Chó sói có thật sự là thiên địch của loài hổ trong môi trường hoang dã không?

"Một bầy sói có thể hạ gục được một con hổ trưởng thành", vậy chó sói có phải là thiên địch của loài hổ trong môi trường hoang dã không?

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Chó sói là thiên địch của hổ?

Chó sói là loài sống có tính kỷ luật cực cao. Loài này sống theo bầy đàn, có sự phân cấp rõ ràng. Chó sói luôn đấu tranh vì sự công bằng. Và tinh thần đoàn kết chính là 1 trong những yếu tố giúp chúng tung hoành môi trường hoang dã.

Còn 1 con hổ trưởng thành có kích thước lớn hơn hầu hết các động vật ăn thịt trên cạn. Chúng cũng là loài có trang bị "chuyên nghiệp" nhất trong số những kẻ săn mồi ngoài môi trường hoang hã.

Ví dụ, 1 con hổ Siberia trưởng thành, chiều dài có thể nhìn thấy của móng vuốt trên các ngón chân là 8 - 10cm. Chiều dài có thể nhìn thấy của răng nanh là từ 4 - 6cm và lực cắn là 950 PSI. 

cho-soi-co-that-su-thien-dich-cua-loai-ho-khong-8
Hổ Siberia

Các nghiên cứu chỉ ra, lực cắn đơn vị của hổ không phải là lớn nhất trong họ mèo nhưng lực cắn răng nanh của hổ là lớn nhất trong họ mèo (có nghĩa là những chiếc răng của hổ dài và nhọn hơn, gây ra vết thương nghiêm trọng hơn cho bất cứ sinh vật nào).

Về tập quán, loài hổ sống bằng cách ăn thịt và uống máu hàng ngày. Kỹ năng săn mồi của chúng từ lâu được rèn luyện trong quá trình tiến hóa lâu dài của loài. Chúng có những phương pháp săn bắt mồi khác nhau và thường sử dụng những đòn chí mạng để hạ gục con mồi. 

Người ta nói "một bầy sói có thể giết chết 1 con hổ trưởng thành", vậy chó sói có thực sự là thiên địch của loài hổ không? May mắn, ở vùng Viễn Đông nước Nga - môi trường sống của cả hổ Siberia và sói xám. Các nhà động vật học đã có nhiều nghiên cứu giúp chúng ta tìm ra câu trả lời.

Về mặt chủ quan vẫn có sự hiểu lầm nhất định về kích thước của loài sói. Nếu có một đàn sói khổng lồ gồm hàng trăm con thì quả thực chúng không sợ hổ. Nhưng thực tế đã số những bầy sói đều rất nhỏ, chỉ khoảng hơn 10 thành viên trưởng thành.

Sói xám phân bố rộng rãi ở bắc bán cầu nhưng chúng lại có khả năng thích nghi siêu việt, nói chính xác là loài sói có thể thay đổi môi trường sống tùy thích. 

Ví dụ, ở Bắc Mỹ, sói sống thành từng nhóm lớn, trong khi ở các khu rừng Á - Âu chúng lại sống theo bầy đàn nhỏ và có quan hệ gia đình với nhau thay vì kết nạp các thành viên riêng lẻ.

cho-soi-co-that-su-thien-dich-cua-loai-ho-khong-0

Trong rừng Naliborki của Belarus, có loài sói rừng châu Âu và linh miêu Á - Âu. Các nghiên cứu đã từng phát hiện rằng sự phát triển của loài sói ở đây luôn bị linh miêu kìm hãm.

Nguyên nhân là vì những con sói ở đây tương đối nhỏ, mà còn thích hành động 1 mình. Chính vì vậy chúng thường xuyên bị linh miêu "bắt nạt".

Từ tháng 4 đến tháng 9 hàng năm, môi trường rừng tương đối ấm, lúc đó là mùa sinh sản của linh miêu. Và đây cũng là mùa sinh trưởng của các loài thú nhỏ trong rừng. Đây còn là thời điểm linh miêu nhắm mục tiêu của mình vào những con sói hoạt động 1 mình.

