Bật mí 3 "mẹo" để học Văn chủ động

Chương trình SGK mới định hướng phát triển năng lực và phẩm chất thay vì chỉ vun bồi kiến thức. Các bạn học sinh những khóa đầu tiên được học chương trình mới cần phải nắm được các "mẹo" học văn chủ động.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Tổng hợp và chắt lọc "tài liệu"

Chúng ta có nhiều nguồn tài liệu khác nhau: Sách giáo khoa, sách tham khảo, internet, lời giảng của các thầy cô… Hãy luôn nắm được phần tinh tuý, cốt lõi trong những tài liệu đó, việc học của chúng mình sẽ trở nên dễ dàng hơn nhiều. 

Ví dụ, trong SGK Ngữ văn 11, tập 1 (Bộ sách KNTT), bài đọc “Tràng giang” (Huy Cận) có phần giới thiệu thông tin về tác giả (tr. 60), mình thường chỉ hướng dẫn HS tập trung vào các nét phong cách nghệ thuật đặc thù của nhà thơ (Giàu chất suy tưởng, tràn đầy cảm xúc về vũ trụ; thơ ông có sự giao thoa giữa phương Đông – phương Tây, cổ điển - hiện đại, chất lãng mạn - chất tượng trưng) và vị trí của ông trong dòng chảy văn học nghệ thuật (Có đóng góp xuất sắc cho 1) Phong trào Thơ mới và 2) nền thơ cách mạng Việt Nam). Các thông tin này cũng được ghi chép rất ngắn gọn. Khi đưa các thông tin này vào bài làm, HS chúng mình sẽ tự diễn giải, phát triển từ các ý cốt lõi. 

Các thông tin còn lại (quê quán, chức vụ chính trị, đời tư…) các em có thể biết nhưng không bắt buộc phải ghi nhớ. 

Tương tự như vậy, với bất cứ “tài liệu” nào, hãy xử lí để chắt lọc ra phần tinh hoa. 

Năng lực cảm nhận

Với chương trình mới, các em sẽ kiểm tra, đánh giá với các ngữ liệu chưa hề xuất hiện trong SGK, nên sẽ tránh được hiện tượng tiêu cực là cô thầy cảm nhận hộ. 

Năng lực cảm nhận được trau dồi không chỉ trong văn học, mà còn trong đời sống. Thấy vẻ đẹp trong thiên nhiên, thấy cảm động trong phút giờ chia ly, thấy trân trọng những công sức mình hằng đổ ra, ấy tất cả đều là những điều đẹp đẽ mà chúng ta cảm nhận được trong cuộc đời. Văn học cũng như một mô hình thế giới, mà ở đó chúng ta cảm nhận được nhiều điều. 

Năng lực phân tích

Bằng cách đặt câu hỏi, chúng mình có thể mài sắc năng lực phân tích của bản thân. Trong môn Ngữ văn, có 2 câu hỏi rất phổ biến thường được sử dụng: 

- Câu hỏi “Như thế nào?”: Bức tranh thiên nhiên đã được miêu tả như thế nào? Sự tương phản giữa các hình ảnh đã được triển khai trong khổ thơ tiếp theo như thế nào? 

- Câu hỏi “Vì sao?”: Vì sao nhân vật lại nảy sinh mâu thuẫn với cuộc đời? Vì sao bài thơ được coi là sáng tác tiêu biểu cho phong cách của Huy Cận? 

Với 3 chìa khoá mũi chọn này, chúc các em làm chủ chương trình Ngữ văn mới!

(Theo Đường vào Văn học - Học Văn cô Giang)

Xem thêm: Bật mí cách học văn để duy trì điểm 8+

Đọc thêm

"Quay xe" - cụm từ gây ám ảnh mọi thế hệ học sinh. Nếu như Bộ GD&ĐT thay đổi cách ra đề trong năm nay thì các bạn 2k5 phải làm sao?

Nếu Bộ 'quay xe', 2k5 cần học văn như thế nào?
0 Bình luận

Tổ quốc là điểm tựa để người ta bay cao bay xa trên bầu trời tri thức. Đồng thời, mẹ Tổ quốc luôn đón chào những đứa con xa trở về với khát vọng dựng xây. 

Học vấn không có quê hương nhưng người học phải có Tổ quốc
0 Bình luận

Dưới đây là "bí kíp" đạt 9,25 điểm văn của một bạn học sinh trong lớp học văn của chị Hiên. Chúng tôi xin chia sẻ lại để các bạn tham khảo.

