Cái rễ của học hành thì cay đắng nhưng quả của nó thì ngọt

"Cái rễ của học hành thì cay đắng nhưng quả của nó thì ngọt" - Câu ngạn ngữ thể hiện nhận thức sâu sắc về quy luật của học vấn và vai trò quan trọng của việc học hành đối với tương lai mỗi con người.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Từ thuở mới lọt lòng, tất cả chúng ta đều được nuôi lớn trong vòng tay yêu thương của cha mẹ, chúng ta hồn nhiên như những trang giấy trắng. Vậy nên nếu giấy trắng bị tô vẽ những nét nguệch ngoạc thì trang giấy sẽ xấu. Tô từng nét chì màu cẩn thận thì sẽ đẹp, và nhân cách chúng ta hình thành cũng như vậy. Vậy tự nhiên có thể vẽ đẹp, tự nhiên có đạo đức, trí tuệ tốt được không? Tất nhiên, mọi thứ đều cần một quá trình rèn luyện gian khổ. Bởi vậy, người ta thường nói ” Cái rễ của học hành thì cay đắng nhưng quả của nó thì ngọt ngào”.

Học hành là quá trình học và thực hành để mở mang kiến thức, nâng cao trình độ hiểu biết của mỗi người. Rễ đắng và quả ngọt là hình ảnh ẩn dụ chỉ công lao học hành và kết quả học tập. Câu ngạn ngữ thể hiện nhận thức sâu sắc về quy luật của học vấn và vai trò quan trọng của việc học hành đối với mỗi người.

Việc học có khó hay không? Câu trả lời là có và học hành cần phải nghiêm túc, nó giống như những chùm rễ đắng cay. Học không chỉ là việc làm ngày một ngày hai mà thành tài được, việc học đòi hỏi tốn thời gian, công sức, trải qua cả một quá trình. Quá trình chiếm lĩnh tri thức có những khó khăn, vất vả, gian nan: nghiên cứu, tìm tòi, thực hành…Để có thể giỏi giang, thành công đòi hỏi phải từng bước chinh phục những bậc thang học vấn. Và trong quãng đời học sinh, ai chẳng một lần gặp những khó khăn, thất bại, có đắng cay nào thì cũng đã từng nếm trải rồi. Điểm kém có không? Có rồi, bị thầy cô trách lười học, chắc cũng có thôi, thi bị điểm kém, bị trượt,…Nhưng quan trọng là sau mỗi lần vấp ngã ấy, bạn chọn hướng đi nào? Mạnh mẽ, cố gắng tiếp tục bước đi, hay sa ngã, bỏ cuộc, trượt dài theo năm tháng lãng phí.

Cai-re-cua-hoc-hanh-thi-cay-dang-nhung-qua-cua-no-thi-ngot-8

Học hành chăm chỉ thì sẽ thế nào? Tất nhiên là sẽ đến ngày bạn được tận hưởng vị ngọt của quả tri thức rồi. Vị ngọt của kết quả học tập trước hết là bản thân cảm thấy có đủ một lượng kiến thức cơ bản nào đó trong xã hội, giàu có hơn về mặt tâm hồn, tự tin hơn trong chính cuộc đời của mình. Hiểu được mình là ai, mình đang đứng ở vị trí nào, biết mình muốn gì, thích gì và cách chinh phục những mục tiêu mới ra sao…Không chỉ có vậy, việc bạn có thành quả học tập tốt mang lại niềm vui, niềm tự hào cho bản thân và gia đình. Thầy cô giáo, nhà trường cũng từ đó mà cảm thấy những gánh nhọc trong sự nghiệp Giáo dục vơi bớt đi phần nào, nhìn những đứa con thơ mình dạy dỗ từng ngày lớn khôn, ngày một giỏi giang hơn, mà từ đấy gửi gắm ước mơ về một đất nước văn minh, giàu mạnh.

