Cách niệm Phật trước khi ngủ như thế nào mới đúng?

Cách niệm Phật trước khi ngủ sẽ giúp chúng ta khép lại một ngày dài mệt mỏi với một tâm thế an yên nhất. Bài viết dưới đây chỉ cho bạn cách nhất tâm niệm Phật như thế nào cho đúng. Hãy cũng tham khảo nhé !

Hoa Nguyễn
Hoa Nguyễn 30/01
Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Cách niệm Phật trước khi ngủ

Cách niệm Phật trước khi ngủ rất đơn giản, trước hết chúng ta phải nhập Tâm được câu: Kinh Quán Âm. Nam Mô Viên Thông Giáo Chủ Đại Từ Đại Bi Quán Thế Quán Tự Đị Bồ Tát Ma Ha Tát.

Khi niệm Phật tại nhà, bạn cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Không niệm Phật trong tình trạng xay xỉn, không tỉnh táo.
  • Mặc quần áo vừa đủ, nằm ngay ngắn trên giường, tay để thả lỏng tự nhiên dọc thân, mắt từ từ nhắm lại.
  • Dùng mũi hít thật sâu khí vào bụng và thở ra bằng miệng. Không được thở quá chậm hoặc quá gấp mà phải thở tự nhiên.
  • Lặp lại đúng 3 lần: Hít bằng mũi, thở bằng miệng, khi chút hết khí từ bụng qua miệng chúng ta có cảm giác như mình đã trút bỏ được hết những lo toan mệt mỏi trong ngày.
  • Dùng ý niệm để đọc thầm câu Kinh Quán Âm đã học nhập Tâm.
  • Khi niệm Phật trước khi đu ngủ không cần đọc to, nếu chưa quen có thể nhẩm bằng miệng, quen rồi thì chỉ cần nhập tâm và tụng bằng tâm là được.

Khi mới niệm Phật trước khi ngủ thường xảy ra những trường hợp:

  • Càng niệm càng thấy Tâm loạn động.
  • Tụng Kinh với ý niệm cầu mong cho mình chóng ngủ.
  • Tụng được một hai hồi đã thấy chán nản, không muốn tụng nữa.
  • Vừa tụng vừa suy nghĩ linh tinh.
  • Vừa tụng vừa nảy sinh hoài nghi câu Kinh không có tác dụng.
cach-niem-phat-truoc-khi-
Các niệm Phật trước khi đi ngủ giúp cho chúng ta gột bỏ được hết mọi ưu phiền trong ngày

Cách để khắc chế những vấn đề trên:

Chúng ta tụng kinh không hiệu quả là do chúng ta để tâm mình quá nhiễu loạn. Từ đó cứ mải mê đeo đuổi theo những thứ khiến thân tâm bất động, trong khi đó bản tâm của con người vốn dĩ rất thanh tịnh.

Thông thường khi nhập tâm để đọc Kinh thì trong vòng 3-5 phút tự trong ý niệm của chúng ta sẽ vang lên tiếng của câu Kinh đó, càng ngày càng sáng rõ. Nếu cứ tiếp tục tụng thì ý niệm tròn sáng đó ngày một rõ dần, chúng ta sẽ thấy người mình tự dưng nhẹ bẫng, lâng lâng cho tới khi chìm vào giấc ngủ mà không hay biết.

Ý nghĩa của việc niệm phật trước khi đi ngủ

Cách niệm Phật trước khi ngủ tưởng chừng như đơn giản trên đây thực chất lại chẳng có mấy ai kiên trì làm được. Nếu bạn không thành tâm niệm Phật thì có tụng kinh đến hàng ngàn năm nữa thì cũng sẽ vô ích. Ngược lại, nếu nhất tâm niệm Phật thì sẽ mang lại rất nhiều lợi ích như:

Niệm Phật trước khi đi ngủ khiến tâm mê muội trở nên trong sáng

Tâm của chúng ta bị hết thảy những thứ phàm trần làm cho mê muội, chẳng khác gì nước bị bùn đen làm cho mờ đục. Muốn cho "nước đục hóa trong", không có cách nào tốt hơn việc thành tâm tụng Kinh niệm Phật mỗi ngày. Phương pháp này sẽ giúp cho các ý niệm đen tối trong tâm của chúng ta trở nên sáng suốt hơn.

Chưa dừng lại ở đó, Niệm Phật công đức còn lớn hơn nữa, một câu niệm Phật có thể thâu cả 3 tạng kinh điểm, hết thảy mọi thần chú,... Đức Phật Thích Ca Mâu Ni có dạy rằng: "Sau khi Phật nhập diệt, về thời kỳ mạt pháp, đến kiếp hoại, các kinh sẽ bị tiêu diệt hết, chỉ còn kinh Di-Ðà lưu truyền lại độ trăm năm rồi cũng diệt luôn. Lúc bấy giờ chỉ còn một câu niệm Phật gồm 6 chữ "Nam mô A-Di-Ðà Phật", mà đủ năng lực đưa chúng sanh về cõi "Cực-Lạc". 

cach-niem-phat-truoc-khi-
Một câu niệm Phật có thể thâu cả 3 tạng kinh điểm, hết thảy mọi thần chú...

Lời Phật dạy quả không sai, bằng chứng là có nhiều nhân vật vì chuyên trì một câu niệm Phật mà biết được ngày giờ và thấy được điềm lành trước khi vãng sanh.

Ba pháp môn tụng kinh, trì chú, niệm Phật, tuy không hoàn toàn giống nhau nhưng kết quả của nó lại có nét tương đồng. Phật tử có thể tùy theo trình độ và hoàn cảnh của mình mà tu 1, 2 hay 3 pháp ấy. 

Phật tử nên nhớ, khi miệng tụng kinh, trì chú, niệm Phật, tay gõ mõ, đánh chuông, lần chuỗi thì tâm trí phải được gột rửa hết bao ý nghĩa tà dâm, bất chính, đê hèn, và luôn nghi vào trong tâm trí hình ảnh của Đức Phật để noi gương ngài, mở lòng thương rộng lượng với chúng sinh. Nghĩ đến nỗi thống khổ của muôn loài và phát nguyện, đem sức mình ra ban vui cho tất cả. Đến khi thôi tụng niệm, trở lại với cuộc sống đời thường thì phải nhớ hành thiện, sao cho lời nói và hành động đi đôi với nhau. Không thể mồm tụng Kinh niệm Phật mà lại làm ra những chuyện trái ngược với lương tâm được.

Cách niệm Phật trước khi ngủ: Nhất tâm niệm Phật

Trong cuốn Tử Bách Lão Nhân Tập, đại sư Tử Bách Đại thời nhà Minh đã từng ghi:

"Nhất tâm là chỉ có một tâm niệm Phật. Nếu nhắm mắt liền quên thì niệm Phật như vậy dù có niệm một vạn năm cũng vô ích! Cần phải trong lúc ngủ cũng niệm Phật chẳng gián đoạn thì mới có phần thoát khổ nổi!

Nếu trong giấc ngủ chẳng niệm Phật được, quên mất đi thì khi mở mắt ra liền buồn khóc, nhỏm dậy ngay, đến ngay trước đức Phật dập đầu đến chảy cả máu, hoặc niệm ngàn tiếng, vạn tiếng, dốc cạn hết sức chính mình mới thôi. Làm như thế chừng hai ba chục lần thì tự nhiên trong khi ngủ mê mệt, niệm Phật cũng chẳng bị gián đoạn.

cach-niem-phat-truoc-khi-
Nhất tâm niệm Phật thì mới mong gặt hái được thành quả tốt đẹp

Người đời niệm Phật hoặc là hai, ba chục năm hoặc suốt đời niệm Phật mà đến lúc lâm chung lại thành vô dụng là do lúc ngủ nghỉ chẳng hề có ý niệm nhớ đến Phật. Người sống như đang tỉnh, người chết như mộng; bởi vậy, người nào trong mộng vẫn niệm Phật thì lúc lâm chung tự nhiên chẳng loạn vậy! Muốn khám nghiệm một cách chính xác xem mình niệm Phật có chơn thật hay không thì chỉ cần quan sát lúc mình hoan hỷ và phiền não thì biết rõ ràng ngay là Tâm mình chơn thật hay giả dối.

Ðại để, người Chơn Tâm Niệm Phật dù là lúc hoan hỷ hay phiền não thì tất nhiên vẫn “Niệm Niệm chẳng gián đoạn vì phiền não chẳng lay động người đó nổi, hoan hỷ cũng chẳng lay động người đó được” Phiền não lẫn hoan hỷ đều đã chẳng lay động nổi người đó thì trong cảnh sanh tử sẽ tự nhiên chẳng hoảng sợ. Nay người niệm Phật vừa mới gặp phải chút vui mừng, giận hờn đã vứt A Di Ðà Phật ra sau ót thì sao mà niệm Phật được linh nghiệm cơ chứ?

Nếu làm theo cách niệm Phật của tôi, thật sự có thể chẳng quên mất câu A Di Ðà Phật trong lúc yêu ghét, thế mà chẳng được lợi ích gì trong cuộc sống hằng ngày cũng như khi lâm chung chẳng được vãng sanh thì cái lưỡi của tôi ắt sẽ bị gãy nát vậy!

