“Vua dầu mỏ” Rockefeller dạy con thấm thía: Muốn thành công phải biết “thông minh ngu ngốc”
Tỷ phú Rockefeller không chỉ là một doanh nhân thành đạt mà còn là một người cha mẫu mực, dạy dỗ con rất tốt. Các bậc cha mẹ có học hỏi rất nhiều từ cách dạy con của ông.
John Rockefeller là tỷ phú đầu tiên trên thế giới, là một doanh nhân vĩ đại của nước Mỹ và là “vua dầu mỏ” được thế giới công nhận. Hiện nay, công ty dầu mỏ do ông thành lập vẫn là một trong những công ty dầu mỏ lớn nhất thế giới.
“Vua dầu mỏ” Rockefeller không chỉ giỏi kinh doanh mà còn rất giỏi trong việc quản lý gia đình. Ông luôn chú trọng việc dạy dỗ con cái của mình. Bởi ông hiểu rằng, tiền bạc không thể mang lại cho đứa trẻ hạnh phúc suốt đời mà đó là một nhân cách hoàn chỉnh, một trái tim kiên cường và những thói quen sinh hoạt tốt.
Vì thế mà sau hơn 100 năm, gia tộc Rockefeller vẫn là một trong những gia tộc giàu có bậc nhất thế giới. Sở dĩ con cháu của vị tỷ phú này có thể tiếp nối vinh quang và thành công của cho đến ngày nay là nhờ sự giáo dục đúng đắn của gia đình.
Trước khi mất, Rockefeller đã để lại 38 bức thư cho con trai, đọc những lá thư này mọi người sẽ thấy được tư duy vĩ đại và tầm nhìn xa trông rộng của ông. Đặc biệt là những bậc làm cha làm mẹ sẽ rút ra được nhiều bài học trong quá trình nuôi dạy con cái của mình.
Ví như trong bức thư thứ 14, “vua dầu mỏ” Rockefeller đã dạy con một bài học thấm thía rằng: Nếu muốn thành công, con phải là một người “thông minh ngu ngốc”.
Cụ thể, vị tỷ phú này nói rằng: “Con trai, trên thế giới chỉ có 2 loại thông minh: Những người sử dụng trí thông minh của chính mình, như nghệ sĩ, học giỏi, diễn viên và những người sử dụng trí thông minh của người khác như các nhà quản lý, lãnh đạo.
Trong đó, kiểu người thứ 2 cần một khả năng đặc biệt đó chính là “khả năng chiếm được trái tim của mọi người”. Nhưng nhiều nhà lãnh đạo lại là những “kẻ ngốc thông minh”. Họ nghĩ rằng, để chiếm được trái tim của mọi người, họ phải dựa vào mệnh lệnh từ trên đưa xuống. Điều này là sai lầm, bởi không những không giành được quyền lãnh đạo mà còn làm giảm đi rất nhiều. Bởi mọi người đều nhạy cảm với việc bị coi thường và cũng mất đi động lực làm việc nếu bị coi thường.
Một con lợn có thể trèo cây nếu được khen ngợi mỗi ngày. Những nhà quản lý, lãnh đạo hay những người giỏi chèo lái người khác luôn là những người rộng lượng. Bởi họ hiểu rõ được nghệ thuật tôn trọng và khen ngợi sẽ đem đến những lợi ích gì. Điều này có nghĩa là họ phải cho đi bằng cảm xúc. Những nhà lãnh đạo có cảm xúc sâu sắc chính là những người giành chiến thắng cuối cùng và nhận được nhiều sự tôn trọng từ cấp dưới.
Người không có kiến thức sẽ trở nên vô dụng, nhưng người có kiến thực lại rất dễ trở thành nô lệ của kiến thức. Mọi người cần biết rằng, mọi kiến thức sẽ được huyển hóa thành điện kiến, tạo thành tâm lý bảo thủ một chiều. Và cảm giác “hiểu biết” sẽ làm mất đi hứng thú muốn biết. Không có hứng thú thì động lực tiến về phía trước sẽ mất đi và tất cả những gì chờ đợi ta chỉ còn là nhàm chán mà thôi.\
Còn kiểu người bị chi phối bởi lòng tự trọng và danh dự, sẽ luôn cảm thấy khó khăn khi nói “họ không hiểu” với người khác. Dường như việc xin lời khuyên của người khác là điều đáng xấu hổ, và họ thậm chí còn coi sự thiếu hiểu biết là một tội lỗi.
Trải nghiệm của người giàu luôn có phần bí ẩn. Nếu muốn hiểu họ, thì ngoài cơ hội tiếp xúc cá nhân, việc duy nhất có thể làm chính là đọc tiểu sử và tài liệu họ để lại”.
Xem thêm: Cách dạy con “độc lạ” của gia đình tỷ phú Bill Gates: Sống và sử dụng tiền như một người nghèo!
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận