Chân dung NSƯT Kim Cúc - Người "Đọc truyện đêm khuya" được khán giả bao thế hệ yêu mến

Nhắc đến chuyên mục “Đọc truyện đêm khuya” trên Đài tiếng nói Việt Nam khán giả chắc hẳn vẫn nhớ giọng đọc thân thuộc, gắn liền với bao thế hệ của NSƯT Kim Cúc. Bà đã có hơn 50 năm gắn bó với đài truyền thanh.

Hoa Nguyễn
Hoa Nguyễn 31/05
Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

NSƯT Kim Cúc, sinh năm 1944 tại thành phố Nam Định, là cựu học sinh của trường THPT Lê Hồng Phong. Ngày còn nhỏ, mỗi lần đi đến trường, cô bé Kim Cúc đều háo hức được nghe các cô, các chú đọc các chương trình phát thanh trên những chiếc loa công cộng được treo lên cây. Mỗi khi cô bé đọc theo các phát thanh viên thì bạn bè đều thốt lên rằng: "Cậu đọc giống đấy", "Cậu đọc hay đấy", …

chan-dung-nsut-kim-cuc--doc-truyen-dem-khuya-duoc-khan-gia-yeu-men-5

Và rồi với ước mơ từ thuở nhỏ của mình, cô bé Kim Cúc ngày nào khi lớn lên đã trở thành một thành viên của đoàn văn công Quân khu 3. Sau đó nhờ được phát hiện giọng nói truyền cảm, NSƯT Kim Cúc được điều chuyển về Cục Địch vận của Tổng Cục Chính Trị thuộc Quân Đội Nhân Dân Việt Nam. Bà chính thức trở thành phát thanh viên kể từ khi Cục Địch vận có một chương trình phát riêng trên sóng phát thanh của Đài tiếng nói Việt Nam. 

NSƯT Kim Cúc chia sẻ: "Tôi từ một diễn viên trở thành một phát thanh viên mà không hề qua bất kỳ một khóa học hay một trường lớp đào tạo nào. Tất cả nhờ có trời phú và sự rèn luyện của bản thân mà có".

chan-dung-nsut-kim-cuc--doc-truyen-dem-khuya-duoc-khan-gia-yeu-men-9

Giọng đọc của bà ấm áp, dịu dàng và tràn đầy cảm xúc. Khi gặp nữ nghệ sĩ ngoài đời, rất nhiều người đã nói rằng, suốt cả tuổi thơ của họ và thậm chí cả gia đình họ một thời đã cùng nhau lắng nghe giọng đọc của bà trên sóng phát thanh bởi sự yêu thích với chuyên mục "Đọc truyện đêm khuya".

Năm 1971, NSƯT Kim Cúc chuyển công tác về Đài tiếng nói Việt Nam. Vào buổi trưa ngày 30/4/1975, bà chính là phát thanh viên đã đọc bản tin chiến thắng quan trọng trên sóng phát thanh của Đài tiếng nói Việt Nam, ngay khi xe tăng của Quân đội Nhân dân Việt Nam húc đổ cánh cổng của Dinh Độc Lập. 

Vào năm 1976, ngay sau khi giải phóng NSƯT Kim Cúc đã kết hôn với một phát thanh viên tiếng Nhật cùng Đài (sau này ông chuyển sang công tác tại Bộ Công thương). Đến bây giờ, ông bà đang sống hạnh phúc cùng với các con và các cháu nội, ngoại của mình. 

chan-dung-nsut-kim-cuc--doc-truyen-dem-khuya-duoc-khan-gia-yeu-men-8

Nhắc về cuộc sống riêng tư của mình, NSƯT Kim Cúc vẫn nhớ rõ cuộc sống trong những năm bao cấp khó khăn, vất vả: "Thời gian ấy, gia đình tôi rất vất vả, thiếu thốn, đói khổ cũng giống như những gia đình khác. 2 vợ chồng công tác ở Đài bận rộn, đầu tắt mặt tối bươn chải để nuôi 2 con ăn học. Cứ 4h sáng tôi đã phải sang Đài. Tôi phải khóa trái cửa, nhốt 2 con trong nhà. Đến 6h sáng về, đưa 2 con đi học. Buổi chiều về, 2 đứa cũng tự ăn, tự chăm nhau. Bố mẹ đi làm có khi 7-8h tối mới về".

chan-dung-nsut-kim-cuc--doc-truyen-dem-khuya-duoc-khan-gia-yeu-men-3

Nói về việc 2 con có yêu thích giọng đọc của mẹ không, NSƯT Kim Cúc nói: "Các cô, các cậu ấy thích cách đọc của các phát thanh viên bây giờ vì họ đọc nhanh hơn và tính thời sự rõ nét hơn. Nhưng tôi nói với các con rằng, ở mỗi thời điểm lịch sử sẽ có nét đặc trưng riêng, thời ấy sẽ phải đọc như vậy".