Trong môi trường hoang ở rừng, sói xám không thể phát huy lợi thế bầy đàn ở việc truy đuổi và săn mồi. Bởi vậy chúng hoạt động riêng lẻ để kiếm các loài động vật có vú nhỏ hơn và có được lợi thế sinh tồn lớn hơn. Vậy nên, sói xám, sống ở những môi trường này thường sinh hoạt theo nhóm nhỏ hoặc 1 mình.

Sói xám ở châu Âu và châu Á không thể so sánh với những đồng loại ở Bắc Mỹ về kích thước. Bởi chúng hiếm khi vượt qua được 60kg. Song hổ Siberia lại có cân nặng lên đến 200kg. 

Thế nhưng ở vùng Viễn Đông của nước Nga, nơi hổ, sói xám, báo hoa mai, linh miêu và các loài thú khác sinh sống, mọi chuyện có vẻ hơi khác một chút. Một nghiên cứu chỉ ra, ở dãy núi Sikhote, con mồi quan trọng nhất với hổ Siberia là hươu đỏ, lợn rừng, hươu sao và nai sừng tấm. Thức ăn quan trọng nhất với sói xám là hươu đỏ, hươu sao, lợn rừng, hươu, nai và nai sừng tấm.

Sự cạnh tranh giữa hổ và sói Siberia không chỉ nằm ở con mồi mà còn là sự cạnh tranh toàn diện về tài nguyên sinh tồn, thậm chí chúng còn trực tiếp giết nhau. Chuyên gia của Hiệp hội Bảo tồn Động vật Hoang dã đã tiến hành nghiên cứu dài hạn ở vùng Viễn Đông nước Nga trong thời gian dài và ghi nhận được 4 vụ việc mà hổ Siberia có thể đã giết chết chó sói. 

cho-soi-co-that-su-thien-dich-cua-loai-ho-khong-7

Trước thế kỷ 20, sự can thiệp và ảnh hưởng của con người đối với tự nhiên không quá lớn và có nhiều hổ Siberia vào thời điểm đó. Số lượng sói xám ở mức thấp, chúng phát triển chậm, thậm chí còn không thể tăng lên.

Sau thế kỷ 20, hoạt động săn bắn rầm rộ ở Nga khiến số lượng hổ Siberia giảm mạnh. Người ta nhận thấy số lượng sói xám địa phương không những không giảm mà còn tăng lên trong thời kỳ này. 

Vào những năm 1940, hổ Nga đạt mức thấp nhất trong lịch sử và ngược lại, số lượng sói xám đạt mức cao nhất trong lịch sử. Vậy nên, vào thời điểm đó, người ta đã phải ra tay và săn lùng hàng trăm con sói xám.

Thậm chí vào năm 1947, Nga còn tuyên bố bảo vệ toàn diện loài hổ Siberia. Sau hàng loạt biện pháp thì loài hổ này đã phục hồi. 

Bên cạnh đó, sau những năm 1950, Trung Quốc cũng bắt đầu săn bắt loài hổ này, một phần lớn hổ Siberia đã chạy sang nước Nga thông qua các hành lang sinh thái. Điều này cũng giúp hổ ở Nga phục hồi nhanh chóng. Trong khi hổ Siberia phục hồi thì loài sói xám giảm mạnh.

Vào những năm 1980, số lượng hổ Nga đạt mức cao nhất nhưng số lượng sói xám lại đạt mức thấp nhất. Trong những năm sau đó, hổ có xu hướng phát triển ổn định còn sói thì phát triển ở mức thấp. Đến những năm 1990, sói xám trở nên hiếm trong khi toàn bộ môi trường thuộc về hổ. 

Đánh giá trực quan thì có thể thấy, hổ có tác động kìm hãm sự phát triển của sói và ngược lại. Ngoài ra, bàn tay của con người cũng khiến cho quy luật sinh tồn tự nhiên giữa 2 loài này bị ảnh hưởng.

Vậy loài nào mới là đối thủ của hổ?

