Cần giữ gìn sự trong sáng giản dị của ngôn ngữ Nam Bộ

Cũng như người Nam Bộ, ngôn ngữ của địa phương này rất giản dị, mộc mạc nhưng cũng cực kỳ phong phú, đa dạng. Ngôn ngữ Nam Bộ được xem là ngôn ngữ của dân tộc, ngôn ngữ của nhân dân.

Hoa Nguyễn
Hoa Nguyễn 05/12
Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Như chúng ta thấy người Nam Bộ rất chân quê, giản dị và ngôn ngữ của họ cũng vậy. Tuy nhiên ngôn ngữ ấy lại rất phong phú và đa dạng. Nó phong phú và đa dạng đến mức không ai tài nào kể ra cho hết được. Có rất nhiều từ/ tiếng riêng biệt, mà khi mới nghe qua, người ta tưởng như dân gian đã sử dụng một cách tuỳ tiện. Song nếu tìm hiểu, ta mới nhận ra rằng, ở mỗi một trường hợp, mỗi một tình tiết, dân gian đã sử dụng ngôn từ rất tinh tế và vô cùng chính xác.

ngon ngu nam bo 5

Về phương diện này, đôi khi chính “người Nam Bộ” cũng chưa chắc đã thấu hiểu hoàn toàn ý nghĩa cụ thể của từng từ, cụm từ. Người đọc thỉnh thoảng vẫn bắt gặp những cách giải thích từ, ngữ hết sức tuỳ tiện, cũng như nhận định, xem xét sự kiện một cách hời hợt, chủ quan dẫn đến sai lầm nghiêm trọng. Ví dụ như có người đã giải thích câu “Một trái cà bằng ba thang thuốc” là: cà rất độc, ăn một trái thì phải uống ba thang thuốc mới trị hết bệnh ! Liệu có phải như vậy không, khi mà bất cứ nơi đâu trên đất nước ta, nhân dân cũng tôn vinh trái cà.

Ca dao:

Ba cơm, bảy mắm, chín cà,

Sớm trưa, trưa nắng mới ra lúa này.

Lộc đỗ cho chí lộc vừng,

Quả cà, vại nhút, quả sung để dành.

Đẩy nốc thì phải có đà,

Ăn cơm canh hến có quả cà mới ngon!

Cà là món ăn thường bữ­a rất thân thiết:

Anh đi nhớ quê nhà,

Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương.

Làm cho lắm cũng mắm kho cà,

Làm thấy bà cũng cà kho mắm!

ngon ngu nam bo 7

Như vậy rõ ràng, từ cổ chí kim, từ Nam chí Bắc, dù là bữa chay hay bữa mặn, cà tròn hay cà dài thì nó đều là thức ăn bổ dưỡng và quen thuộc của nhân dân (cũng là vị thuốc có giá trị, chữa được khá nhiều bệnh). Vậy vì sao lại nói cà là chất độc?!

Giải thích tùy tiện đôi khi còn làm mất đi cái hồn của ngôn ngữ, làm hoen ố tính trong sáng vốn có của tiếng Việt. Ví dụ như:

– Cuốn sách “Diện mạo văn học dân gian Nam Bộ” đã giải thích chữ buôi (trong câu “Nước chảy xuôi con cá buôi lội ngược”) là “bơi”. Ta biết, cá buôi là tên một loại cá cụ thể, nó không chỉ có ở Nam Bộ mà có ở nhiều nơi khác (nay đã tuyệt chủng?). Đó là “thứ cá sông tròn mình, nhỏ con mà có nhiều mỡ” (Huỳnh Tịnh Của, Đại Nam quốc âm tự vị).

Ca dao:

“Nước chảy xuôi con cá buôi lội ngược, 

Nước chảy ngược con cá vược lội xuôi, 

Anh với em xa cách ngậm ngùi, 

Mong cho gặp mặt xác vùi cũng ưng”;

“Ngó lên trời thấy cục mây bạch, 

Ngó xuống vàm rạch thấy cá chạch đỏ đuôi, 

Nước chảy xuôi con cá buôi lội ngược, 

Nước chảy ngược con cá vược lội theo, 

Con cá heo nó khóc, Con cá lóc nó sầu… 

Phải chi ngoài biển có cầu. 

