Bí quyết "vàng" giúp 2K5 ghi điểm cao môn Ngữ văn tốt nghiệp THPT 2023

Chỉ còn ít ngày nữa là đến kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023. Các thí sinh hãy bỏ vào hành trang của mình bí quyết "vàng" giúp ghi điểm cao môn Văn dưới đây.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

1. ĐỌC VÀ PHÂN TÍCH KỸ ĐỀ

Đọc đề là bước nhất thiết học sinh phải làm khi làm bài thi, nhất là với môn Ngữ văn. Đọc đề để hiểu mình cần phải trả lời như thế nào, triển khai ra sao, viết theo hướng nào. 

Đặc biệt, nếu không đọc kỹ đề, phân tích kỹ những từ khóa thì bạn sẽ rơi vào nhầm lẫn không đáng đó. Bình tĩnh đọc đề đó cũng là một kỹ năng cần rèn luyện.

2. NHÁP DÀN Ý SƠ GIẢN TRƯỚC KHI VIẾT

Đừng quên lập dàn ý trước khi viết văn nhé. Việc lập dàn ý sẽ giúp bạn không bị bỏ sót những luận điểm quan trọng của bài văn.

3. LUÔN CẦN CÓ LUẬN ĐIỂM RÕ RÀNG

Trong quá trình chấm bài, giáo viên phải đảm nhận đọc đến cả trăm bài viết. Sự lặp lại liên tục đôi khi khiến người đọc nhàm chán. Với một bài văn có luận điểm rõ ràng, ý tứ được thể hiện sắc nét trong đoạn văn thì giáo viên dễ hài lòng và cho điểm cao.

Lời khuyên: Khi làm bài thi Ngữ văn yêu cầu không cần quá trau chuốt về từ ngữ, nhưng phải rõ ràng, mạch lạc, bật lên được ý ở từng đoạn. Triển khai luận điểm logic, chặt chẽ...

4. MỞ BÀI HẤP DẪN SẼ DỄ ĂN ĐIỂM

Các bạn nên nhớ "đầu xuôi đuôi lọt", ấn tượng ban đầu tốt đẹp sẽ giúp ích rất nhiều cho những cảm nhận về sau. Viết văn cũng thế, mở bài hay sẽ khiến người chấm ấn tượng và muốn đọc phần tiếp theo. 

Mẹo nhỏ: Bạn nên viết trước mở bài trong lúc ôn tập ở từng văn bản cụ thể. Sau đó dựa theo mở bài ấy để biến tấu từng dạng đề khác nhau.  Nên dùng câu thơ, lời văn, trích dẫn để làm mở bài sinh động, có sự liên hệ hơn.

bi-quyet-vang-giup-2k5-ghi-diem-cao-mon-ngu-van-tot-nghiep-thpt-2023-0

5. NHỮNG NGUYÊN TẮC CẦN TUÂN THỦ TUYỆT ĐỐI

Bạn nên tuân thủ một số “quy tắc ngầm” mà các anh chị đã từng đạt điểm tốt trong kỳ thi năm trước truyền lại:

+ Hạn chế tẩy xóa.

+ Tránh các lỗi sai về chính tả, ngữ pháp, câu văn cộc lốc, không có chủ – vị.

+ Diễn đạt ý rõ ràng, không mập mờ, gây hiểu lầm cho người đọc, câu văn sau phải làm rõ ý cho câu văn trước.

+ Sử dụng từ ngữ đúng tình huống và hoàn cảnh.

+ Viết đủ ý quan trọng hơn viết dài.

7. PHÂN BỔ THỜI GIAN LÀM BÀI THI HỢP LÝ

Đây là yếu tố quan trọng khi làm bài thi Ngữ văn. Theo kinh nghiệm của nhiều thầy cô, thậm chí là học sinh giỏi Ngữ văn cũng có lúc mắc lỗi này và nó ảnh hưởng lớn đến kết quả thi.

Để tránh được lỗi đó, các thí sinh cần đọc kỹ đề thi một lượt, xác định điểm và thời gian làm cho từng câu. Thời gian làm bài môn thi Ngữ văn là 120 phút. Với cấu trúc đề quen thuộc 2 phần: Đọc - hiểu (3 điểm) và Làm văn (7 điểm), thí sinh cần có sự đầu tư đúng mức cho tất cả các phần, tránh mất thời gian quá nhiều cho riêng một nội dung nào.

8. RÈN LUYỆN KỸ NĂNG HÀNG NGÀY VỚI NHIỀU DẠNG ĐỀ

Để bài làm được điểm cao thì không thể thiếu việc rèn luyện hằng ngày được. Khi luyện viết, luyện nhiều dạng đề hằng ngày sẽ đồng nghĩa với việc bạn nắm chắc các cấu trúc riêng của chúng. Nhờ vậy, bước vào phòng thi bạn cũng sẽ tự tin hơn.

9. "ĂN" ĐIỂM TRÌNH BÀY MỘT CÁCH TUYỆT ĐỐI

Thứ nhất, đảm bảo đúng nguyên tắc hình thức 1 đoạn văn, một bài văn. Đoạn văn không được phép xuống dòng, có câu mở đầu và đoạn kết. Nên viết theo lối diễn dịch để thể hiện rõ quan điểm cá nhân. Đối với bài văn thì rõ bố cục mở bài - thân bài - kết bài. Vì các giáo viên chấm theo barem trình bày bố cục.

Thứ hai, có thể kẻ/gấp nếp lề từ 1,5-2cm tính từ mép trái giấy thi (sử dụng thước kẻ 30cm). Việc này sẽ giúp người chấm có khoảng không gian để ghi điểm sang bên cạnh đồng thời nó cũng khiến bài viết trở nên thoáng đãng, rõ ràng hơn. Ngoài ra, việc kẻ lề cũng giúp các bạn "ăn gian" một chút xíu diện tích giấy thi, lúc này viết văn sang tờ thứ 2, thứ 3 trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.

Thứ ba, áp dụng triệt để quy tắc "câu cách câu 2 dòng, ý cách ý 1 dòng". Ví dụ: Khi bạn làm xong câu 1 phần đọc hiểu bạn nên cách ra 2 dòng để bắt đầu câu 2 nghị luận xã hội. Tương tự, khi làm xong ý 1 bạn nên cách ra 1 dòng để làm tiếp ý 2. Việc này sẽ khiến bài viết được thoáng đãng, không ríu rít giữa các phần, đặc biệt ở những phút cuối cùng khi làm bài bạn chợt nhớ ra cần bổ sung thêm ý gì đó thì những dòng trống này sẽ là "cứu tinh" cho điểm trình bày của bạn đó!

Thứ tư, hạn chế tối đa việc gạch xóa, sai chính tả. Chữ bạn có thể hơi xấu nhưng bắt buộc phải dễ đọc.

10. KHÔNG ĐƯỢC BỎ CÂU NÀO

Với đặc thù của môn thi tự luận và cách thức đổi mới đề thi hiện tại, đề thi khuyến khích thí sinh nêu rõ quan điểm và tư duy cá nhân. Do đó, bạn không nên bỏ bất cứ một câu hỏi hoặc một phần nào, bởi chỉ cần nêu rõ cách hiểu, cách nghĩ về vấn đề (hoặc nhận định, đánh giá về tác phẩm văn học) thì chắc chắn sẽ chạm được đến yêu cầu của đề, có thể giúp bạn lấy được điểm của phần đó.

11. CHÚ TRỌNG TÍNH SÁNG TẠO

Sáng tạo trong bài thi Văn sẽ mang lại cho bạn điểm cao. Có nhiều yếu tố cấu thành nên sự sáng tạo: lối diễn đạt, dẫn chứng, bố cục, luận điểm, ngôn từ... Trong một đoạn văn các bạn nên đa dạng hóa kiểu câu, bên cạnh câu đơn, câu tường thuật, nên dùng câu phức, cảm thán, câu hỏi tu từ nhằm tạo ra giọng điệu mới; các bạn cũng nên sử dụng các dẫn chứng thực tế, gần gũi cho bài Nghị luận xã hội, hay những chi tiết trong các tác phẩm văn thơ khác để so sánh và làm nổi bật hơn tác phẩm được yêu cầu phân tích song không nên dùng những dẫn chứng quá quen thuộc, quá phổ biến dễ gây nhàm chán; ngôn từ nên đa dạng linh hoạt và chính xác...

 12. CHUẨN BỊ TINH THẦN THOẢI MÁI, TRÁNH ÁP LỰC

Chẳng có ai không học chữ nào mà đạt điểm cao được. Vì vậy, bạn cần có sự chuẩn bị thật chu đáo và nghiêm túc với kỳ thi. Việc chuẩn bị ở đây vừa là tinh thần, vừa là các dụng cụ mang vào phòng thi để bạn có thể làm bài với tâm thế yên tâm và thoải mái nhất.

Khi vào phòng thi, hãy bỏ hết lại những lo lắng và muộn phiền bên ngoài, chỉ mang theo kiến thức và một tinh thần thoải mái nhất. Khi đó, bạn mới có đủ tỉnh táo để làm bài thật tốt.

Xem thêm: Thủ khoa khối C toàn quốc 2022 bật mí cách ôn thi văn đạt 9,75 điểm

Đọc thêm

Kỳ thi Đại học Trung Quốc được đánh giá là kỳ thi vô cùng khó khăn. Và các đề thi của nước này cũng rất sáng tạo, độc đáo, nhất là môn Văn. 

Cùng 'thẩm' đề thi văn ĐH ở Trung Quốc: Đúng là cường quốc ngôn tình đến đề thi cũng tinh hoa cỡ này
0 Bình luận

Nói về bài thi Ngữ văn ĐH đạt điểm 10 này, cả hai giám khảo chấm bài đều tấm tắc khen, nhất là về việc hành văn, tư duy làm bài sáng tạo, chất văn bay bổng, cảm xúc.