Bản chất là một loài mạnh mẽ, trong môi trường sống của hổ nếu có loài vật nào có thể gọi là đối thủ của hổ thì có lẽ chỉ có loài gấu nâu. Ở vùng Viễn Đông nước Nga, môi trường sống của gấu nâu Ussuri trùng lặp với loài hổ Siberia. Và đã từng có ghi chép về sự đối đầu giữa 2 loài vật này.

cho-soi-co-that-su-thien-dich-cua-loai-ho-khong-4
Gấu nâu và hổ Siberia không ưa gì nhau

Cụ thể, từ năm 1944 - 1959, người ta ghi nhận 32 trường hợp hổ Siberia săn gấu nâu ở khu vực này. Trong cùng thời gian nghiên cứu cũng ghi nhận 4 vụ gấu nâu Ussuri tấn công hổ. Đồng thời tại các khu bảo tồn cũng ghi nhận 44 trường hợp giao tranh giữ 2 loài này. Trong đó có 22 trường hợp bị gấu nâu giết và 12 trường hợp bị hổ giết.

Từ năm 1992 đến 2003, các nhà khoa học đã thu thập dữ liệu trên phân và con mồi của hổ Siberia ở vùng Sikhote-Alin. Sau khi phân tích phát hiện thành phần dinh dưỡng của hổ, gấu chiếm 71% và hiển nhiên có thể coi gấu nâu là con mồi trong thực đơn của hổ Siberia. 

Theo tính toán, mùa thu là thời điểm hổ Siberia săn gấu. Bởi vì mùa này gấu nâu phải chuẩn bị mỡ để ngủ đông nên chúng thường gây ồn ào trong rừng và từ đó làm tăng khả năng xung đột với hổ.

Mặc dù gấu nâu được đánh giá là kẻ rất khỏe mạnh nhưng nguồn thức ăn của chúng chủ yếu là thực vật. Chính vì vậy chúng không phải thợ săn chuyên nghiệp. Điều này gián tiếp biến hổ trở thành kẻ giữ thế thượng phong trong các cuộc đối đầu.

Xem thêm: Khung cảnh tuyệt đẹp của Deer Park Heights - điểm quay phim "Chúa tể của những chiếc nhẫn" sau 11 năm đóng cửa

Đọc thêm

Loạt ảnh vừa mới chào đời của động vật khiến người xem 'lụi tim', ai khó tính nhất cũng phải thốt lên 'quá đáng yêu'.

Cưng xỉu trước loạt ảnh sơ sinh siêu dễ thương của các loài động vật
0 Bình luận

Truyền thông Nga đưa tin, nước này dự kiến sẽ bắt đầu sản xuất vaccine phòng COVID-19 cho động vật vào đầu tháng 4/2021.

Nga trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới đăng ký sản xuất vaccine COVID-19 cho động vật
0 Bình luận

Kinh tế khó khăn, gia đình đơn chiếc, cơm thì ngày no ngày đói khiến anh Vỹ buộc lòng phải mang chú chó đi tặng một gia đình khá giả ở xóm bên. Sau 5 năm gặp lại, anh Vỹ không cầm được nước mắt trước hành động của chú chó ngày xưa.

Xúc động khoảnh khắc chú chó gặp lại 'anh chủ nghèo' sau 5 năm xa cách
0 Bình luận


Bài mới

Tình anh em – Câu chuyện nhân văn cảm động

Qua câu chuyện của bố và chú tôi nhận ra rằng, chỉ cần mình đặt cái tôi xuống một chút thì mọi tổn thương trong các mối quan hệ đều được chữa lành và tình anh em cũng thế.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 3 ngày trước
Trưởng công an xã xây nhà cho dân bằng tiền tiết kiệm

Thương cho cảnh khó khăn của bốn bà cháu phải sống trong căn nhà dột nát, trưởng công an xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa, Gia Lai đã tự bỏ 60 triệu tiền tiết kiệm để hỗ trợ.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 3 ngày trước
Thắng đời 2 - 0: Jenny Huỳnh vừa đỗ đại học top 1 nước Mỹ, vừa đỗ đại học top 1 Trung Quốc 

Jenny Huỳnh vừa trở thành sinh viên trao đổi tại ĐH Bắc Kinh sau 2 năm theo học tại  Đại học Stanford, ngôi trường xếp hạng 6 thế giới (theo xếp hạng của QS World University Ranking 2025).