Anh ra đến đó giải sầu cho em”;

và : 

“Năm tiền một khứa cá buôi, 

Cũng mua cho đặng đãi người khách sang” 

hoặc 

“Ba tiền một khứa cá buôi, 

Cũng mua cho được mà nuôi mẹ già”. 

Vậy là đã quá rõ ràng!

ngon ngu nam bo 2

Trong phạm vi của một bài viết nhỏ, người viết không được phép giải thích dài dòng và cũng không cần dẫn chứng thêm nhiều chi tiết. Chính vì vậy mà các nhà văn thơ, các nhà soạn văn bản và nhất là giới nghiên cứu về ngôn ngữ bao giờ cũng tỏ ra rất trân trọng, và luôn ý thức gìn giữ, bảo lưu tính tích cực của vốn từ mà thực tiễn nhân dân vẫn đang sử dụng phát triển. Bởi nếu không như vậy thì sẽ không tránh khỏi tình trạng nghèo hóa ngôn ngữ và có thể bị coi là một hành vi phủ nhận “công ơn sinh thành” của lớp lớp thế hệ đi trước. Thế thì lẽ nào ta lại nỡ phụ phàng, ngoảnh mặt?

ngon ngu nam bo 3

Ngôn ngữ, tiếng nói, được dân gian dùng làm phương tiện giao tiếp. Tùy từng thời và theo trào lưu tiến hóa, nó không thể không biến hóa và bổ sung thêm để phù hợp. Ở đó có không ít từ, tiếng ngày nay ít dùng, thậm chí không còn dùng. Chúng đã yên nghỉ nhưng ta cũng nên có cái nhìn đầy trìu mến, bởi dù sao nó cũng đã hoàn thành chức năng vẻ vang của mình trong một giai đoạn lịch sử xã hội cụ thể. Thế thì tại sao ta lại không quý trọng, không có tấm lòng đối với di sản phi vật thể cao cấp ấy? 

Ngôn ngữ, tiếng nói của Nam Bộ đích thực là mộc mạc, chân quê và là thứ mộc mạc chân quê rất đích xác, rất thiêng liêng, không đâu có được, và có lẽ cũng sẽ rất khó tìm thấy ở các dân tộc khác sự phong phú “trên cả tuyệt vời” đến thế.

Chẳng hạn như để mô tả trạng thái của nước, ngôn ngữ Nam Bộ có đến hàng chục từ như: nước lớn, nước ròng, nước rong, nước kém, nước đầy mà, nước rặt, nước nhửng, nước nhảng, nước ưng, nước quay, nước lên, nước đổ, nước lộn, nước dâng, nước bò, nước sụt, nước trồi, nước môi, nước xẹt, nước lụt, nước tống, nước chụp, nước phân đồng. 

ngon ngu nam bo 1

Hoặc như nói về cái chếт của con người, có hàng trăm cách nói, mà cách nào cũng có nghĩa lý riêng như: mất, qua đời, tắt hơi, nghỉ thở, “đi”, ngủm, sụm, nghẻo, hui, đền tội, tử thần kêu, đi chầu Diêm chúa, “đi bán muối”, anh dũng hy sinh, đền xong nợ nước, ly trần, tạ thế, quy tiên, theo ông theo bà, tiêu diêu lạc cảnh, Chúa gọi, Phật rước, về bên kia thế giới, về cõi vĩnh hằng, trở về cát bụi v.v. và v.v.