NSƯT Kim Cúc về hưu theo chế độ vào năm 2000. Tuy nhiên bà vẫn được mời đọc chuyên mục "Đọc truyện đêm khuya" và còn đọc lời bình cho các bộ phim tài liệu của VTV, VOV… Tuy nhiên, sau đó chồng của NSƯT Kim Cúc bị đột quỵ, vì vậy bà đã xin nghỉ việc để có thời gian chăm sóc chồng. "Thời gian vừa qua tôi nhận được rất nhiều yêu cầu của thính giả gửi về đài. Mọi người động viên, bày tỏ tình cảm và mong tôi tiếp tục trở lại với công việc đọc truyện đêm khuya của mình. Nhưng thời điểm vừa rồi, tôi phải ở bên và chăm sóc cho ông nhà. Giờ ông ấy đã khỏe hơn và tôi cũng rất nhớ thính giả. Tôi mong rằng sẽ có dịp được trở lại để đọc cho khán giả nghe những câu chuyện đêm khuya trong thời gian sớm nhất" - NSƯT Kim Cúc tâm sự.

Xem thêm: Sinh viên Việt trở thành phát thanh viên ở Đài Loan, xóa bỏ định kiến người Việt chỉ sang Đài Loan để... lấy chồng

Đọc thêm

Trước khi trở thành "mỹ nam" mới của phim Việt, Quang Trọng từng có cuộc sống rất bình dị. Anh từng đi bán nem, bán gạo, làm nhân viên phục vụ, chạy bàn, ship hàng... để có tiền học tập, trang trải cuộc sống.

Nghệ sĩ kể: 'Mỹ nam' phim Việt - Quang Trọng và ký ức bán nem, bán gạo, chạy bàn, ship hàng
0 Bình luận

Có lẽ đến thời điểm hiện tại, diễn viên Thu Hà đã nhận đủ "gạch đá" để xây căn nhà 2 tầng với vai diễn "bà chị chồng đáng ghét" trong Thương ngày nắng về.

Nghệ sĩ kể: Diễn viên Thu Hà và vai 'chị chồng đáng ghét' trong Thương ngày nắng về P2
0 Bình luận

NSND Tiến Đạt là diễn viên chuyên trị vai "đểu đến phát sợ" trên màn ảnh Việt. Các đồng nghiệp ở Nhà hát Kịch Hà Nội từng nhận xét vui rằng, Tiến Đạt là người đàn ông sống "hai mặt", rạch ròi trong phim và đời thực. 

Nghệ sĩ kể: NSND Tiến Đạt và cuộc đời đóng phim chuyên trị vai phản diện, vì vai chính diện chả ai 'lùn xấu' như thế
0 Bình luận

Tin liên quan

Trương Hoàng là một diễn viên say nghề với khả năng hóa thân đa dạng vào nhiều loại nhân vật khác nhau. Song tài năng ấy từng khiến anh "dở khóc dở cười" khi bị bạn gái nghi ngờ giới tính thật.

Nghệ sĩ kể: Trương Hoàng - 'tắc kè hoa' mới của 'vũ trụ VFC' trải lòng chuyện bị bạn gái nghi ngờ giới tính thật
0 Bình luận

Trước khi thành công với nghiệp diễn viên, trước khi tìm thấy sự thanh tịnh ở của Phật pháp, diễn viên Trí Quang từng trải qua không ít khó khăn: Mồ côi từ nhỏ, làm đủ nghề để mưu sinh, ly dị vợ vì không muốn mang tiếng lợi dụng.

Nghệ sĩ kể: Trí Quang 'Hướng nghiệp' và cuộc đời nhiều đau thương, muốn tu tại gia để tìm bình yên
0 Bình luận

Dù đã bước sang cái dốc bên kia của cuộc đời nhưng nghệ sĩ Hồng Sáp vẫn tất bật với cuộc sống mưu sinh. Ngày nào cũng tranh thủ kiếm từng đồng trả tiền thuê nhà để không bị đuổi.

MC Quyền Linh chạnh lòng trước tuổi già cơ cực của nghệ sĩ Hồng Sáp
0 Bình luận


Bài mới

Gợi ý 10 mẫu mở bài Chí Phèo thức tỉnh, mời bạn cùng tham khảo!

Trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, quá trình thức tỉnh của Chí Phèo chính là đoạn thể hiện rõ nét giá trị nhân đạo và ý nghĩa nhân văn. Hãy cùng tham khảo 10 mở bài cho phân đoạn này nhé.

Bắt trend nghị luận xã hội về 'lối sống thư giãn'

Lối sống thư giãn "Chill guy" đang là cụm từ được tìm kiếm rất nhiều trên mạng xã, hãy cùng tham khảo một bài NLXH về lối sống này nhé!

LLVH: 'Đọc thơ, cảm được âm điệu, xem như đã nhập được vào cái hồn thơ...'

Bằng những hiểu biết về Thơ mới đã được học hãy bình luận ý kiến: "Đọc thơ, cảm được âm điệu...".

Hé lộ cách chuyển ý mượt mà trong bài NLXH

Nếu bạn chưa biết cách chuyển ý từ đoạn văn này sang đoạn văn khác thì đừng bỏ qua bài viết này nhé. Lưu ngay lại để vận dụng!

Gợi ý viết nghị luận văn học 200 chữ về thơ

Nghị luận văn học 200 chữ về thơ không khó viết, song bạn cần phải biết được phương pháp để có bài viết chuẩn chỉ và hấp dẫn nhất. Hãy cùng tham khảo nhé!

Chí Phèo và bi kịch khi bị cự tuyệt quyền làm người

Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người đó là sự mâu thuẫn giữa khát vọng quay trở lại làm một con người, khát khao được đối xử như một con người nhưng không được của Chí Phèo.

Cuộc đời Lão Hạc chồng chất bi kịch: Bi kịch làm cha và bi kịch làm người

Phân tích truyện ngắn Lão Hạc để làm rõ nhận định: Cuộc đời lão Hạc chồng chất những bi kịch: bi kịch làm cha và bi kịch làm người.

10 cách kết bài cho mọi đề NLXH của HSG

Viết kết bài trở nên đơn giản hơn nếu bạn biết vận dụng những cách làm dưới đây. Cùng tham khảo nhé!

Gợi ý kết bài cho mọi dạng so sánh hai tác phẩm văn học

Nếu bạn còn đang loay hoay không biết kết bài cho dạng đề so sánh như thế nào thì đừng bỏ qua bài viết gợi ý dưới đây nhé!

Gợi ý cách trả lời câu hỏi đọc hiểu để đạt điểm tối đa

Đọc hiểu là phần kiến thức quan trọng giúp các bạn học sinh dễ dàng "ăn điểm". Tuy nhiên, để trả lời chính xác cũng cần có phương pháp khoa học.

Gợi ý cách từng đoạn trong bài văn phân tích

Nếu bạn đang loay hoay không biết viết bài văn phân tích thế nào thì đây sẽ là gợi ý hữu ích dành cho bạn.

Gợi ý 7 mở bài áp dụng cho lý luận văn học

Hãy cùng tham khảo 7 mở bài dưới đây để đúc rút ra kinh nghiệm, kỹ năng cho chính bản thân mình khi viết mở bài lý luận văn học nhé!

Khi 'triết lý sống' của các quốc gia đi vào NLXH

Bạn biết không, mỗi quốc gia trên thế giới sẽ có những triết lý sống độc đáo, mang ý nghĩa đặc biệt riêng. Hãy cùng tìm hiểu để áp dụng cho bài NLXH của mình nhé.

Ưu điểm và nhược điểm của các nhân vật trong văn chương

Nhân vật văn chương thường phản ánh sâu sắc tính cách nhân loại. Vậy nên các nhân vật được xây dựng với nhiều nét ưu - nhược để phù hợp với hoàn cảnh, thời đại.

Tóm tắt quá trình thức tỉnh của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên

Quá trình thức tỉnh của Chí Phèo là nội dung được khắc họa rõ nét nhất, phản ánh tội ác của xã hội phong kiến xưa. Qua đó thể hiện ý nghĩa nhân văn sâu sắc về khát vọng sống tốt đẹp của con người.

Phân tích nhân vật Thị Nở để làm rõ quan điểm 'công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...'

Giải thích ý kiến: "Công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...". Hãy phân tích nhân vật Thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao để làm rõ ý kiến trên. 

Đề xuất