Bài thi văn điểm 10 của thí sinh từng đỗ ĐH Đà Nẵng, giám khảo tấm tắc khen
0 Bình luận

Chuỗi cửa hàng sống xanh Limart Zero Waste thành lập cách đây 4 năm được những người khiếm thị vận hành khiến dân tình không khỏi nể phục.

Chuỗi cửa hàng xanh do người khiếm thị vận hành: Lan tỏa ý thức bảo vệ môi trường
0 Bình luận


Bài mới

Gợi ý 10 mẫu mở bài Chí Phèo thức tỉnh, mời bạn cùng tham khảo!

Trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, quá trình thức tỉnh của Chí Phèo chính là đoạn thể hiện rõ nét giá trị nhân đạo và ý nghĩa nhân văn. Hãy cùng tham khảo 10 mở bài cho phân đoạn này nhé.

Bắt trend nghị luận xã hội về 'lối sống thư giãn'

Lối sống thư giãn "Chill guy" đang là cụm từ được tìm kiếm rất nhiều trên mạng xã, hãy cùng tham khảo một bài NLXH về lối sống này nhé!

LLVH: 'Đọc thơ, cảm được âm điệu, xem như đã nhập được vào cái hồn thơ...'

Bằng những hiểu biết về Thơ mới đã được học hãy bình luận ý kiến: "Đọc thơ, cảm được âm điệu...".

Hé lộ cách chuyển ý mượt mà trong bài NLXH

Nếu bạn chưa biết cách chuyển ý từ đoạn văn này sang đoạn văn khác thì đừng bỏ qua bài viết này nhé. Lưu ngay lại để vận dụng!

Gợi ý viết nghị luận văn học 200 chữ về thơ

Nghị luận văn học 200 chữ về thơ không khó viết, song bạn cần phải biết được phương pháp để có bài viết chuẩn chỉ và hấp dẫn nhất. Hãy cùng tham khảo nhé!

Chí Phèo và bi kịch khi bị cự tuyệt quyền làm người

Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người đó là sự mâu thuẫn giữa khát vọng quay trở lại làm một con người, khát khao được đối xử như một con người nhưng không được của Chí Phèo.

Cuộc đời Lão Hạc chồng chất bi kịch: Bi kịch làm cha và bi kịch làm người

Phân tích truyện ngắn Lão Hạc để làm rõ nhận định: Cuộc đời lão Hạc chồng chất những bi kịch: bi kịch làm cha và bi kịch làm người.

10 cách kết bài cho mọi đề NLXH của HSG

Viết kết bài trở nên đơn giản hơn nếu bạn biết vận dụng những cách làm dưới đây. Cùng tham khảo nhé!

Gợi ý kết bài cho mọi dạng so sánh hai tác phẩm văn học

Nếu bạn còn đang loay hoay không biết kết bài cho dạng đề so sánh như thế nào thì đừng bỏ qua bài viết gợi ý dưới đây nhé!

Gợi ý cách trả lời câu hỏi đọc hiểu để đạt điểm tối đa

Đọc hiểu là phần kiến thức quan trọng giúp các bạn học sinh dễ dàng "ăn điểm". Tuy nhiên, để trả lời chính xác cũng cần có phương pháp khoa học.

Gợi ý cách từng đoạn trong bài văn phân tích

Nếu bạn đang loay hoay không biết viết bài văn phân tích thế nào thì đây sẽ là gợi ý hữu ích dành cho bạn.

Gợi ý 7 mở bài áp dụng cho lý luận văn học

Hãy cùng tham khảo 7 mở bài dưới đây để đúc rút ra kinh nghiệm, kỹ năng cho chính bản thân mình khi viết mở bài lý luận văn học nhé!

Khi 'triết lý sống' của các quốc gia đi vào NLXH

Bạn biết không, mỗi quốc gia trên thế giới sẽ có những triết lý sống độc đáo, mang ý nghĩa đặc biệt riêng. Hãy cùng tìm hiểu để áp dụng cho bài NLXH của mình nhé.

Ưu điểm và nhược điểm của các nhân vật trong văn chương

Nhân vật văn chương thường phản ánh sâu sắc tính cách nhân loại. Vậy nên các nhân vật được xây dựng với nhiều nét ưu - nhược để phù hợp với hoàn cảnh, thời đại.

Tóm tắt quá trình thức tỉnh của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên

Quá trình thức tỉnh của Chí Phèo là nội dung được khắc họa rõ nét nhất, phản ánh tội ác của xã hội phong kiến xưa. Qua đó thể hiện ý nghĩa nhân văn sâu sắc về khát vọng sống tốt đẹp của con người.

Phân tích nhân vật Thị Nở để làm rõ quan điểm 'công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...'

Giải thích ý kiến: "Công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...". Hãy phân tích nhân vật Thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao để làm rõ ý kiến trên. 

Đề xuất