Vợ cả vợ lẽ - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Ở với nhau nhiều năm nhưng vợ chồng ông An không có nổi một mụn con cho đến khi rước người vợ lẽ về, gia đình mới rộn ràng tiếng cười trẻ thơ.

Vợ cả vợ lẽ - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Ở với nhau nhiều năm nhưng vợ chồng ông An không có nổi một mụn con cho đến khi rước người vợ lẽ về, gia đình mới rộn ràng tiếng cười trẻ thơ.

Ông An là người miền xuôi lên đây lập nghiệp. Hai ông bà tuổi ngoài tứ tuần nhưng chẳng con cái gì. Căn nhà gỗ 3 gian lúc nào cũng vắng vẻ, đìu hiu. Ông không phải con một nên áp lực chuyện nối dõi tông đường cũng không lớn lắm. Nhưng dù thế lòng ông An vẫn buồn, so với mọi người trong làng bản, ông bà thuộc dạng có của ăn của để, chỉ thiếu đúng một thứ là tiếng cười trẻ thơ.

Bàn ra ra sao chỉ có người trong nhà biết. Mọi người xung quanh chỉ biết đùng một cái, bà về quê hỏi vợ lẽ cho ông. Được dăm bữa nửa tháng, bà dẫn lên một cô tên Lài, dáng vẻ nạ dòng, cũng chạc tuổi băm, da thịt đỏ au, đúng chất gái nhà quê. Cô về làm vợ lẽ đầu năm, cuối năm đã có tin vui. Gia đình ông An đầm ấm hẳn lên, trong nhà không khí hòa thuận lắm.

Có hôm tôi đi lấy củi qua nương chè nhà ông An, thấy ba vợ chồng hái chè, cười nói râm ran. Mãi cũng đến ngày cô vợ lẽ “khai hoa nở nhụy”, cô con gái đầu lòng được cả nhà cưng chiều chờ đón, nhất là bà cả. Bà giành đảm nhiệm việc nuôi con, chăm bắm bú mớm. Liền tù tì trong mấy năm, cô vợ lẽ sinh được 4 nhóc, 2 trai 2 gái. Trong nhà không khí náo nức vui vẻ hẳn, lúc nào cũng tràn ngập tiếng trẻ con nô đùa chí chóe. Bà cả là người nắm kinh tế gia đình, tay hòm chìa khóa, nuôi dạy 4 đứa con. Bà lẽ chỉ biết ăn no vác nặng, việc đồng áng nương rẫy đều đến tay.

Tôi vẫn nhớ hình ảnh buổi trưa hè nọ, bà vợ cả nằm vũng, hai đứa con hai bên, không đứa nào chịu theo người vợ lẽ. Khi đó tôi cũng tầm độ mười mấy tuổi nên cũng đã biết nhận thức một số chuyện.

Gia đình ông An không phải cán bộ công chức, chỉ làm nông, có tý vốn liếng từ thời các cụ để lại. Nhưng miệng ăn núi lở, nhà 7 người giữa thời bao cấp đâu phải chuyện đơn giản. Những đứa trẻ dần lớn, trong nhà thay vì tiếng cười người ta lại nghe thấy tiếng chì chiếc, móc máy nhau.

Một thời gian sau, người ta thấy ông An cho bà Lài ra ở riêng. Ông dựng cho bà một căn nhà lá nhỏ sau vườn. Các con không đứa nào đi theo mẹ ruột, chúng nó đều sùng bái mẹ cả, thế mới lạ.

Sau này chúng nó lớn lên, dựng vợ gả chồng đều do một tay bà cả lo toan hết. Các con ra riêng hết, 3 ông bà vẫn ở trong hai căn nhà, cách nhau một khoảng khá gần, dĩ nhiên ông An ở với bà cả. Ông An với bà cả có tiết kiệm lại chút tiền nên tuổi già cũng đỡ vất vả. Còn bà Lài, bản tính nhu mì, chịu khó đến khi về già vẫn cọc cạch nghề làm bánh để kiếm kế sinh nhai. Sáng nào bà cũng bưng thúng bánh đi bán rong, bánh bà làm ngon nên cũng khá đắt hàng. Giờ bà cũng có tuổi, không được tinh nhanh nữa, lâu lâu bà mới làm một mẻ bánh để bạn, gọi là để nhớ nghề thôi. Các con lớn rồi, có kinh tế nên cũng giúp đỡ thêm.

Trong làng ai cũng mong cho bà Lài cuối đời được các con báo hiếu, được hưởng tình gia đình đầm ấm. Vì sao sao chính bà mới là người mang đến tiếng cười, niềm hạnh phúc và cả sự hồi sinh cho gia đình ấy. Những năm tháng hy sinh thầm lặng của bà cũng rất đáng để trân trọng mà, phải không?

Xem thêm: Cô em dâu khéo miệng – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm