Bàn về "Tướng về hưu": Nỗi bi kịch của những con người cô đơn

“Tướng Về Hưu”  của Nguyễn Huy Thiệp hiện lên với cái bi kịch cá nhân mà trong đó là hình dạng của những con người cô đơn và hình tượng những con người bị cô đơn.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Từ thời chiến tranh lửa đạn đến thời kì hòa bình, liệu vật chất có phải là “chất xúc tác” tạo nên những nỗi bi kịch? Không, không phải nỗi bi kịch về miếng cơm manh áo, không phải là bi kịch về cái đói, cái nghèo đè nặng lên đôi vai con người, cũng không phải là bi kịch về cái đói cái nghèo đè nặng lên đôi vai con người, không thấy cái đói khổ, thiếu thốn về vật chất như những gia đình khác. “Tướng Về Hưu”  của Nguyễn Huy Thiệp hiện lên với cái bi kịch cá nhân mà trong đó là hình dạng của những con người cô đơn và hình tượng những con người bị cô đơn. Khi mà mỗi con người đều mang trong mình thế giới riêng, mà chẳng có thế giới nào tiềm tàng sức sống.

Nguyễn Huy Thiệp - Người mà được cho là một “hiện tượng độc đáo của văn đàn” Mà như cách của nhà văn Trung Trung Đỉnh nói: “Tôi có thể khẳng định rằng, trong số các nhà văn đương đại, khi đó, ông là người có tư tưởng nhất”. Và không phải đơn thuần mà Nguyễn Huy Thiệp được mệnh danh là hiện thân cho cái “hiện tượng độc đáo của văn đàn” ấy. Chính nhờ cách lượm lặt các chất liệu khai thác, mổ xẻ chúng bằng bút pháp độc đáo,… Có thể nói những tác phẩm của ông như một quả bom nổ chậm. Càng đọc càng thấm thía để rồi bùng lên trong lòng bạn đọc một cách thật chấn động. Cũng nói về Nguyễn huy Thiệp, nhà phê bình bùi Việt Thắng có đôi lời:  Nguyễn huy Thiệp chăm chỉ, nhấn mạnh vào những cái bất bình thường trở nên bình thường, và cái bình thường được nhìn như bất bình thường”. Cũng chính nhờ cái độc đáo trong cách mổ xẻ đời sống, cách viết về cái ác, những sự phát hiện vô đạo từ cấp bậc xã hội cho tới gia đình. Mà trong đó, Nguyễn Huy Thiệp đã gây dựng nên “Tướng Về Hưu” với “Con người cũ cô độc trong thời đại mới”. Qua đó đồng thời gửi gắm những quan niệm sâu sắc của ông về cuộc đời. 

Bước vào những trang văn sau thời kì 1975. Thời kì mà được gọi tên là “Văn học đổi mới”. Thì cái mới ấy, Nguyễn Huy Thiệp đã khắc hoạ một cách rõ nét trong “Tướng Về Hưu”. Khi mà con người sau 1975 luôn mang một nỗi cô đơn về tinh thần. Nhưng đâu chỉ là lạc lõng không đâu. Thứ bi kịch ấy cũng có cấp bậc của nó: bi kịch cô đơn và bi kịch bị cô đơn. Và mở đầu cái chuỗi cô đơn, lạc lõng, trống không ấy chính là cách mà “hiện tượng độc đáo của văn đàn” xây dựng nên nhân vật ông Thuấn - một góc khuất của con người bị cô đơn.

ban-ve-tuong-ve-huu-noi-bi-kich-cua-nhung-con-nguoi-co-don-0
Bìa sách "Tướng về hưu" của Nguyễn Huy Thiệp

Là một tướng về hưu: dân làng nể phục, con cái kính trọng, mà nói như anh con trai Thuần thì : “Cha tôi cũng là hình ảnh của niềm vinh dự, tự hào, cả ở trong họ, trong làng,  tên tuổi của cha tôi cũng được mọi người ngưỡng vọng”. Còn cô con dâu Thuỷ cũng khẳng định “Cha là tướng, về hưu cha vẫn là tướng”. Ấy vậy mà khi trở về giữa đời thường, văn minh công nghiệp mở ra, lối sống thực dụng như một cơn gió tràn vào tận hang cùng ngõ hẹp. Khi mà “Ánh hào quang chỉ còn là ánh hồi quang”, nó khiến ông chẳng có cách nào thích ứng được. Ông không hiểu các con ông, các cháu ông, không hiểu được đời sống diễn ra thản nhiên xung quanh, càng không hiểu được cô con dâu thực dụng cùng những việc mất nhân tính ấy. Cái cảm giác lạc loài, trống rỗng ấy khiến ông không thể hiểu nổi, vị tướng ấy giờ đây chỉ biết khóc, quyết liệt hơn cả là “cầm phích đá ném bào đàn chó Béc - giê”. Để rồi cất lên một tiếng than thống thiết “Sao tôi cứ mãi lạc loài”.

Nỗi bi kịch đau đớn ấy hiện lên như một thực thể sống, minh chứng cho sự mâu thuẫn giữa lý tưởng cao đẹp của một thời với cái sự thật trần trụi của một thời đại mới. Từ người lính trong chiến tranh trở về với cuộc sống đời thường, cứ tưởng chỉ là một sự chuyển biến về hoàn cảnh sống, nhưng thật ra chính là những đợt co giật liên hồi. Giữa một thế giới xấu xí, méo mó về nhân hình lẫn nhân tính đã khiến cho một vị tướng như ông Thuấn đây cũng phải hoang mang, choáng ngợp. 

Từ một vị tướng về hưu, ông Thuấn rơi một cách tự do vào cái trạng thái thất vọng, phẫn uất, đau khổ đến cùng cực khi phát hiện ra ông chẳng có khả năng cải tạo những gì mà ông cho là không thể chấp nhận. Vì lẽ đó mà cái chết của ông, nói thực chất chính là cuộc đào tẩu khỏi những bức tượng vô hình khiến ông cảm thấy lạc lõng, xa lạ. Đâu riêng gì ông Thuấn, ngay cả một người không có bước nhảy vọt từ thời lửa đạn sang thời đại bình:  Thuần - con trai của ông Thuấn cũng phải chịu bi kịch cô đơn khi sống ở thời đại mình. Dẫu rằng có vợ và hai cô con gái, hai vợ chồng có đầy đủ công ăn việc làm, một cuộc sống gọi là đầy đủ nếu không muốn nói là sung túc, đủ đầy nhờ sự tính toán của cô vợ Thuỷ, ấy vậy mà anh vẫn cô đơn trong lạc - loài. “Tôi cô đơn quá, các con của tôi cô đơn, cả đám đánh bạc, cả cha tôi nữa…”

Một mình gánh vác gia đình, một mình mang lên trách nhiệm chẳng có ai chia sẻ. Một người vợ mà chồng chỉ suốt ngày nghiên cứu điện phân, một người phụ nữ thành công mà lại thiếu vắng đi sự quan tâm của chồng, không phải vô tình mà nhân vật Thuỷ - vợ Thuần cũng trượt ngã không phanh rơi vào cái hố của bi kịch cô đơn lạc loài. Chính vì sống trong một gia đòn mà sự lãng mạng vốn có cũng trở thành xa xỉ, đã khiến chị chẳng thể kìm được mà ngã lòng trước một người đàn ông “làm ở xí nghiệp nước mát nhưng lại thích làm thơ”. Để rồi tỉnh táo lại thì chỉ là những giọt nước mắt cùng mỗi ân hận, đau đớn với chồng con. Nỗi cô đơn đày đọa con người đến bẹo hình bẹo dạng như thế. Và trong “Tướng về hưu”. Bi kịch ấy chẳng bỏ rơi một ai, bao gồm nhân vật bà Thuấn - vợ ông Thuấn, mẹ Thuần. Vừa đau đớn mà lại éo le, thời trẻ, cái thời mà còn minh mẫn thì phải chịu nỗi cô đơn vò võ nuôi con chờ chồng. Ấy mà khi chồng trở về tưởng chừng như có thể sum họp, đoàn tụ thì bản than đã già, đã lẫn. Đã sống một đời thầm lặng - mà chết lại khổ sở nhọc nhằn.

Không riêng gì ông Thuấn, sống trong “bầu không khí vô trùng” để rồi quay trở về xã hội với những sự thật trần trụi của thời đại mới đã khiến ông trở nên hoang mang, lạc loài. Mà ngay cả những người đã, đang sống trong xã hội hiện đại ấy cũng phải chịu nỗi bi kịch cô đơn. Một khối cô đơn khổng lồ đè nặng lên tâm hồn những con người ấy. Hay nói như giáo sư Phùng Văn Tửu: “Tướng về hưu đã đem đến cho văn học Việt Nam một làn gió lạ, đó là cái cô đơn”.

Một tác phẩm chân chính, bao giờ cũng đọng lại trong  người đọc những quan niệm, tư tưởng sâu sắc. Và với việc bất chấp “ngập trong bùn, sục tung lên”. Nguyễn Huy Thiệp đã đi tìm trong những cái nhếch nhác, nham nhở, đồi bại xấu xa để giúp người đọc hiểu thấu bản chất cuộc sống. Và với “Tướng về hưu”, bằng cách khắc hoạ các nhân vật trong tương quan với cái bi kịch cô đơn ấy bằng cách lựa chọn điểm nhìn bên trong độc đáo, trần thuật bằng ngôi thứ nhất cũng như cách lựa chọn, sử dụng ngôn ngữ một cách sắc sảo, chính xác. Nguyễn Huy Thiệp đã không ngần ngại mà phơi bày trước mắt bạn đọc cái thực trạng nhức nhối ở một xã hội mà trong đó, con người đang bị tha hoá, bị xuống cấp, bị giẫm đạp về đạo đức, nhân phẩm một cách trầm trọng. Một xã hội nơi mà người với người bắt tay nhau cũng chỉ vì toan tính thực dụng. Một xã hội mà ngay cả những thứ tình cảm thiêng liêng nhất cũng được cân - đo - đong - đếm, cũng bị chi phối bởi vật chất, bởi đồng tiền. Qua đó mà rung lên một hồi chuông cảnh tỉnh, thức tỉnh lương tâm đang dần bị ăn mòn bởi hai chữ “vật chất”, hướng con người tới một cuộc sống tốt đẹp hơn. Nói như nhà phê bình Vũ Đức Phúc: “Thực trạng xã hội thể hiện qua thái độ lạnh lùng của nhà văn như một liều thuốc đắng thức tỉnh con người”.

Có phải bom đại chinh chiến đã đi qua, thời bình đến. Nhưng thật sự trong thời bình, liệu có cái “bình” hay không? Liệu khi đối diện với sự biến đổi đầy khắc nghiệt, con người ta sẽ như thế nào? Và “Tướng về hưu” của Nguyễn Huy Thiệp như một câu trả lời, một lời cảnh tỉnh, thông qua cách khắc hoạ nỗi bi kịch cô đơn của những con người trong một xã hội thu nhỏ hiện lên qua tác phẩm. Đã vẽ ra một thế giới “Rubik đa diện” mà ở đó là một thế giới mà chúng ta chưa từng gỡ, chưa từng gặp.

(Bảo Ngọc - THPT Chuyên Hà Tĩnh)

Xem thêm: Lý luận văn học: "Văn chương cũng có lửa..."

Đọc thêm

Văn học Việt Nam có cả một kho "bí kíp thả thính" được sáng tác bởi các ông hoàng, bà chúa thơ tình như Xuân Quỳnh, Xuân Diệu, Nguyễn Bính...

Tuyển tập những câu tỏ tình bất hủ trong văn chương
0 Bình luận

Những trích dẫn văn chương của nhà thơ Xuân Diệu dưới đây chắc chắn sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc sáng tạo nên một bài văn chất lượng.

Ôn thi tốt nghiệp THPT: Top 10 quan điểm đặc biệt về văn chương của Xuân Diệu
0 Bình luận

Bàn về văn học, nhà phê bình Chu Văn Sơn từng quan niệm: “Văn chương xét đến cùng là sự cất tiếng của lòng hiếu sinh” (Dẫn theo: Nguyễn Thanh Tâm, “Văn chương là sự cất tiếng của lòng hiếu sinh”, báo văn nghệ Thái Nguyên, 1/5/2020). Bằng hiểu biết văn học của mình, anh (chị) hãy bình luận về ý kiến trên.

Lý luận văn học: 'Văn chương là sự cất lời của lòng hiếu sinh...'
0 Bình luận


Bài mới

Gợi ý 10 mẫu mở bài Chí Phèo thức tỉnh, mời bạn cùng tham khảo!

Trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, quá trình thức tỉnh của Chí Phèo chính là đoạn thể hiện rõ nét giá trị nhân đạo và ý nghĩa nhân văn. Hãy cùng tham khảo 10 mở bài cho phân đoạn này nhé.

Bắt trend nghị luận xã hội về 'lối sống thư giãn'

Lối sống thư giãn "Chill guy" đang là cụm từ được tìm kiếm rất nhiều trên mạng xã, hãy cùng tham khảo một bài NLXH về lối sống này nhé!

LLVH: 'Đọc thơ, cảm được âm điệu, xem như đã nhập được vào cái hồn thơ...'

Bằng những hiểu biết về Thơ mới đã được học hãy bình luận ý kiến: "Đọc thơ, cảm được âm điệu...".

Hé lộ cách chuyển ý mượt mà trong bài NLXH

Nếu bạn chưa biết cách chuyển ý từ đoạn văn này sang đoạn văn khác thì đừng bỏ qua bài viết này nhé. Lưu ngay lại để vận dụng!

Gợi ý viết nghị luận văn học 200 chữ về thơ

Nghị luận văn học 200 chữ về thơ không khó viết, song bạn cần phải biết được phương pháp để có bài viết chuẩn chỉ và hấp dẫn nhất. Hãy cùng tham khảo nhé!

Chí Phèo và bi kịch khi bị cự tuyệt quyền làm người

Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người đó là sự mâu thuẫn giữa khát vọng quay trở lại làm một con người, khát khao được đối xử như một con người nhưng không được của Chí Phèo.

Cuộc đời Lão Hạc chồng chất bi kịch: Bi kịch làm cha và bi kịch làm người

Phân tích truyện ngắn Lão Hạc để làm rõ nhận định: Cuộc đời lão Hạc chồng chất những bi kịch: bi kịch làm cha và bi kịch làm người.

10 cách kết bài cho mọi đề NLXH của HSG

Viết kết bài trở nên đơn giản hơn nếu bạn biết vận dụng những cách làm dưới đây. Cùng tham khảo nhé!

Gợi ý kết bài cho mọi dạng so sánh hai tác phẩm văn học

Nếu bạn còn đang loay hoay không biết kết bài cho dạng đề so sánh như thế nào thì đừng bỏ qua bài viết gợi ý dưới đây nhé!

Gợi ý cách trả lời câu hỏi đọc hiểu để đạt điểm tối đa

Đọc hiểu là phần kiến thức quan trọng giúp các bạn học sinh dễ dàng "ăn điểm". Tuy nhiên, để trả lời chính xác cũng cần có phương pháp khoa học.

Gợi ý cách từng đoạn trong bài văn phân tích

Nếu bạn đang loay hoay không biết viết bài văn phân tích thế nào thì đây sẽ là gợi ý hữu ích dành cho bạn.

Gợi ý 7 mở bài áp dụng cho lý luận văn học

Hãy cùng tham khảo 7 mở bài dưới đây để đúc rút ra kinh nghiệm, kỹ năng cho chính bản thân mình khi viết mở bài lý luận văn học nhé!

Khi 'triết lý sống' của các quốc gia đi vào NLXH

Bạn biết không, mỗi quốc gia trên thế giới sẽ có những triết lý sống độc đáo, mang ý nghĩa đặc biệt riêng. Hãy cùng tìm hiểu để áp dụng cho bài NLXH của mình nhé.

Ưu điểm và nhược điểm của các nhân vật trong văn chương

Nhân vật văn chương thường phản ánh sâu sắc tính cách nhân loại. Vậy nên các nhân vật được xây dựng với nhiều nét ưu - nhược để phù hợp với hoàn cảnh, thời đại.

Tóm tắt quá trình thức tỉnh của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên

Quá trình thức tỉnh của Chí Phèo là nội dung được khắc họa rõ nét nhất, phản ánh tội ác của xã hội phong kiến xưa. Qua đó thể hiện ý nghĩa nhân văn sâu sắc về khát vọng sống tốt đẹp của con người.

Phân tích nhân vật Thị Nở để làm rõ quan điểm 'công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...'

Giải thích ý kiến: "Công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...". Hãy phân tích nhân vật Thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao để làm rõ ý kiến trên. 

Đề xuất