“Vắt mũi đút miệng” là gì? Nghe lời lý giải khiến ai cũng phải gật gù vì quá đúng
Thành ngữ Việt Nam có câu “vắt mũi đút miệng”. Theo nghĩa đen thì đây chỉ hành động khá mất vệ sinh. Nhưng kỳ thực câu nói này dùng để chỉ cảnh nghèo khó của con người phải lấy nước mũi đút vào miệng mà nuôi thân.

Ăn nước mũi sống qua ngày?
“Vắt” ở đây có nghĩa là làm cho một vật nào đó kiệt nước, cạn nước đi. Mũi và miệng là hai bộ phận quan trọng trên khuôn mặt của mỗi người. Trong đó, miệng là bộ phận tiếp nhận thức ăn để nuôi sống con người.
Câu nói “vắt mũi đút miệng” chữ “vắt” tức là lấy nước mũi cho vào miệng. Cách nói này theo nghĩa đen thì có vẻ hơi mất vệ sinh nhưng theo nghĩa bóng thì mang hàm ý bản thân người này không nuôi nổi mình nữa. Với ý nghĩa này, thành ngữ trên còn gần nghĩa với câu khác là “được đồng nào xào đồng ấy”.

Theo GS.TS Hoàng Văn Hành chia sẻ, câu tục ngữ trên ngoài việc nói về hoàn cảnh nghèo túng thì còn nhấn mạnh đến khả năng tồn tại của con người cùng với sự thoi thóp, cạn kiệt đến không còn khả năng tái sản xuất nữa. Nghèo đến như thế là cùng.
Cần nghiên cứu thêm về ý nghĩa câu nói này
Dưới một góc nhìn rộng hơn, Nhà nghiên cứu Văn hóa Dân gian Nguyễn Hùng Vỹ, Khoa Văn học, Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng: Câu thành ngữ vắt mũi đút miệng được xây dựng từ cách dùng hình ảnh trực quan, đời thường để tạo ra sự sinh động cho phát ngôn. Bởi vì mũi và miệng là hai bộ phận nằm gần nhau trên khuôn mặt nên hành động vắt mũi đút xuống miệng diễn ra rất nhanh. Điều đó cũng cho thấy đối với người nghèo họ thường không có được kế hoạch lâu dài, to lớn. Vì ngay cả cái đơn giản nhất họ cũng làm cho qua bữa.
Theo PGS.TS Phạm Văn Hảo, Viện Ngôn ngữ học Việt Nam thì cần phải nghiên cứu kỹ hơn về thành ngữ “vắt mũi bỏ miệng”. Bởi nếu hiểu theo nghĩa đen thì đây là dùng một phần dơ bẩn, chất thải của một bộ phận trên cơ thể để bỏ vào miệng ăn. Nhưng tại sao các vị cố nhân xưa lại lấy hình ảnh ghê rợn này để đúc kết thành câu thành ngữ? Cơ sở của câu nói này là gì và nó xuất hiện từ khi nào?...

Tuy nhiên, ông Hảo cũng cho rằng: “Dù sao đi nữa thì câu thành ngữ này vẫn đang tồn tại đến tận ngày nay. Còn việc chứng minh hành động này mất vệ sinh khi vắt mũi cho vào miệng ăn cần được nghiên cứu cụ thể hơn. Tất cả các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học, văn hóa... cần có những công trình nghiên cứu sâu hơn về những câu thành ngữ kiểu như vậy, chứ không nên kết luận khi chưa có cơ sở”.
Hiện tại câu thành ngữ “vắt mũi đút miệng” chỉ còn tồn tại trong các tác phẩm văn chương cũ, hoặc với những người lớn tuổi của thế hệ trước chứ lớp thanh niên trẻ hiện nay ít khi dùng đến. Nguyên nhân là do thời đại ngày nay, công nghệ phát triển kéo theo thông tin đại chúng mở rộng, sự giao lưu, tiếp xúc văn hóa giữa truyền thống và hiện đại diễn ra một cách mạnh mẽ.
Xem thêm: Trong mắt học giả Phương Tây, người Việt xưa có phong tục và truyền thống gì?
Đọc thêm
Ai cũng nói rằng, khi con cái vấp ngã, đau khổ, cha mẹ phải giúp đỡ, trở thành chỗ dựa cho con. Thế nhưng, giúp đỡ thế nào thì không phải ai cũng biết?
Đôi mắt không sáng để nhìn thấy thế giới xung quanh, để sống như một người bình thường, nhưng anh Trương Văn Tư vẫn cố gắng "sống chung với bão", vượt lên số phận để trở thành người có ích cho xã hội.
Nếu cứ liên tục vắng mặt trong cuộc sống của con, những ông bố đừng hy vọng con sẽ có tình cảm với mình.
Tin liên quan
Trong thế giới rừng rậm, hổ là con vật quyền uy, dũng mãnh, vì thế được mệnh danh là "chúa tể sơn lâm". Và hổ đã được lấy làm hình ảnh ẩn dụ sinh động cho nhiều câu thành ngữ, tục ngữ trong kho tàng văn hóa dân gian Việt Nam.
Liên đoàn Lao động Hà Nội đã có Hướng dẫn số 21/HD-LĐLĐ về chi hỗ trợ đoàn viên, người lao động nhân dịp Tết Nguyên đán Nhâm dần 2022. Liên đoàn Lao động Hà Nội sẽ chi trả trước 20/1/2022.
Ca dao tục ngữ thường chứa đựng kiến thức, kinh nghiệm phong phú đáng suy ngẫm. Người xưa để lại cho chúng ta rất nhiều kiến thức quý giá, có nội hàm nhân sinh sâu sắc.