Trước đây người ta cho rằng tiếng nói của Nam Bộ là phương ngữ, xem như nó chỉ có giá trị giao tiếp nội bộ, khu biệt trong một địa phương. Nhưng dần về sau, khi đã nhận ra rằng, tiếng Việt Nam Bộ quả đã thực sự đóng góp rất tích cực trong việc làm giàu ra cho ngôn ngữ toàn dân, cách hiểu mang tính cục bộ ấy không còn phù hợp, vì rõ ràng là thiếu công bằng, nên đã đổi gọi lại, không dùng phương ngữ Nam Bộ nữa mà gọi là ngôn ngữ Nam Bộ.

Ngôn ngữ Nam Bộ là ngôn ngữ của dân tộc, ngôn ngữ của nhân dân. Nhân dân là cha đẻ của ngôn ngữ là người sử dụng, giữ gìn và phát huy sự trong sáng vốn có của ngôn ngữ ấy. Nếu vì lý do nào đó ngôn ngữ toàn dân bị héo hắt thì một ngày không xa đương nhiên nó sẽ teo tóp dần, lúc ấy ta còn gì trong tay để “giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc”?

Xem thêm: Ở Việt Nam thật sự có đặc sản mầm đá trong "truyền thuyết": Có tiền chưa chắc đã mua được

Đọc thêm

Cả 4 tỉnh của miềnTây Nam Bộ có địa danh nổi tiếng nhất là Đám lá tối trời. Địa danh này gắn liền với Anh hùng dân tộc Trương Định – thủ lĩnh phong trào chống Pháp thế kỷ XIX.

Kỳ thú vùng đất mang tên “đám lá tối trời” ở miền Tây Nam Bộ
0 Bình luận

Tượng Phật bà cao nhất châu Á ở núi Bà Đen nằm ẩn hiện trong mây mờ đẹp tựa chốn bồng lai tiên cảnh.

Chiêm bái Tượng Phật Bà Tây Bổn Đà Sơn cao nhất châu Á ngự trên nóc nhà Nam Bộ
0 Bình luận

Về đẹp trầm mặc của Cố Viên Lầu Ninh Bình đã xuất hiện trong MV "Anh ơi ở lại" của Chi Pu. Nơi đây lưu giữ nhiều nếp nhà cổ mang đậm nét kiến trúc Việt Nam. 

Cố Viên Lầu Ninh Bình - vẻ đẹp trầm mặc của làng quê Bắc Bộ 
0 Bình luận

Tin liên quan

Từ xưa đến nay, trong tìm thức của người Việt đều có quan niệm “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành” và hầu hết mọi người đều tin rằng ngày đầu năm mới là thời khắc quyết định may mắn cho cả một năm. Nếu muốn có một năm mới nhiều tài lộc, tránh xui xẻo thì bạn nên kiêng một số điều sau trong ngày mùng 1 Tết Nhâm Dần 2022 nhé!

Những điều nên kiêng trong mùng 1 Tết Nhâm Dần 2022 để tránh xui xẻo
0 Bình luận

Người từng quyên góp ủng hộ gia đình em M. tỏ ra bất ngờ khi biết chuyện. Anh này khẳng định, gia đình M. rất khó khăn.

Mạnh thường quân từng giúp đỡ gia đình nữ sinh 17 tuổi bị chủ shop Mai Hường hành hung nói gì?
0 Bình luận

Sau vụ làm nhục, nữ sinh 17 tuổi vẫn rất sốc còn chủ shop quần áo đang phải làm việc với cơ quan Công an về tội "Làm nhục người khác"; "Cưỡng đoạt tài sản".

Toàn cảnh vụ nữ sinh 17 tuổi bị chủ shop quần áo Mai Hường đánh đập, cắt áo ngực vì nghi ăn trộm
0 Bình luận


Bài mới

Gợi ý 10 mẫu mở bài Chí Phèo thức tỉnh, mời bạn cùng tham khảo!

Trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, quá trình thức tỉnh của Chí Phèo chính là đoạn thể hiện rõ nét giá trị nhân đạo và ý nghĩa nhân văn. Hãy cùng tham khảo 10 mở bài cho phân đoạn này nhé.