Làm sao để một sĩ tử không thích học văn vẫn đạt 9,25 trong kỳ thi THPTQG?
0 Bình luận


Bài mới

Gợi ý 10 mẫu mở bài Chí Phèo thức tỉnh, mời bạn cùng tham khảo!

Trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, quá trình thức tỉnh của Chí Phèo chính là đoạn thể hiện rõ nét giá trị nhân đạo và ý nghĩa nhân văn. Hãy cùng tham khảo 10 mở bài cho phân đoạn này nhé.

Bắt trend nghị luận xã hội về 'lối sống thư giãn'

Lối sống thư giãn "Chill guy" đang là cụm từ được tìm kiếm rất nhiều trên mạng xã, hãy cùng tham khảo một bài NLXH về lối sống này nhé!

LLVH: 'Đọc thơ, cảm được âm điệu, xem như đã nhập được vào cái hồn thơ...'

Bằng những hiểu biết về Thơ mới đã được học hãy bình luận ý kiến: "Đọc thơ, cảm được âm điệu...".

Hé lộ cách chuyển ý mượt mà trong bài NLXH

Nếu bạn chưa biết cách chuyển ý từ đoạn văn này sang đoạn văn khác thì đừng bỏ qua bài viết này nhé. Lưu ngay lại để vận dụng!

Gợi ý viết nghị luận văn học 200 chữ về thơ

Nghị luận văn học 200 chữ về thơ không khó viết, song bạn cần phải biết được phương pháp để có bài viết chuẩn chỉ và hấp dẫn nhất. Hãy cùng tham khảo nhé!

Chí Phèo và bi kịch khi bị cự tuyệt quyền làm người

Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người đó là sự mâu thuẫn giữa khát vọng quay trở lại làm một con người, khát khao được đối xử như một con người nhưng không được của Chí Phèo.

Cuộc đời Lão Hạc chồng chất bi kịch: Bi kịch làm cha và bi kịch làm người

Phân tích truyện ngắn Lão Hạc để làm rõ nhận định: Cuộc đời lão Hạc chồng chất những bi kịch: bi kịch làm cha và bi kịch làm người.

10 cách kết bài cho mọi đề NLXH của HSG

Viết kết bài trở nên đơn giản hơn nếu bạn biết vận dụng những cách làm dưới đây. Cùng tham khảo nhé!

Gợi ý kết bài cho mọi dạng so sánh hai tác phẩm văn học

Nếu bạn còn đang loay hoay không biết kết bài cho dạng đề so sánh như thế nào thì đừng bỏ qua bài viết gợi ý dưới đây nhé!

Gợi ý cách trả lời câu hỏi đọc hiểu để đạt điểm tối đa

Đọc hiểu là phần kiến thức quan trọng giúp các bạn học sinh dễ dàng "ăn điểm". Tuy nhiên, để trả lời chính xác cũng cần có phương pháp khoa học.

Gợi ý cách từng đoạn trong bài văn phân tích

Nếu bạn đang loay hoay không biết viết bài văn phân tích thế nào thì đây sẽ là gợi ý hữu ích dành cho bạn.

Gợi ý 7 mở bài áp dụng cho lý luận văn học

Hãy cùng tham khảo 7 mở bài dưới đây để đúc rút ra kinh nghiệm, kỹ năng cho chính bản thân mình khi viết mở bài lý luận văn học nhé!

Khi 'triết lý sống' của các quốc gia đi vào NLXH

Bạn biết không, mỗi quốc gia trên thế giới sẽ có những triết lý sống độc đáo, mang ý nghĩa đặc biệt riêng. Hãy cùng tìm hiểu để áp dụng cho bài NLXH của mình nhé.

Ưu điểm và nhược điểm của các nhân vật trong văn chương

Nhân vật văn chương thường phản ánh sâu sắc tính cách nhân loại. Vậy nên các nhân vật được xây dựng với nhiều nét ưu - nhược để phù hợp với hoàn cảnh, thời đại.

Tóm tắt quá trình thức tỉnh của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên

Quá trình thức tỉnh của Chí Phèo là nội dung được khắc họa rõ nét nhất, phản ánh tội ác của xã hội phong kiến xưa. Qua đó thể hiện ý nghĩa nhân văn sâu sắc về khát vọng sống tốt đẹp của con người.

Phân tích nhân vật Thị Nở để làm rõ quan điểm 'công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...'

Giải thích ý kiến: "Công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...". Hãy phân tích nhân vật Thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao để làm rõ ý kiến trên. 

Đề xuất