Nhận định: Pháp này rất diệu, muốn khám nghiệm “Tâm Niệm Phật” là chơn thật hay giả dối chỉ cần xét trong lúc hoan hỷ hay phiền não. Nếu như trong giấc ngủ, việc niệm Phật bị gián đoạn thì hãy nên dũng mãnh tinh tấn làm theo cách này thì hiện tại sẽ được lợi lạc, lâm chung tự được vãng sanh".

Tịnh tâm khi ngủ

Trước hết Phật tử phải luôn nghi nhớ câu này trong tâm: Nam Mô Viên Thông Giáo Chủ Đại Từ Đại Bi Quán Thế Âm Quán Tự Tại Đại Bồ Tát Ma Ha Tát. Khi bạn đã nhập tâm được câu Kinh trên thì chúng ta có thể tiến hành niệm Phật trước khi đi ngủ.

Hy vọng những cách niệm Phật trước khi đi ngủ trên đây sẽ giúp các Phật tử có thể thành tâm tụng Kinh niệm Phật tại nhà để trút bỏ đi những lo toan muộn phiền, khép lại một ngày dài bằng tâm thế an yên và một tinh thần sảng khoái nhất. 

Đọc thêm

Tây Phương Cực Lạc là nơi Phật A di đà cai trị. Mục đích cuối cùng của tu hành có lẽ là để "di dân" về cõi này, nơi không có khổ đau, chỉ có an nhiên tự tại. Tịnh độ này được đức Phật A Di Đà tạo dựng lên bằng thiện nghiệp của mình và thường được nhắc đến trong các kinh Đại thừa. Vậy Tây phương cực lạc có thật hay không?

Cõi Tây phương cực lạc có thật hay không?
0 Bình luận

Hầu đồng là một nét văn hóa đặc sắc trong tín ngưỡng thờ Mẫu. Về bản chất hầu đồng là một nghi thức giao tiếp với thần linh thông qua các ông bà đồng. Vậy cụ thể ai có thể tham gia hầu đồng và các nghi thức trong hầu đồng là gì?

Ai có thể tham gia hầu đồng và các nghi thức trong hầu đồng là gì?
0 Bình luận

Đức Phật từng dạy rằng, đức năng có thể thắng số phận. Con người chỉ cần hành thiện tích đức sẽ nhận được phúc báo, tiêu giảm nghiệp chướng. 

Số mệnh con người là gì và cải số mệnh có được không?
0 Bình luận

Tin liên quan

Theo giáo lý nhà Phật, nghiệp báo là nhân quả trong đường luân hồi. Những người làm nhiều việc ác bị báo ứng cả về vật chất lẫn tinh thần.

Nghiệp báo là gì và những hoạt động dẫn đến nghiệp báo theo giáo lý nhà Phật
0 Bình luận

Do nhiều người khi tu tập không trang bị đủ kiến thức, triết lý của giáo pháp như thực - tức giáo pháp cội rễ của đạo Phật mà dẫn đến những ngộ nhận, hiểu lầm không đúng.

20 ngộ nhận, hiểu lầm không đúng về đạo Phật mà nhiều người vẫn lầm tưởng
0 Bình luận

Áo cà sa là biểu tượng đặc trưng của Phật giáo thể hiện đạo hạnh của người tu hành, biểu tượng cho sự giác ngộ và được tứ chúng đồng tu hết sức tôn kính.

Nguồn gốc áo cà sa và giá trị tâm linh của áo cà sa
0 Bình luận


Bài mới

TS Phật học Khangser Rinpoche - tác giả 'Làm chủ cuộc đời, sống hạnh phúc' đến Việt Nam

Năm 2025, TS Phật học Khangser Rinpoche trở lại Việt Nam với chỗi Pháp hội quy mô lớn nhất từ trước đến nay nhằm lan tỏa về một hành trình tràn ngập tình yêu thương và hạnh phúc.

Ngài Khangser Rinpoche thăm và giảng pháp tại chùa Bái Đính và các địa phương

Pháp Hội 2025 do Tôn sư Khangser Rinpoche chủ trì sẽ diễn ra tại nhiều tỉnh thành trên cả nước từ tháng 3 đến đầu tháng 4/2025. Đây là cơ hội quý báu để Phật tử Việt Nam được tiếp cận và học hỏi giáo lý từ một bậc thầy uyên bác.