Bắt trend nghị luận xã hội về 'lối sống thư giãn'

Lối sống thư giãn "Chill guy" đang là cụm từ được tìm kiếm rất nhiều trên mạng xã, hãy cùng tham khảo một bài NLXH về lối sống này nhé!

LLVH: 'Đọc thơ, cảm được âm điệu, xem như đã nhập được vào cái hồn thơ...'

Bằng những hiểu biết về Thơ mới đã được học hãy bình luận ý kiến: "Đọc thơ, cảm được âm điệu...".

Hé lộ cách chuyển ý mượt mà trong bài NLXH

Nếu bạn chưa biết cách chuyển ý từ đoạn văn này sang đoạn văn khác thì đừng bỏ qua bài viết này nhé. Lưu ngay lại để vận dụng!

Gợi ý viết nghị luận văn học 200 chữ về thơ

Nghị luận văn học 200 chữ về thơ không khó viết, song bạn cần phải biết được phương pháp để có bài viết chuẩn chỉ và hấp dẫn nhất. Hãy cùng tham khảo nhé!

Chí Phèo và bi kịch khi bị cự tuyệt quyền làm người

Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người đó là sự mâu thuẫn giữa khát vọng quay trở lại làm một con người, khát khao được đối xử như một con người nhưng không được của Chí Phèo.

Cuộc đời Lão Hạc chồng chất bi kịch: Bi kịch làm cha và bi kịch làm người

Phân tích truyện ngắn Lão Hạc để làm rõ nhận định: Cuộc đời lão Hạc chồng chất những bi kịch: bi kịch làm cha và bi kịch làm người.

10 cách kết bài cho mọi đề NLXH của HSG

Viết kết bài trở nên đơn giản hơn nếu bạn biết vận dụng những cách làm dưới đây. Cùng tham khảo nhé!

Gợi ý kết bài cho mọi dạng so sánh hai tác phẩm văn học

Nếu bạn còn đang loay hoay không biết kết bài cho dạng đề so sánh như thế nào thì đừng bỏ qua bài viết gợi ý dưới đây nhé!

Gợi ý cách trả lời câu hỏi đọc hiểu để đạt điểm tối đa

Đọc hiểu là phần kiến thức quan trọng giúp các bạn học sinh dễ dàng "ăn điểm". Tuy nhiên, để trả lời chính xác cũng cần có phương pháp khoa học.

Gợi ý cách từng đoạn trong bài văn phân tích

Nếu bạn đang loay hoay không biết viết bài văn phân tích thế nào thì đây sẽ là gợi ý hữu ích dành cho bạn.

Gợi ý 7 mở bài áp dụng cho lý luận văn học

Hãy cùng tham khảo 7 mở bài dưới đây để đúc rút ra kinh nghiệm, kỹ năng cho chính bản thân mình khi viết mở bài lý luận văn học nhé!

Khi 'triết lý sống' của các quốc gia đi vào NLXH

Bạn biết không, mỗi quốc gia trên thế giới sẽ có những triết lý sống độc đáo, mang ý nghĩa đặc biệt riêng. Hãy cùng tìm hiểu để áp dụng cho bài NLXH của mình nhé.

Ưu điểm và nhược điểm của các nhân vật trong văn chương

Nhân vật văn chương thường phản ánh sâu sắc tính cách nhân loại. Vậy nên các nhân vật được xây dựng với nhiều nét ưu - nhược để phù hợp với hoàn cảnh, thời đại.

Tóm tắt quá trình thức tỉnh của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên

Quá trình thức tỉnh của Chí Phèo là nội dung được khắc họa rõ nét nhất, phản ánh tội ác của xã hội phong kiến xưa. Qua đó thể hiện ý nghĩa nhân văn sâu sắc về khát vọng sống tốt đẹp của con người.

Phân tích nhân vật Thị Nở để làm rõ quan điểm 'công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...'

Giải thích ý kiến: "Công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...". Hãy phân tích nhân vật Thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao để làm rõ ý kiến trên. 

Đề xuất