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
Cổ nhân nói: 4 người này ở cạnh sẽ quyết định sự thành bại của đời bạn

Những người xung quanh có ảnh hưởng khá lớn đến mỗi chúng ta. Vậy nên cổ nhân đã đúc kết và chỉ ra 4 người ở cạnh sẽ quyết thành bại của đời bạn. Đó là ai?

Cổ nhân dạy: “Thiên hạ mạc nhu nhược vu thủy, nhi công kiên cường giả, mạc chi năng thắng”

Câu nói trên của cổ nhân mang ý nghĩa, thiên hạ không có thứ gì có thể mềm yếu như nước, nhưng khi dùng để tấn công kẻ mạnh thì lại cũng không có gì có thể thắng được nước.

Người xưa nói: Bát đại kỵ trước cổng nhà, không lụi bại cũng lao đao

Khi nắm rõ được phong thủy cổng nhà, bạn sẽ biết vì sao người xưa nói: "Bát đại kỵ trước cổng nhà, không lụi cũng bại". 

Chọn chung cư có 5 'tầng vàng': Cuộc sống dễ chịu, giá trị tăng dần theo thời gian

Chọn được căn hộ chung cư ở tầng phù hợp sẽ giúp cho gia đình bạn có cuộc sống thoải mái. Về lâu về dài còn tăng giá trị bất động sản.

Về đây bố nuôi – Câu chuyện nhân văn cảm động

Trải qua nhiều bão tố cuộc đời, nó vẫn vững vàng bước tiếp vì nó biết đằng sau luôn có bố dõi theo với lời khẳng định chắc nịch: “Về đây bố nuôi!”.

Nhớ bát canh chua ngoại nấu – Câu chuyện nhân văn cảm động

Từ ngày ngoại mất, chúng tôi cũng ít về quê hẳn và cũng đã lâu anh em chẳng còn giành nhau chút canh chua còn dư trong bát như ngày còn được ở với ngoại.

Nhà đâu mà về - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Mỗi khi nhìn mẹ, nghe mẹ nói "nhà đâu mà về" rồi nghĩ đến cảnh người ta có nhà, có quê để về mình thì không tôi lại xót xa, thương mẹ vô cùng.

Nam sinh 22 tuổi giành học bổng tiến sĩ tại 11 trường đại học Mỹ

Điểm học tập ấn tượng 3.99/4 cùng niềm say mê nghiên cứu giúp nam sinh Hà Hải Dương, 22 tuổi chinh phục 11 trường đại học, trong đó có 8 trường top đầu Mỹ.

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 công bố đề thi minh họa kỳ thi riêng 2025

Năm 2025, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 tổ chức kỳ thi độc lập để xét tuyển đại học. Đề minh họa của kỳ thi này vừa được nhà trường công bố.

Tri ân tới những “bóng hồng” lặng lẽ sau tiếng chổi tre

Dự án "Light - Ánh sáng đêm" được khởi xướng như một lời tri ân chân thành đối với những người phụ nữ thầm lặng, ngày đêm làm việc dưới ánh đèn đường để giữ gìn sự sạch sẽ, xanh tươi cho thủ đô Hà Nội.

Quản lý tài chính thành công với quy tắc 5 chiếc lọ của người Do Thái

Người Do Thái luôn dạy con cái của họ kỹ năng kiếm tiền và quản lý tài chính để có một tương lai tươi sáng. Và cách nọ quản lý tài nắm nằm ở quy tắc 5 chiếc lọ.

7 kiểu tiết kiệm mà người giàu sẽ không bao giờ làm nhưng người nghèo rất thích làm

Quản lý tài chính tốt sẽ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống. Nhưng những hành động sai lầm có thể khiến bạn phải trải qua những ngày khó khăn, tiền bạc sẽ "không cánh mà bay".

Con dâu cũ – Câu chuyện nhân văn cảm động

Sau những chuyện đã xảy ra, tôi thấy mãn nguyện và nhẹ nhõm vô cùng khi được tận tay tặng quà, chúc phúc cho con dâu cũ của mình.

Đề xuất