"Bí kíp" đọc hiểu văn bản truyện để "ăn" trọn điểm đề thi tốt nghiệp

Chỉ khi nắm bắt được rõ phương pháp đọc - hiểu văn bản truyện thì các bạn học sinh mới có thể đưa ra đáp án chính xác, lấy trọn điểm trong bài thi.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Ở bài viết này, chúng tôi xin chia sẻ đến các bạn học sinh (nhất là học sinh 2k5) về những yếu tố cơ bản của văn bản truyện.

1. Về nhân vật

Nhân vật là hình tượng các cá thể con người trong tác phẩm, được nhà văn nhận thức, tái tạo, thể hiện bằng các phương tiện riêng của nghệ thuật ngôn ngữ.

Nhân vật văn học là một hình tượng nghệ thuật ước lệ, được ta nhận ra bởi nhiều dấu hiệu khác nhau như: Tên, diện mạo, hành động - cử chỉ, ngôn ngữ, số phận. 

Tất cả những yếu tố trên tạo nên tính cách mang tính khái quát cao, ví dụ: Chị Dậu (người phụ nữ rách rưới, khổ sở); Chí Phèo (người nông dân say rượu, ăn vạ, tha hóa); Từ Hải (oan ức).... 

Bi-kip-doc-hieu-van-ban-truyen-de-an-tron-diem-de-thi-tot-nghiep-7

Nhân vật đóng vai trò quan trọng trong văn bản truyện. Chức năng cơ bản là miêu tả và khái quát các loại tính cách xã hội, đưa người đọc vào thế giới khác nhau của đời sống. Ngoài ra, nhân vật còn có chức năng biểu hiện quan niệm nghệ thuật của nhà văn về thế giới con người, chức năng tạo nên mối liên hệ giữa các sự kiện trong tác phẩm, tạo ra cốt truyện.

2. Về sự kiện và cốt truyện

Sự kiện (biến cố)

Đó là những hành vi, việc làm của nhân vật hay sự việc xảy ra đối với nhân vật dẫn đến hậu quả làm biến đổi hay bộc lộ một ý nghĩ nào đó.

Ví dụ: Kiều du xuân gặp mộ Đạm Tiên, sau đó gặp Kim Trọng và tình yêu nảy nở. Đây là hai sự kiện có ảnh hưởng sâu sắc đến toàn bộ đời Kiều.

Sự kiện trong văn học thường có ý nghĩa tượng trưng sâu sắc về nhân sinh, xã hội. Ví dụ: Sự kiện 1945, người chết ngả rạ, nhà anh Tràng lại nhặt được vợ (sự kiện trở thành cốt truyện). 

Cốt truyện

Đây là chuỗi các sự kiện được tạo dựng trong một tác phẩm. Cốt truyện có 2 tính chất:

- Tính liên tục hữu hạn trong trật tự thời gian, từ đầu cho đến khi truyện kết thúc.

- Các sự kiện có mối quan hệ nhân quả hoặc quan hệ bộc lộ ý nghĩa nào đó mà nhà văn muốn thể hiện.

Ví dụ: Cốt truyện "Chí Phèo" được xây dựng bằng sự xuất hiện năm lần bảy lượt của sự kiện: Các sự kiện vừa có tính liên tục, vừa có tính nhân quả, thể hiện một cuộc đời, một số phận nhân vật.

Vậy, cốt truyện có chức năng gắn kết các sự kiện thành chuỗi, bộc lộ các xung đột, mâu thuẫn của con người, tạo ra ý nghĩa nhân sinh, gây hấp dẫn.

Bi-kip-doc-hieu-van-ban-truyen-de-an-tron-diem-de-thi-tot-nghiep-6

3. Về hoàn cảnh

– Hoàn cảnh hẹp: hoàn cảnh giao tiếp trong tác phẩm

– Hoàn cảnh rộng: hoàn cảnh lịch sử, xã hội khi tác phẩm ra đời.

4. Về đề tài, chủ đề

Đề tài

Đây là phạm vi hiện thực đời sống được tác giả miêu tả trong tác phẩm văn học, mang ý nghĩa khái quát cao. Đề tài có tầm quan trọng rất lớn, nếu chưa nhận ra đề tài thì chưa thể bước tiếp đến hình tượng tác phẩm. 

Phạm vi đề tài có thể rộng hoặc cũng có thể hẹp: 

– Giới hạn bề ngoài.

– Phương tiện bên trong: cuộc sống nào, con người nào được tác giả miêu tả trong tác phẩm. “Tắt đèn” thể hiện cuộc sống bế tắc, bi kịch đói cơm rách áo của người nông dân trước cách mạng; “Sống mòn” phản ánh cuộc sống quẫn bách, mòn mỏi của tầng lớp trí thức nghèo trước cách mạng; Ơ-giê-ni-grăng đê là những tâm bi kịch trong gia đình tư sản thời kỳ tích luỹ TBCN…

Đề tài là một phương diện nội dung của tác phẩm, là đối tượng đã được nhận thức, là kết quả lựa chọn của nhà văn, là sự khái quát về phạm vi xã hội, lịch sử của đời sống được phản ánh trong tác phẩm.

Đề tài không những gắn với hiện thực khách quan mà còn do lập trường tư tưởng và vốn sống của tác giả quy định.

Chủ đề

Đây là một số nét tư tưởng lặp đi lặp lại trong tác phẩm của nhà văn. Nó thể hiện bản sắc tư duy, chiều sâu tư tưởng, khả năng thâm nhập vào bản chất của đời sống.

