mới. Để nghi lễ được trọn vẹn thì cần có những bài văn khấn chi tiết, chính xác nhất.

Trọn bộ những bài văn khấn giao thừa 2021 chính xác nhất theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam
0 Bình luận

Giao thừa là thời khắc linh thiêng chuyển giao giữa năm mới và năm cũ. Để năm mới được may mắn, gia chủ và các thành viên nên kiêng cữ một số điều như hái lộc, quan hệ tình dục, cãi nhau...

Những điều kiêng kỵ nên tránh trong đêm Giao thừa để năm Tân Sửu 2021 may mắn, phúc lộc đầy nhà
0 Bình luận

Năm 2021 là năm Tân Sửu (con trâu). Theo Dương lịch, năm 2021 sẽ bắt đầu từ ngày 12/02/2021 đến 31/1/2022.

Năm 2021 là năm con gì và năm Tân Sửu 2021 có phải là năm Trâu vàng không?
0 Bình luận


Bài mới

TS Phật học Khangser Rinpoche - tác giả 'Làm chủ cuộc đời, sống hạnh phúc' đến Việt Nam

Năm 2025, TS Phật học Khangser Rinpoche trở lại Việt Nam với chỗi Pháp hội quy mô lớn nhất từ trước đến nay nhằm lan tỏa về một hành trình tràn ngập tình yêu thương và hạnh phúc.

Ngài Khangser Rinpoche thăm và giảng pháp tại chùa Bái Đính và các địa phương

Pháp Hội 2025 do Tôn sư Khangser Rinpoche chủ trì sẽ diễn ra tại nhiều tỉnh thành trên cả nước từ tháng 3 đến đầu tháng 4/2025. Đây là cơ hội quý báu để Phật tử Việt Nam được tiếp cận và học hỏi giáo lý từ một bậc thầy uyên bác.

Hội Xuân Yên Tử vùng đất linh thiêng trong kí ức của người Việt từ xưa tới nay

Theo thông tin chính thức từ Ban tổ chức, Lễ hội Xuân Yên Tử 2025 được chính thức khai hội vào ngày 10, tháng Giêng, năm Ất Tỵ (tức ngày 07/02/2025) tại Trung tâm Văn hóa Trúc Lâm (xã Thượng Yên Công, TP Uông Bí) và kéo dài suốt ba tháng đầu năm.

Phật gia giảng 'tướng do tâm sinh': Tâm an thì đất bằng, không chấp cầu thì ung dung

Tướng tại tâm sinh, tâm an thì đất bằng, không chấp không cầu thì ung dung, tự tại. Đó là cái quy luật bất di bất dịch trong cuộc đời này...

Đức Phật giảng về 2 dạng người hiếm có khó tìm trên đời: Ai may mắn gặp nhất định phải học hỏi

Đức Phật nói "trên đời có hai hạng người tốt nhất. Một là hạng người không bao giờ lầm lỗi. Còn hạng thứ hai là biết mình lầm lỗi mà lo ăn năn, sám hối, tránh không tái phạm”.

Đức Phật dạy: Ngày nào tâm bình an ấy là ngày tốt

Nếu tin vào nhân quả thì ngày nào hội tụ đủ duyên lành thì đó là ngày tốt. Mỗi người luôn sống đạo đức, tạo phước thiện nhiều thì đó là ngày tốt. 

18 nhọt độc - Câu chuyện Phật giáo về luật nhân quả

Vì kiếp trước xem nhẹ mạng người vô tội nên kiếp này vị hòa thượng phải chịu nỗi đau đớn. Đó là luật nhân quả báo ứng.

Xin thầy hãy cởi trói cho con - Câu chuyện Phật giáo đáng suy ngẫm

Năm 12 tuổi, Tứ Tổ lên chùa nhờ Thiền sư Đạo Tín cởi trói. Khi nghe thiền sư nói một câu chí lý, Tứ Tổ lập tức thấy mình được giải thoát.

Đức Phật dạy: Phụ nữ só 5 nỗi khổ cần được thấu hiểu

Phụ nữ thân mang thiên chức làm mẹ nên có cấu trúc sinh lý đặc thù, làm phái yêu và dĩ nhiên có những nỗi khổ riêng khác biệt với phái mạnh.

Quy định về việc tấn phong Giáo phẩm Thượng tọa Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Tấn phong hàng giáo phẩm Thượng tọa đối với các vị Đại đức có tuổi đời từ 45 tuổi trở lên, tuổi đạo từ 25 hạ lạp trở lên, có đạo hạnh tốt, có công đức với đạo pháp và dân tộc, có đóng góp cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

3 nguyên tắc nhẩm niệm khi đứng trước Bồ Tát Quan Thế Âm để được phù hộ độ trì một đời bình an

Bạn hãy ghi nhớ 3 nguyên tắc khấn niệm Bồ Tát Quán Thế Âm dưới đây để có thể được Ngài phù hộ độ trì cho tai qua nạn khỏi, một đời bình an.

3 câu chuyện ngắn nơi cửa Phật giúp ngộ ra trí huệ thâm sâu của cả đời người

Những câu chuyện ngắn nơi cửa Phật dưới đây chứa đựng triết lý nhân sinh sâu sắc của cả đời người có thể giúp bạn ngộ ra nhiều điều.

Tổ thiện nguyện Hoa Sen: Cúng dường chư Tăng Ni mùa An cư kiết hạ

Ngày 23/6/2024, Tổ thiện nguyện Hoa Sen đã tổ chức thành công chương trình cúng dường chư Tăng Ni trong mùa an cư kiết hạ, một nét đẹp văn hoá trong Phật giáo. Đây là dịp các Tăng Ni thúc liễm thân tâm, trau dồi Tam vô lậu học (Giới - Định - Tuệ), tinh tấn tu đạo trong suốt 3 tháng.

GHPGVN kỷ luật Thượng tọa Thích Chân Quang: Cấm thuyết giảng dưới mọi hình thức trong 2 năm

Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã có biện pháp kỷ luật với Thượng tọa Thích Chân Quang, trong đó có nội dung không được thuyết giảng dưới mọi hình thức trong 2 năm.

Cửa thiền sáng chữ tâm của nhà sư Thích Minh Đạo

Thiền thất của nhà sư Thích Minh Đạo là mái nhà chung của trẻ em mồ côi, lang thang cơ nhỡ...

13 hạnh đầu đà hay 12 hạnh đầu đà?

13 pháp tu hạnh đầu đà cốt để tôi luyện thâm tâm, bằng cách diệt trừ lòng tham trước đối với ba vấn đề thiết yếu của cuộc sống thường nhật là cơm nước, quần áo và chỗ ở.

Đề xuất