Bàn về vấn đề "đôi mắt" trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao

"Vẫn giữ đôi mắt ấy để nhìn đời thì càng đi nhiều, càng quan sát lắm, người ta chỉ càng thêm chua chát và chán nản", nhà văn Nam Cao.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

“Đôi mắt” là tác phẩm được trích trong tập “Nhật ký ở rừng” do Nam Cao sáng tác vào năm 1948. Truyện ngắn lúc đầu mang tên “Tiên sư anh Tào Tháo” nhưng nghĩ lại, Nam Cao đã đổi tên thiên truyện này.

Vấn đề “đôi mắt” trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao gắn liền với thế giới quan, nhân sinh quan của nhà văn. Nó cũng chính là quan điểm, là tấm lòng của nhà văn đối với Tổ quốc, dân tộc và nhân loại. Sở dĩ “Truyện Kiều” trở thành tác phẩm bất hủ là vì Nguyễn Du “có con mắt trông thấu cả sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời” như người xưa đã ngợi ca.

ban-ve-van-de-doi-mat-trong-truyen-ngan-cung-ten-cua-nam-cao-0

Dù cùng là nhà văn, từng là bạn bè ở Hà Nội, nhưng khi gặp lại nhau trong kháng chiến, hai nhân vật Hoàng và Độ đã có những cách nhìn khác nhau về cuộc sống, con người và nhân dân trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Hoàng, văn sĩ có cái nhìn đầy phiến diện về những người nông dân nghèo và phong trào cách mạng của dân tộc, chỉ nhìn thấy những khuyết điểm bên ngoài và không nhìn thấy sự đẹp đẽ bên trong của nhân dân. Trái lại, Độ hiểu rằng để cuộc kháng chiến có thể bền vững và mang đến thắng lợi thì ngoài tài lãnh đạo của Bác còn có sự đóng góp và hy sinh từ những người nông dân nghèo mà Hoàng đã xem thường. Anh chỉ trích Hoàng rằng nếu “vẫn giữ đôi mắt ấy để nhìn đời thì càng đi nhiều, càng quan sát lắm, người ta chỉ càng thêm chua chát và chán nản”.

Không riêng gì trong hoàn cảnh chiến tranh, mà bất cứ thời nào, “đôi mắt” cũng có ý nghĩa sống còn đối với người cầm bút. Nhà văn muốn có tác phẩm hay, tác phẩm lớn xứng đáng với thời đại của mình thì phải đi cùng nhân dân, hòa chung cuộc sống của dân tộc; phải có cách nhìn đời, nhìn người sao cho chân thật, sáng suốt, tinh anh. Cho nên “đôi mắt” chính là gốc rễ của nghệ thuật chân chính.

Tác phẩm không chỉ là tuyên ngôn nghệ thuật đầy tinh tế mà còn góp phần khẳng định vị trí vững chắc của Nam Cao trên văn đàn Việt Nam dù có đứng trước bao nhiêu biến động của dòng chảy thời cuộc.

Xem thêm: Nỗi đau và hạnh phúc qua ngòi bút Nam Cao

Đọc thêm

Nhiều đoạn văn, câu văn của Nam Cao trong các tác phẩm đã trở thành những câu nói nổi tiếng, ẩn chứa những chiêm nghiệm, triết lý sâu sắc về cuộc đời.

11 câu văn đầy tính chiêm nghiệm của Nam Cao có thể vận dụng vào nhiều dạng bài lý luận văn học
0 Bình luận

Nhà văn Nam Cao nổi tiếng là cây bút hiện thực tài giỏi, đặc trưng bởi giọng văn sắc lạnh. Do đó, những trang văn của ông phần nhiều đều đề cập đến cái chết. Không chết vì đói, vì nghèo thì chết về tinh thần...

Bàn về những cái chết trong truyện ngắn của nhà văn Nam Cao
0 Bình luận

Nam Cao là nhà văn hiện thực lớn, có tư tưởng và tâm hồn lớn, có tầm nhìn xa rộng và tài năng lớn, có đóng góp quan trọng trong tiến trình phát triển của văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX.

Nam Cao và những câu văn 'càng đọc càng thấm'
0 Bình luận


Bài mới

Gợi ý 10 mẫu mở bài Chí Phèo thức tỉnh, mời bạn cùng tham khảo!

Trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, quá trình thức tỉnh của Chí Phèo chính là đoạn thể hiện rõ nét giá trị nhân đạo và ý nghĩa nhân văn. Hãy cùng tham khảo 10 mở bài cho phân đoạn này nhé.

Bắt trend nghị luận xã hội về 'lối sống thư giãn'

Lối sống thư giãn "Chill guy" đang là cụm từ được tìm kiếm rất nhiều trên mạng xã, hãy cùng tham khảo một bài NLXH về lối sống này nhé!

LLVH: 'Đọc thơ, cảm được âm điệu, xem như đã nhập được vào cái hồn thơ...'

Bằng những hiểu biết về Thơ mới đã được học hãy bình luận ý kiến: "Đọc thơ, cảm được âm điệu...".

Hé lộ cách chuyển ý mượt mà trong bài NLXH

Nếu bạn chưa biết cách chuyển ý từ đoạn văn này sang đoạn văn khác thì đừng bỏ qua bài viết này nhé. Lưu ngay lại để vận dụng!

Gợi ý viết nghị luận văn học 200 chữ về thơ

Nghị luận văn học 200 chữ về thơ không khó viết, song bạn cần phải biết được phương pháp để có bài viết chuẩn chỉ và hấp dẫn nhất. Hãy cùng tham khảo nhé!

Chí Phèo và bi kịch khi bị cự tuyệt quyền làm người

Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người đó là sự mâu thuẫn giữa khát vọng quay trở lại làm một con người, khát khao được đối xử như một con người nhưng không được của Chí Phèo.

Cuộc đời Lão Hạc chồng chất bi kịch: Bi kịch làm cha và bi kịch làm người

Phân tích truyện ngắn Lão Hạc để làm rõ nhận định: Cuộc đời lão Hạc chồng chất những bi kịch: bi kịch làm cha và bi kịch làm người.

10 cách kết bài cho mọi đề NLXH của HSG

Viết kết bài trở nên đơn giản hơn nếu bạn biết vận dụng những cách làm dưới đây. Cùng tham khảo nhé!

Gợi ý kết bài cho mọi dạng so sánh hai tác phẩm văn học

Nếu bạn còn đang loay hoay không biết kết bài cho dạng đề so sánh như thế nào thì đừng bỏ qua bài viết gợi ý dưới đây nhé!

Gợi ý cách trả lời câu hỏi đọc hiểu để đạt điểm tối đa

Đọc hiểu là phần kiến thức quan trọng giúp các bạn học sinh dễ dàng "ăn điểm". Tuy nhiên, để trả lời chính xác cũng cần có phương pháp khoa học.

Gợi ý cách từng đoạn trong bài văn phân tích

Nếu bạn đang loay hoay không biết viết bài văn phân tích thế nào thì đây sẽ là gợi ý hữu ích dành cho bạn.

Gợi ý 7 mở bài áp dụng cho lý luận văn học

Hãy cùng tham khảo 7 mở bài dưới đây để đúc rút ra kinh nghiệm, kỹ năng cho chính bản thân mình khi viết mở bài lý luận văn học nhé!

Khi 'triết lý sống' của các quốc gia đi vào NLXH

Bạn biết không, mỗi quốc gia trên thế giới sẽ có những triết lý sống độc đáo, mang ý nghĩa đặc biệt riêng. Hãy cùng tìm hiểu để áp dụng cho bài NLXH của mình nhé.

Ưu điểm và nhược điểm của các nhân vật trong văn chương

Nhân vật văn chương thường phản ánh sâu sắc tính cách nhân loại. Vậy nên các nhân vật được xây dựng với nhiều nét ưu - nhược để phù hợp với hoàn cảnh, thời đại.

Tóm tắt quá trình thức tỉnh của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên

Quá trình thức tỉnh của Chí Phèo là nội dung được khắc họa rõ nét nhất, phản ánh tội ác của xã hội phong kiến xưa. Qua đó thể hiện ý nghĩa nhân văn sâu sắc về khát vọng sống tốt đẹp của con người.

Phân tích nhân vật Thị Nở để làm rõ quan điểm 'công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...'

Giải thích ý kiến: "Công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...". Hãy phân tích nhân vật Thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao để làm rõ ý kiến trên. 

Đề xuất