Ngày đêm dùi mài đèn sách, cặm cụi nghĩ hàng ngàn hướng giải cho một bài toán, nghĩ ý thơ này tác giả muốn nói điều gì, thế mà 12 năm học cũng đã đến ngày tạm khép lại, cánh cổng đại học mở ra, 4 năm vừa học kiến thức, vừa trải nghiệm cuộc sống xã hội cũng rút ra nhiều điều cho bản thân. Tuổi 22 bắt đầu lập nghiệp, rồi chợt mới thấy, con đường học hành tuy vất vả là thế nhưng nó giúp ta dễ dàng hơn trên con đường lập nghiệp. Nhiều người nói, đường đến thành công không nhất thiết phải học tập nhưng học tập là con đường ngắn nhất để đến thành công. Điều này thực chất chỉ đúng hơn nửa, bởi thực ra, học không chỉ trải qua hết các cấp bậc học vấn, mà còn học cả cách ứng xử ở đời, tự vấp ngã rồi lại đứng dậy, tự rút ra bài học cho bản thân, trầy trật mãi,…nhưng đích cuối vẫn thấy thành công. Nói tóm lại, mọi sự khó khăn trong học tập, đều sẽ nhận lại được trái ngọt. Phải biết chấp nhận đắng cay trong giai đoạn đầu để sau đó hưởng thành quả tốt đẹp lâu dài.

Ê-đi-xơn phải trải qua hàng nghìn thí nghiệm, phải tìm tòi không ngừng để phát minh ra bóng đèn điện. Măc-xim Gorki phải kiếm sống đủ thứ nghề vất vả nhưng không nguôi khát vọng học tập. Bằng con đường tự học đầy gian truân, say mê đọc sách, tiếp cận ánh sáng văn minh nhân loại và trở thành nhà văn vĩ đại của nhân loại. Có thể bạn chưa biết, thực ra bút danh: Gor-ki có nghĩa là cay đắng. Hay vượt qua hoàn cảnh học tập thiếu thốn, Mạc Đĩnh Chi bắt đom đóm cho vào vỏ trứng để lấy ánh sáng đọc sách, sau đỗ trạng nguyên. Ngẫm lại các doanh nhân, nhà hiền tài trên khắp thế giới và nhìn lại bản thân mới thấy thấm thía câu nói: “Cái rễ của học hành thì cay đắng nhưng quả của nó thì ngọt ngào” , nó bao hàm một nhận thức đúng đắn, một lời khuyên tích cực: nhận thức được quá trình chiếm lĩnh tri thức, mỗi người cần có bản lĩnh, chủ động vượt qua khó khăn để thu nhận được thành quả tốt đẹp trong học tập.

Trong thực tế, nhiều người lười biếng không chịu khó học hỏi, trau dồi kiến thức, không biết biến nhựa đắng thành quả ngọt dâng cho đời. Hay có những người ỷ lại người khác, không nỗ lực, dẫn đến những hành động gian lận, không trung thực trong học tập. Sách giả thì không hay, đồ giả thì không bền, kết quả học tập nếu không từ công sức bản thân sẽ có lúc phải trả giá, sẽ trở thành kẻ kém cỏi trong cái nhìn của mọi người. Mà dường như, khi bạn mơ hồ về kiến thức, bạn sẽ luôn sống lo sợ, không dám đương đầu với những thách thức mới. Xã hội thì đang ngày càng phát triển, còn bạn vẫn đứng tại con số 0 tròn trĩnh, thật đáng buồn,…

Bài học rút ra được ở đây là gì? Hãy xem câu ngạn ngữ là phương châm nhắc nhở, động viên bản thân trong quá trình học tập. Phải luôn rèn luyện ý thức vươn lên trong học tập, không đầu hàng gian nan thử thách, luôn hướng tới những ước mơ, khát vọng hái quả ngọt từ học vấn để thành công. ” Lửa thử vàng, gian nan thử sách”. Cái rễ của học hành – nhớ nhẽ những người bạn của tôi!

(Nguồn: Văn học trẻ)

Xem thêm: Đừng sống như hòn đá, đừng hóa thân thành đá!

Đọc thêm

Lòng tốt có thể chữa lành các vết thương: xoa dịu, hàn gắn những nỗi đau về tâm hồn và thể xác của con người, đem đến cho bạn niềm vui và niềm tin về cuộc sống...

Lòng tốt của con người cũng có thể chữa lành các vết thương nhưng lòng tốt cũng cần đôi phần sắc sảo
0 Bình luận

Nếu bạn đang loay hoay đi tìm kiếm chất liệu là những câu danh ngôn hay cho bài văn nghị luận xã hội thì đừng bỏ qua bài viết này nhé!

50 câu danh ngôn cực hay vận dụng cho bài nghị luận xã hội
0 Bình luận

Khi bạn biết đúng, viết đủ ý sẽ đạt được từ 8 - 9 điểm. Để được 10 điểm môn Văn thì cần sự sáng tạo (mở rộng vấn đề) bằng sự hiểu biết của bản thân. Và 100 nhận định văn học dưới đây sẽ giúp bạn đạt được điều đó.

Top 100 nhận định văn học hay nhất: Càng đọc kỹ viết văn càng hay
0 Bình luận


Bài mới

Gợi ý 10 mẫu mở bài Chí Phèo thức tỉnh, mời bạn cùng tham khảo!

Trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, quá trình thức tỉnh của Chí Phèo chính là đoạn thể hiện rõ nét giá trị nhân đạo và ý nghĩa nhân văn. Hãy cùng tham khảo 10 mở bài cho phân đoạn này nhé.

Bắt trend nghị luận xã hội về 'lối sống thư giãn'

Lối sống thư giãn "Chill guy" đang là cụm từ được tìm kiếm rất nhiều trên mạng xã, hãy cùng tham khảo một bài NLXH về lối sống này nhé!

LLVH: 'Đọc thơ, cảm được âm điệu, xem như đã nhập được vào cái hồn thơ...'

Bằng những hiểu biết về Thơ mới đã được học hãy bình luận ý kiến: "Đọc thơ, cảm được âm điệu...".

Hé lộ cách chuyển ý mượt mà trong bài NLXH

Nếu bạn chưa biết cách chuyển ý từ đoạn văn này sang đoạn văn khác thì đừng bỏ qua bài viết này nhé. Lưu ngay lại để vận dụng!

Gợi ý viết nghị luận văn học 200 chữ về thơ

Nghị luận văn học 200 chữ về thơ không khó viết, song bạn cần phải biết được phương pháp để có bài viết chuẩn chỉ và hấp dẫn nhất. Hãy cùng tham khảo nhé!

Chí Phèo và bi kịch khi bị cự tuyệt quyền làm người

Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người đó là sự mâu thuẫn giữa khát vọng quay trở lại làm một con người, khát khao được đối xử như một con người nhưng không được của Chí Phèo.

Cuộc đời Lão Hạc chồng chất bi kịch: Bi kịch làm cha và bi kịch làm người

Phân tích truyện ngắn Lão Hạc để làm rõ nhận định: Cuộc đời lão Hạc chồng chất những bi kịch: bi kịch làm cha và bi kịch làm người.

10 cách kết bài cho mọi đề NLXH của HSG

Viết kết bài trở nên đơn giản hơn nếu bạn biết vận dụng những cách làm dưới đây. Cùng tham khảo nhé!

Gợi ý kết bài cho mọi dạng so sánh hai tác phẩm văn học

Nếu bạn còn đang loay hoay không biết kết bài cho dạng đề so sánh như thế nào thì đừng bỏ qua bài viết gợi ý dưới đây nhé!

Gợi ý cách trả lời câu hỏi đọc hiểu để đạt điểm tối đa

Đọc hiểu là phần kiến thức quan trọng giúp các bạn học sinh dễ dàng "ăn điểm". Tuy nhiên, để trả lời chính xác cũng cần có phương pháp khoa học.

Gợi ý cách từng đoạn trong bài văn phân tích

Nếu bạn đang loay hoay không biết viết bài văn phân tích thế nào thì đây sẽ là gợi ý hữu ích dành cho bạn.

Gợi ý 7 mở bài áp dụng cho lý luận văn học

Hãy cùng tham khảo 7 mở bài dưới đây để đúc rút ra kinh nghiệm, kỹ năng cho chính bản thân mình khi viết mở bài lý luận văn học nhé!

Khi 'triết lý sống' của các quốc gia đi vào NLXH

Bạn biết không, mỗi quốc gia trên thế giới sẽ có những triết lý sống độc đáo, mang ý nghĩa đặc biệt riêng. Hãy cùng tìm hiểu để áp dụng cho bài NLXH của mình nhé.

Ưu điểm và nhược điểm của các nhân vật trong văn chương

Nhân vật văn chương thường phản ánh sâu sắc tính cách nhân loại. Vậy nên các nhân vật được xây dựng với nhiều nét ưu - nhược để phù hợp với hoàn cảnh, thời đại.

Tóm tắt quá trình thức tỉnh của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên

Quá trình thức tỉnh của Chí Phèo là nội dung được khắc họa rõ nét nhất, phản ánh tội ác của xã hội phong kiến xưa. Qua đó thể hiện ý nghĩa nhân văn sâu sắc về khát vọng sống tốt đẹp của con người.

Phân tích nhân vật Thị Nở để làm rõ quan điểm 'công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...'

Giải thích ý kiến: "Công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...". Hãy phân tích nhân vật Thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao để làm rõ ý kiến trên. 

Đề xuất