Hội Xuân Yên Tử vùng đất linh thiêng trong kí ức của người Việt từ xưa tới nay

Theo thông tin chính thức từ Ban tổ chức, Lễ hội Xuân Yên Tử 2025 được chính thức khai hội vào ngày 10, tháng Giêng, năm Ất Tỵ (tức ngày 07/02/2025) tại Trung tâm Văn hóa Trúc Lâm (xã Thượng Yên Công, TP Uông Bí) và kéo dài suốt ba tháng đầu năm.

Phật gia giảng 'tướng do tâm sinh': Tâm an thì đất bằng, không chấp cầu thì ung dung

Tướng tại tâm sinh, tâm an thì đất bằng, không chấp không cầu thì ung dung, tự tại. Đó là cái quy luật bất di bất dịch trong cuộc đời này...

Đức Phật giảng về 2 dạng người hiếm có khó tìm trên đời: Ai may mắn gặp nhất định phải học hỏi

Đức Phật nói "trên đời có hai hạng người tốt nhất. Một là hạng người không bao giờ lầm lỗi. Còn hạng thứ hai là biết mình lầm lỗi mà lo ăn năn, sám hối, tránh không tái phạm”.

Đức Phật dạy: Ngày nào tâm bình an ấy là ngày tốt

Nếu tin vào nhân quả thì ngày nào hội tụ đủ duyên lành thì đó là ngày tốt. Mỗi người luôn sống đạo đức, tạo phước thiện nhiều thì đó là ngày tốt. 

18 nhọt độc - Câu chuyện Phật giáo về luật nhân quả

Vì kiếp trước xem nhẹ mạng người vô tội nên kiếp này vị hòa thượng phải chịu nỗi đau đớn. Đó là luật nhân quả báo ứng.

Xin thầy hãy cởi trói cho con - Câu chuyện Phật giáo đáng suy ngẫm

Năm 12 tuổi, Tứ Tổ lên chùa nhờ Thiền sư Đạo Tín cởi trói. Khi nghe thiền sư nói một câu chí lý, Tứ Tổ lập tức thấy mình được giải thoát.

Đức Phật dạy: Phụ nữ só 5 nỗi khổ cần được thấu hiểu

Phụ nữ thân mang thiên chức làm mẹ nên có cấu trúc sinh lý đặc thù, làm phái yêu và dĩ nhiên có những nỗi khổ riêng khác biệt với phái mạnh.

Quy định về việc tấn phong Giáo phẩm Thượng tọa Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Tấn phong hàng giáo phẩm Thượng tọa đối với các vị Đại đức có tuổi đời từ 45 tuổi trở lên, tuổi đạo từ 25 hạ lạp trở lên, có đạo hạnh tốt, có công đức với đạo pháp và dân tộc, có đóng góp cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

3 nguyên tắc nhẩm niệm khi đứng trước Bồ Tát Quan Thế Âm để được phù hộ độ trì một đời bình an

Bạn hãy ghi nhớ 3 nguyên tắc khấn niệm Bồ Tát Quán Thế Âm dưới đây để có thể được Ngài phù hộ độ trì cho tai qua nạn khỏi, một đời bình an.

3 câu chuyện ngắn nơi cửa Phật giúp ngộ ra trí huệ thâm sâu của cả đời người

Những câu chuyện ngắn nơi cửa Phật dưới đây chứa đựng triết lý nhân sinh sâu sắc của cả đời người có thể giúp bạn ngộ ra nhiều điều.

Tổ thiện nguyện Hoa Sen: Cúng dường chư Tăng Ni mùa An cư kiết hạ

Ngày 23/6/2024, Tổ thiện nguyện Hoa Sen đã tổ chức thành công chương trình cúng dường chư Tăng Ni trong mùa an cư kiết hạ, một nét đẹp văn hoá trong Phật giáo. Đây là dịp các Tăng Ni thúc liễm thân tâm, trau dồi Tam vô lậu học (Giới - Định - Tuệ), tinh tấn tu đạo trong suốt 3 tháng.

GHPGVN kỷ luật Thượng tọa Thích Chân Quang: Cấm thuyết giảng dưới mọi hình thức trong 2 năm

Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã có biện pháp kỷ luật với Thượng tọa Thích Chân Quang, trong đó có nội dung không được thuyết giảng dưới mọi hình thức trong 2 năm.

Cửa thiền sáng chữ tâm của nhà sư Thích Minh Đạo

Thiền thất của nhà sư Thích Minh Đạo là mái nhà chung của trẻ em mồ côi, lang thang cơ nhỡ...

13 hạnh đầu đà hay 12 hạnh đầu đà?

13 pháp tu hạnh đầu đà cốt để tôi luyện thâm tâm, bằng cách diệt trừ lòng tham trước đối với ba vấn đề thiết yếu của cuộc sống thường nhật là cơm nước, quần áo và chỗ ở.

Đề xuất