Cùng một chủ đề nhưng mỗi nhà văn có một cách đề cập khác nhau. Ví dụ: Chủ đề người nông dân trước cách mạng tháng Tám: 

- “Tắt đèn”: bi kịch đói cơm rách áo, tác giả lên tiếng đòi một cuộc sống vật chất tối thiểu cho con người, ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của người nông dân…

- “Chí Phèo”: bi kịch tinh thần, tiếng kêu cứu của con người đòi được sống lương thiện…

Chủ đề góp phần rất quan trọng trong việc tạo ra giá trị và sức sống cho tác phẩm.

Xem thêm: Nếu muốn thấy cầu vồng, phải chấp nhận những cơn mưa

Đọc thêm

Bắt kịp sự chuyển mình của văn học thời hậu chiến, "Hồn Trương Ba, da hàng thịt" vừa xoay quanh những câu chuyện thế sự, vừa khai thác thế giới nội tâm con người. Từ đó, đưa ra triết lý nhân sinh sâu sắc.

Triết lý nhân sinh qua cuộc hoán đổi 'Hồn Trương Ba, da hàng thịt'
0 Bình luận

Ngoài đời, nhà văn Nguyễn Tuân không phải người quá nghiền phở. Nhưng trong những trang viết, ông nói về phở nhiều.

Nhà văn Nguyễn Tuân và chuyện về phở
0 Bình luận

Nếu các bạn 2k5 chưa biết cách mở bài lý luận văn học thế nào cho hấp dẫn thì hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé.

3 mở bài cực hay cho đề về chức năng văn chương: 2k5 biết chưa?
0 Bình luận


Bài mới

Gợi ý 10 mẫu mở bài Chí Phèo thức tỉnh, mời bạn cùng tham khảo!

Trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, quá trình thức tỉnh của Chí Phèo chính là đoạn thể hiện rõ nét giá trị nhân đạo và ý nghĩa nhân văn. Hãy cùng tham khảo 10 mở bài cho phân đoạn này nhé.

Bắt trend nghị luận xã hội về 'lối sống thư giãn'

Lối sống thư giãn "Chill guy" đang là cụm từ được tìm kiếm rất nhiều trên mạng xã, hãy cùng tham khảo một bài NLXH về lối sống này nhé!

LLVH: 'Đọc thơ, cảm được âm điệu, xem như đã nhập được vào cái hồn thơ...'

Bằng những hiểu biết về Thơ mới đã được học hãy bình luận ý kiến: "Đọc thơ, cảm được âm điệu...".

Hé lộ cách chuyển ý mượt mà trong bài NLXH

Nếu bạn chưa biết cách chuyển ý từ đoạn văn này sang đoạn văn khác thì đừng bỏ qua bài viết này nhé. Lưu ngay lại để vận dụng!

Gợi ý viết nghị luận văn học 200 chữ về thơ

Nghị luận văn học 200 chữ về thơ không khó viết, song bạn cần phải biết được phương pháp để có bài viết chuẩn chỉ và hấp dẫn nhất. Hãy cùng tham khảo nhé!

Chí Phèo và bi kịch khi bị cự tuyệt quyền làm người

Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người đó là sự mâu thuẫn giữa khát vọng quay trở lại làm một con người, khát khao được đối xử như một con người nhưng không được của Chí Phèo.

Cuộc đời Lão Hạc chồng chất bi kịch: Bi kịch làm cha và bi kịch làm người

Phân tích truyện ngắn Lão Hạc để làm rõ nhận định: Cuộc đời lão Hạc chồng chất những bi kịch: bi kịch làm cha và bi kịch làm người.

10 cách kết bài cho mọi đề NLXH của HSG

Viết kết bài trở nên đơn giản hơn nếu bạn biết vận dụng những cách làm dưới đây. Cùng tham khảo nhé!

Gợi ý kết bài cho mọi dạng so sánh hai tác phẩm văn học

Nếu bạn còn đang loay hoay không biết kết bài cho dạng đề so sánh như thế nào thì đừng bỏ qua bài viết gợi ý dưới đây nhé!

Gợi ý cách trả lời câu hỏi đọc hiểu để đạt điểm tối đa

Đọc hiểu là phần kiến thức quan trọng giúp các bạn học sinh dễ dàng "ăn điểm". Tuy nhiên, để trả lời chính xác cũng cần có phương pháp khoa học.

Gợi ý cách từng đoạn trong bài văn phân tích

Nếu bạn đang loay hoay không biết viết bài văn phân tích thế nào thì đây sẽ là gợi ý hữu ích dành cho bạn.

Gợi ý 7 mở bài áp dụng cho lý luận văn học

Hãy cùng tham khảo 7 mở bài dưới đây để đúc rút ra kinh nghiệm, kỹ năng cho chính bản thân mình khi viết mở bài lý luận văn học nhé!

Khi 'triết lý sống' của các quốc gia đi vào NLXH

Bạn biết không, mỗi quốc gia trên thế giới sẽ có những triết lý sống độc đáo, mang ý nghĩa đặc biệt riêng. Hãy cùng tìm hiểu để áp dụng cho bài NLXH của mình nhé.

Ưu điểm và nhược điểm của các nhân vật trong văn chương

Nhân vật văn chương thường phản ánh sâu sắc tính cách nhân loại. Vậy nên các nhân vật được xây dựng với nhiều nét ưu - nhược để phù hợp với hoàn cảnh, thời đại.

Tóm tắt quá trình thức tỉnh của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên

Quá trình thức tỉnh của Chí Phèo là nội dung được khắc họa rõ nét nhất, phản ánh tội ác của xã hội phong kiến xưa. Qua đó thể hiện ý nghĩa nhân văn sâu sắc về khát vọng sống tốt đẹp của con người.

Phân tích nhân vật Thị Nở để làm rõ quan điểm 'công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...'

Giải thích ý kiến: "Công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...". Hãy phân tích nhân vật Thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao để làm rõ ý kiến trên. 

Đề xuất